Khi con người đến độ tuổi trung niên họ mới nhận ra rằng, nửa đời trước họ đều đang làm phép tính cộng, nửa đời sau họ cần thực hiện phép tính trừ.

Chỉ bằng cách không ngừng buông bỏ những gánh nặng trong tâm mới có thể bình tĩnh, an nhiên mà sống. Đến tuổi trung niên cũng hãy học cách từ bỏ những ham muốn lợi ích cá nhân vốn không thuộc về mình, chỉ như thế mới có thể tận hưởng trọn vẹn một kiếp nhân sinh ý nghĩa.

Cổ nhân dạy rằng, đến độ tuổi trung niên nếu muốn có cuộc sống an nhiên và tự tại, mỗi người cần phải nhớ “5 không quá” dưới đây.

Người tới 49 tuổi thực hiện 5 không quá, nửa đời sau ắt an nhiên tự tại-1

Thứ nhất, tránh ăn quá no

Đến tuổi trung niên, sức khỏe được coi là một điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi có sức khỏe tốt thì mới có thể đảm bảo được cuộc sống tốt.

Trong Trung Y chú trọng việc ăn no 70% cùng với sự kết hợp giữa thịt và rau, đó được coi là lượng ăn lý tưởng nhất đối với mỗi con người. Theo tuổi tác, các cơ quan trong cơ thể người dần trở nên thoái hóa, nếu ăn quá nhiều sẽ gây áp lực lên dạ dày.

Với những người ở độ tuổi trung niên, quá trình trao đổi chất sẽ chậm hơn rất nhiều so với những người trẻ tuổi. Do đó, nhiều người ở độ tuổi trung niên thường cảm thấy không quá đói, hầu hết là do họ đã áp dụng chế độ ăn uống chưa thích hợp và không điều độ.

Những người thiếu trách nhiệm đối với sức khỏe của mình thường có một số biểu hiện như: Không ăn sáng, trưa lại ăn rất nhiều, buổi tối lại ăn vặt vô độ…

Con người đến độ tuổi trung niên nên học cách tự kỷ luật bản thân, quản lý sức khỏe một cách hợp lý, đặc biệt là hạn chế ăn đồ lẩu, nướng, các đồ ăn vặt ăn nhanh ven đường (vốn là những đồ ăn nhiều dầu mỡ).

Mỗi người nên quản tốt cái miệng của mình, có tính tự giác cao đối với sức khỏe của bản thân, về các phương diện về sức khỏe khác cũng không nên quá tệ,…

Thứ hai, không lao động không quá sức

Sức lực của mỗi người là có hạn, bên cạnh đó cùng với sự gia tăng của tuổi tác, những người trung niên có xu hướng cảm thấy cơ thể mình kiệt quệ, thường xuyên mệt mỏi.

Họ thường muốn ngủ ngay sau một ngày làm việc vất vả. Thực tế cũng cho thấy rằng, tuổi càng cao thì năng lượng ngày càng hao hụt.

Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, mỗi người đừng làm việc quá sức. Mỗi ngày nên ngủ 8 tiếng, sắp xếp thời gian một cách hợp lý, lao động có chừng mực, làm việc quá sức chỉ có hại cho cơ thể.

Nếu không có sức khỏe thì tất cả những thứ khác cũng chỉ là thủ tục trên giấy tờ mà thôi. 

Người tới 49 tuổi thực hiện 5 không quá, nửa đời sau ắt an nhiên tự tại-2

Thứ ba, không quá lười biếng

Một thời gian trước, một người bạn học cấp 3 bất ngờ gọi điện cho tôi và nói rằng, cô ấy có khả năng bị trầm cảm. Khi đó, tôi đã cười và nói rằng: “Đừng nói đùa, bạn mới có 35 tuổi thôi, làm sao có thể mắc trầm cảm được chứ?”

Thực tế, cũng có thể trong khoảng thời gian đó, bởi một lý do đặc biệt nào đó mà cô ấy phải ở nhà một thời gian, không có việc gì nên sinh ra chán nản và uất ức.

Những lúc như thế, thay vì buồn chán và tuyệt vọng, nhiều người sẽ tìm cho mình một công việc mà bản thân yêu thích, tạo cho mình một thế giới riêng thì sẽ cảm thấy cuộc sống thú vị hơn rất nhiều.

Hầu hết con người chúng ta chỉ là những người bình thường. Và có vẻ nhiều người đã vô tình quên đi một điều quan trọng rằng, để duy trì cuộc sống ổn định và phát triển bản thân, chúng ta cũng cần phải làm việc thật siêng năng, chăm chỉ.

Con người khi đến độ tuổi trung niên cũng là thời điểm mà tiền đồ đang ở giai đoạn tuyệt vời nhất. Khi đó, bạn lại dành thời gian cho những trò vô bổ: Chơi game, lướt web, buôn dưa lê bán dưa chuột… Nếu cứ mải mê làm những việc này, làm sao bạn cảm thấy được sự tươi đẹp và ý nghĩa của cuộc sống?

Con người khi bước sang tuổi trung niên, đừng khiến bản thân trở nên quá lười biếng và an dật. Vì thế, hãy tự tìm cho bản thân những sở thích, trải nghiệm thú vị hoặc thử những việc mà mình chưa từng làm.

Bên cạnh đó, người thông minh sẽ biết làm mọi việc để cuộc sống trở nên phong phú và ý nghĩa hơn, biết tận hưởng từng phút và từng giây.  

Thứ tư, đừng quá tham lam, coi trọng lợi ích

Đến độ tuổi trung niên, con người chớ nên quá tham lam và tranh giành lợi ích, cẩn thận kẻo mất bạn và mất cả người thân. Đừng có kiểu suốt ngày chuyện gì cũng đề cập đến tiền, lợi ích và vật chất cá nhân; cũng đừng có suốt ngày chỉ biết than vãn bản thân hoặc người khác bất tài, vô dụng.

Trong cuộc sống, nếu như quá coi trọng tiền bạc sẽ chỉ khiến cuộc sống thêm nặng nề và buồn phiền. Thực tế cho thấy, nếu năng lượng tiêu cực tích tụ quá nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.

Bước vào tuổi trung niên đã đi quá nửa cuộc đời, hãy coi nhẹ vấn đề tiền bạc. Luôn dùng ánh mắt vui vẻ, lạc quan để nhìn cuộc đời. Đừng hi vọng ai đó có thể mang đến cho bạn sự giàu sang, phú quý.

Những người thực sự giàu có, họ sẽ im lặng và làm nên việc lớn, không cần phải khua chiêng khua trống để mọi người đều biết. Trong cuộc sống, có những lúc nên để mọi việc tùy duyên.

Bên cạnh đó, đến độ tuổi trung niên nên cố gắng nỗ lực hết mình, đừng quá coi trọng lợi ích phù du và cũng đừng quá tham lam tiền bạc.

Thứ năm, đừng quá tức giận

Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, không nên quá câu nệ mọi chuyện. Mỗi khi gặp mâu thuẫn, tốt nhất nên nhẫn nhịn, chịu đựng một chút để tìm lại sự bình thản ở trong tâm.

Người xưa có câu rằng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Cãi vã, xô xát chẳng qua chỉ là thái độ của đối phương mà thôi; nếu như bản thân có thể bình tĩnh để nói chuyện với đối phương thì sẽ là một kết quả hoàn toàn khác.

Chính vì thế, dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, đầu tiên chúng ta phải nhìn vào nội tâm của chính mình, học cách nhẫn nhịn không tức giận. Khi đó, đối phương cũng sẽ thay đổi vị trí, góc nhìn và thấu hiểu được cho khó khăn của bạn.

Những khi tức giận, hầu hết mọi người sẽ khó có thể kiềm chế được tính khí, họ sẽ dễ dàng buông ra những lời nói khó nghe, mang lại năng lượng tiêu cực cho những người xung quanh.

Chỉ những người có năng lực kém cỏi mới dễ dàng mất bình tĩnh, dễ dàng nổi giận. Những người thông minh, tài giỏi sẽ biết quản lý cảm xúc của chính mình, không để tính khí tiêu cực trở thành “vật cản” trên con đường tiến đến thành công.

Tục ngữ có câu rằng: “Người ngốc có cái phúc của người ngốc”. Một số người sống thông minh, khôn khéo cả một đời, hễ có việc gì cũng tính toán được mất, đến lúc già mới nhận ra một điều quan trọng đó là: cả đời tính toán chi li, cuối cùng thấy bản thân chẳng còn gì ngoài tâm hồn nặng nề, u ám.

Thế mới nói, sống ở đời không nhất thiết lúc nào cũng phải rõ ràng trắng đen, tính toán sòng phẳng. Nhiều khi sống “hồ đồ” một chút, đôi khi cũng chính là phúc khí ở đời.

Trong thời đại vật chất lên ngôi như hiện nay, ai cũng có dục vọng và ham muốn riêng. Tuy nhiên, nếu muốn sống một cuộc sống đúng nghĩa, đừng để dục vọng chi phối. Thay vào đó, hãy học cách khắc chế bản thân.

Một khi bản thân phóng túng dục vọng, con người sẽ trở nên tham lam vô độ. Lòng tham này sẽ từng bước nuốt chửng con người bạn.

Ví dụ như nhiều sinh viên khi vừa bước vào cổng trường đại học đã đam mê phù phiếm, vay nợ để theo đuổi vật chất bên ngoài. Số tiền lãi giống như một quả cầu tuyết, càng lăn càng nhiều, đến một mức nào đó có thể đè chết bạn.

Nếu không loại bỏ thói quen xấu kịp thời, đến độ tuổi trung niên bạn chắc chắn sẽ phải trả giá đắt. Do đó, trong bất kỳ tình huống nào, hãy học cách hài lòng với cuộc sống hiện tại, đừng để những lợi ích xa hoa khiến bản thân mờ mắt.

* Thông tin mang tính chất tham khảo

Theo Xe và Thể thao