Những bài học được rút ra từ Tây Du Ký 1986: Chân lý cuối cùng khiến ai cũng 'ngã ngửa'

Đằng sau những thước phim về hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký 1986 là những bài học ý nghĩa cho khán giả.

Nhắc đến bộ phim kinh điển Tây Du Ký, khán giả đa phần sẽ nhớ đến những cái tên như: Lục Tiểu Linh Đồng (Tôn Ngộ Không), Mã Đức Hoa (Trư Bát Giới), Diêm Hoài Lễ (Sa Tăng) hay Từ Thiếu Hoa, Trì Trọng Thụy, Uông Việt trong vai Đường Tăng.

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng được xem là biểu tượng của nhân sinh, đại diện cho tinh thần tích cực, trong khi Tôn Ngộ Không đại diện cho sức mạnh và Sa Tăng biểu thị sự chân thành kiên nhẫn. Trái lại, Trư Bát Giới đại diện cho dục vọng và lòng tham của con người.

Sau khi trải qua 81 "kiếp nạn", cuối cùng 4 thầy trò Đường Tăng đã đến được Tây Trúc thỉnh kinh. Trong câu chuyện Tây Du Ký, những quan điểm sau đây nói về kinh nghiệm sống của 4 thầy trò Đường Tăng đã giúp họ lấy được chân kinh và đạt được kết quả khả quan:

Phương hướng rõ ràng

Đường Tăng thường nói: "Bần tăng đến từ đông thổ Đại Đường, đang trên đường đến Tây Thiên thỉnh kinh". Điều này thể hiện rõ sự nhận thức của Đường Tăng về nguồn gốc của mình và hướng đi của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng. Trong cuộc sống cũng vậy, dù làm bất cứ việc gì, chũng ta cũng cần hiểu rõ hướng phát triển của bản thân. Nếu bắt tay vào làm mà không rõ hướng đi cũng như việc cần làm thì luôn rơi vào bế tắc và mông lung.

Những bài học được rút ra từ Tây Du Ký 1986: Chân lý cuối cùng khiến ai cũng ngã ngửa-1
4 thầy trò Đường Tăng trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

Đầy hy vọng

Thầy trò Đường Tăng đã nhiều lần gặp nguy hiểm và thoát chết trong gang tấc trên đường đi lấy kinh sách. Nhưng với niềm tin rằng chỉ cần mình không chết, mình có thể lấy được kinh sách, và tiếp tục tiến về phía trước. Đối với con người, nếu chúng ta không còn hy vọng vào tương lai, thì lấy đâu ra tinh thần chiến đấu cao và lòng say mê, vượt khó, làm sao chúng ta có thể tiến về phía trước.

Không bao giờ bỏ cuộc

4 thầy trò Đường Tăng và Bạch Long Mã cuối cùng đã lấy được kinh sách sau khi kiên định vượt qua 81 kiếp nạn. Nếu họ dễ dàng bỏ cuộc khi gặp bất kỳ khó khăn nào thì coi như đã hoàn toàn thất bại. Đối với mỗi người, ngoài cần có mục tiêu rõ ràng, đừng bao giờ buông xuôi hay bỏ cuộc, hãy kiên định cho đến khi bạn hoàn thành.

Chỉ có tài năng không là chưa đủ

Tôn Ngộ Không dù 72 phép thần thông nhưng lần nào trừng trị yêu quái đều phải nhờ cậy giúp đỡ của thần thánh các phương. Muốn thành công tài năng không là chưa đủ, mưu trí và quan hệ là một phần rất lớn.

Những bài học được rút ra từ Tây Du Ký 1986: Chân lý cuối cùng khiến ai cũng ngã ngửa-2
Nhân vật Tôn Ngộ Không.

Thật thà thường thua thiệt

Sa Tăng thật thà và lúc nào cũng bưng bê khuân vác, bao nhiêu việc nặng đều làm hết. Ý nghĩa: thật thà lúc nào cũng thiệt thòi.

Những bài học được rút ra từ Tây Du Ký 1986: Chân lý cuối cùng khiến ai cũng ngã ngửa-3
Nhân vật Sa Tăng.

Kẻ xu nịnh thường được sung sướng

Bát Giới xu nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ. Kẻ hay nịnh nọt lại hưởng phần sung sướng hơn người.

Những bài học được rút ra từ Tây Du Ký 1986: Chân lý cuối cùng khiến ai cũng ngã ngửa-4
Bát Giới.

Gái xinh toàn do yêu quái biến thành

Trên chặn đường thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng xuất hiện không ít mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành. Tuy vậy, gần như 100% trong số họ đều do yêu quái biến thành. Đơn cử như Bạch Cốt Tinh, Bảy yêu nhền nhện, Ngọc Thố Tinh...

Những bài học được rút ra từ Tây Du Ký 1986: Chân lý cuối cùng khiến ai cũng ngã ngửa-5

Theo Người Đưa Tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://www.doisongphapluat.com/nhung-bai-hoc-duoc-rut-ra-tu-tay-du-ky-1986-chan-ly-cuoi-cung-khien-ai-cung-nga-ngua-a599453.html

Tây du ký 1986

Tin tức mới nhất