Cặp song long làm bằng lu, hũ được bố trí hai bên thành cầu Bà Sảng, toạ lạc tại đường Hồ Văn Cống, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Cặp rồng lu không chỉ tạo điểm nhấn chào đón xuân Giáp Thìn 2024, mà hơn hết linh vật này sẽ được bố trí xuyên suốt tại phường Tương Bình Hiệp như là biểu tượng văn hoá quảng bá làng nghề truyền thống của địa phương đến gần hơn với du khách.
Nơi đặt cặp rồng là làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp với truyền thống hơn 300 năm.
Video: Cặp rồng lu "độc lạ Bình Dương"
Với chiều dài 27m, mỗi thân rồng được lắp ghép từ 38 chiếc lu cỡ lớn, các chi tiết đuôi, vảy, chân đến đầu rồng đều được thiết kế từ chất liệu đất sét
Dáng rồng hiện ra trong tư thế bay lượn, miệng tạo hình phun lửa hiện hữu dáng vẻ uy nghiêm, oai hùng.
Dáng rồng hiện ra trong tư thế bay lượn, miệng tạo hình phun lửa hiện hữu dáng vẻ uy nghiêm, oai hùng.
Phần đầu rồng được dựng tinh xảo, rất có hồn.
Tất cả đều sử dụng các sản phẩm tại lò lu Đại Hưng, vốn là cơ sở sản xuất gốm sứ lâu đời với hơn 160 năm tuổi ở địa phương.
Thích thú bởi sự tạo hình độc đáo này mà nhiều người đã không ngớt lời khen ngợi, dùng các mỹ từ như “đệ nhất song long”, “rồng nhà người ta” dành cho cặp rồng lu này.
Nhiều người có dịp ngang qua khu vực cũng dừng xe bên đường để ghi lại khoảnh khắc đẹp bên đôi rồng.
Theo ông Tân, người dân sống gần khu vực cho biết: “Từ khi cặp rồng dựng lên nơi đây bỗng đông đúc, nhộn nhịp hơn hẳn”.
Tất cả các chi tiết tạo hình rồng đều được bàn tay nghệ nhân thiết kế tỉ mỉ, chăm chút để đường nét đôi rồng được sắc sảo.
Để chế tác thành công các nghệ nhân đã mất 6 tháng từ lúc lên ý tưởng, thực hiện đến khi hoàn thiện.
Tranh thủ ghé đến để "săn" những bức ảnh “sống ảo” cùng đôi rồng, anh Trương Hoàng Khương (ngụ Bình Dương) cho biết: “Mọi ngày ngang qua đây chỉ là một chiếc cầu bình thường, từ khi đôi rồng lu dựng lên đã tạo sự độc lạ cho khu vực này. Địa điểm này trở thành không gian để mọi người du xuân, chụp ảnh Tết”.
Cặp linh vật rồng không chỉ tạo làn sóng thu hút người dân ở nơi khác đổ về tham quan mà cả những người dân sống tại phường Tương Bình Hiệp cũng thấy lòng rộn ràng pha lẫn sự tự hào vì làng nghề truyền thống.
Cô Lê Phước, ngụ phường Tương Bình Hiệp (bên trái), cho biết: “Tôi rất tự hào khi cặp rồng lu được tạo nên từ gốm sứ đặc trưng của làng nghề truyền thống tại địa phương và các phấn khởi hơn khi tác phẩm được nhiều người khen ngợi, kéo đến tham quan.”
Theo Pháp Luật