Lợi ích của đu đủ

Theo VTC News, đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, loại trái cây phổ biến này cũng có thể trở nên độc hại và gây tử vong nếu ăn chung với một loại thực phẩm.

Đu đủ chứa đầy các chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, chất béo, carbohydrate, vitamin C, A, E, B, khoáng chất và chất chống oxy hóa như alpha và beta-carotene, lutein và zeaxanthin giúp tái tạo tế bào và giảm stress oxy hóa.

Hầu hết các chuyên gia thể hình đều khuyến nghị nên ăn loại trái cây này hàng ngày vì nó có chất xơ và chỉ số đường huyết vừa phải, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Loại trái cây ngọt và giòn này chứa một loại enzyme gọi là papain, giúp chữa lành vết thương và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.

Tuyệt đối không nên ăn đu đủ với thực phẩm này

Khi nấu ăn nếu bạn thêm nước cốt chanh vào món nộm đu đủ, thì nó thực sự có hại nhiều hơn lợi.

Ăn chanh và đu đủ cùng nhau sẽ tạo ra độc tố có thể dẫn đến thiếu máu và mất cân bằng hemoglobin, gây nguy hiểm cho trẻ em cũng như người lớn. Vì vậy, bạn nên tránh sự kết hợp này.

Trung bình một bát đu đủ hoặc 3 lát mỏng là đủ để cung cấp cho cơ thể bạn lượng dinh dưỡng thích hợp, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều loại trái cây này cũng có thể gây hại.

Sự hiện diện của enzyme papain trong đu đủ có thể gây dị ứng như sưng tấy, chóng mặt, nhức đầu, phát ban đối với những người dị ứng với nó.

Không thể phủ nhận đu đủ có thể coi là “thần dược”, bởi vừa tốt cho sức khỏe, vừa có thể chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên với một số người, cần tuyệt đối tránh ăn đu đủ vì cực độc.

Trong 100 g đu đủ chín có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể…Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đu đủ sẽ không hề có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là các tác hại của đu đủ và những đối tượng tuyệt đối không nên ăn.

Nhóm người này không nên ăn đu đủ kẻo hối không kịp-1
Ăn đu đủ đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.

Ai không nên ăn đu đủ?

Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh: Thông tin trên Sức khỏe & Đời sống, đu đủ xanh khi ăn quá nhiều có thể gây sảy thai ngoài ý muốn.

Đu đủ sống có rất nhiều mủ, là nguyên nhân có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung, do đó có thể dẫn đến sảy thai.

Nhưng nếu chỉ ăn một lượng đu đủ vừa phải thì có thể không gây hại gì đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh.

Người mắc bệnh tim: Những người có tình trạng nhịp tim không đều có thể bị trầm trọng hơn tình trạng bệnh nếu ăn đu đủ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đu đủ có chứa một lượng thấp cyanogenic glycoside, một loại axit amin có thể tạo ra hydrogen cyanide trong hệ tiêu hóa của con người.

Mặc dù một lượng nhỏ hợp chất này không có khả năng gây hại cho những người mắc bệnh tim. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì có thể gây hại.

Cyanogenic glycoside có trong đu đủ không chỉ ảnh hưởng đến nhịp tim mà còn có thể cản trở quá trình tổng hợp và chuyển hóa iốt trong cơ thể và gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn ở những người bị suy giáp.

Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở những người ăn quá nhiều đu đủ.

Người bệnh suy gan: Người bệnh suy gan thường xuyên phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị. Đu đủ có tác dụng giúp phục hồi sau các tác động độc hại trên gan và giảm tổn thương cho cơ quan này.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đăng tải trên Healthline cũng đã đề cập rằng, lá đu đủ có thể làm tăng nồng độ men GGT, ALP và bilirubin thường chỉ ra các bệnh gan đang hoạt động do xuất huyết và viêm.

Vì vậy, tốt nhất những người bị suy gan nên tránh hoặc giảm ăn đu đủ. Nếu muốn ăn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Người bị sỏi thận: Đu đủ có rất nhiều vitamin C, trong 100g đu đủ chứa 60,9mg vitamin C. Đây là một chất chống ôxy hóa và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch.

Nhưng nếu bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận canxi oxalat hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người đã mắc bệnh.

Người tiêu hóa kém: Đu đủ là một chất nhuận tràng tuyệt vời và là một nguồn giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể có tác động xấu đến dạ dày.

Lúc này, thay vì điều trị các vấn đề về dạ dày như táo bón và khó tiêu, nó có thể dẫn đến tiêu chảy và đầy hơi.

Người có cơ địa dị ứng: Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo gang tay khi gọt đu đủ.

Vứt vỏ và gang tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng.

Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.

Người bị bệnh loãng máu: Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu.

Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa đu đủ do tính chống đông máu của nó.

Người bị hạ đường huyết: Những người bị hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp nên tránh ăn đu đủ. Bởi ăn quá nhiều có thể dẫn đến các triệu chứng như run rẩy và tim đập nhanh.

Theo Người Đưa Tin