Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người đứng đầu nước Mỹ là tìm kiếm những cơ hội mới, hoặc thắt chặt, củng cố các mối quan hệ sẵn có với các quốc gia. Trong hơn 7 năm của hai nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thực hiện hơn 40 chuyến thăm nước ngoài.
Tuy nhiên, mỗi lần công du của tổng thống Mỹ là gồm cả một lực lượng hùng hậu tháp tùng, từ quan chức, chuyên viên, nhân viên an ninh, doanh nghiệp và phóng viên. Chi phí hậu cần cho chuyến thăm thường rất lớn và là chủ đề của những người chỉ trích cách chi tiêu của chính phủ.
Con số gây sốc
Một trong những thông tin gây sốc về chi phí cho chuyến công du của Tổng thống Obama là khi ông công du các nước châu Á 10 ngày hồi tháng 11/2010. Đi cùng ông Obama là khoảng 3.000 người, gồm các nhân viên mật vụ, quan chức chính phủ và những nhà báo.
Press Trust India, một trong những hãng tin lớn nhất Ấn Độ, khi đó dẫn một nguồn tin tham gia vào khâu tổ chức các cuộc họp cấp cao đã tiết lộ chấn động: "Phái đoàn Mỹ tiêu khoảng 200 triệu USD trong một ngày viếng thăm của Tổng thống Mỹ, về các công tác an ninh, ăn ở và những phương diện khác".
Nhiều tờ báo ở Ấn Độ và quốc tế nhanh chóng chia sẻ lại thông tin gây sốc này.
Thượng nghị sĩ Michele Bachmann (đảng Cộng hòa) khi trả lời trên chương trình AC 360 của CNN cho biết chi tiết hơn: "Theo thông tin từ báo chí thì số tiền trên để phục vụ phái đoàn hàng nghìn người đi theo tổng thống, 870 phòng khách sạn ở Ấn Độ, những phòng tiêu chuẩn 5 sao tại khách sạn Taj Mahal Palace và chi phí hoạt động của 34 tàu hải quân đi theo bảo vệ".
Đến năm 2013, khi Tổng thống Obama công du tiểu vùng Sahara ở châu Phi vào cuối tháng 6, báo chí Mỹ cho biết chính phủ lên kế hoạch chi khoảng 100 triệu USD trong một tuần công tác.
Theo trang Huffington Post, đội ngũ hùng hậu bảo vệ ông Obama trong chuyến đi gồm một tàu sân bay, 56 phương tiện bao gồm 14 siêu xe limousine. Các máy bay chiến đấu hoạt động suốt 24 giờ trên không phận Tổng thống Obama có mặt.
Bên cạnh chi phí hậu cần tốn kém, cơ sở hạ tầng và an ninh còn nghèo nàn, năng lực y tế hạn chế tại Senegal, Tanzania và Nam Phi là những nguyên nhân khiến Mỹ huy động nhiều nguồn lực cho chuyến đi của ông Obama.
Washington Times dẫn thông tin từ Liên đoàn người đóng thuế Mỹ (NTUF) cho biết, chi phí vận hành chiếc Air Force One trong năm tài chính 2015 là 206.337 USD/giờ bay. Chỉ riêng chi phí vận hành máy bay chở tổng thống có thể đã tốn vài triệu USD.
Như chuyến bay từ căn cứ Andrew ở ngoại ô Washington đến thủ đô Nairobi, Kenya, cần khoảng 14 giờ bay. Qua đó, chỉ riêng chi phí vận hành Không lực 1 chở ông Obama đến Kenya hồi tháng 7/2015 đã tốn hơn 5 triệu USD.
Theo CNN, dù Nhà Trắng không cung cấp số liệu cụ thể trong những chuyến đi của ông Obama, chi phí từ các lần công du của những tổng thống tiền nhiệm cũng góp phần củng cố về những con số khổng lồ trong mỗi lần công du.
Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO) cho biết tổng thống Bill Clinton khi công du châu Phi năm 1998 chỉ đi cùng 1.300 người và tốn khoảng 3,5 triệu USD/ngày, nếu điều chỉnh theo mức lạm phát đến năm 2010 thì số tiền khoảng 5,2 triệu USD.
Nhà Trắng phủ nhận những con số "phóng đại"
Chính sách của Nhà Trắng là không công bố chi phí về những chuyến công du của Nhà Trắng, viện dẫn lý do an ninh. Người phát ngôn Nhà Trắng cũng phủ nhận con số 200 triệu USD/ngày mà báo chí Ấn Độ công bố, cho rằng số liệu đã bị "phóng đại".
Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush, ông Andrew Card, trả lời trên CNN rằng: "Chúng tôi luôn muốn bảo vệ tổng thống an toàn tại bất kỳ nơi nào mà ông đến. Tôi không tưởng tượng nổi là sẽ tốn đến 200 triệu USD/ngày. Nếu quả thực phải tốn kém như vậy thì chắc chắn các bộ liên quan, như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Mật vụ phải tham vấn rất nghiêm túc với tổng thống. Ông cũng cần phải lưu ý duy trì phái đoàn quy mô càng ít càng tốt".
Tờ Economist chỉ ra là không có bằng chứng cụ thể nào củng cố cho con số khổng lồ này. "Suy nghĩ bình thường nhất cũng sẽ thấy hoài nghi về khoản tiền 200 triệu USD/ngày. Cuộc chiến ở Afghanistan tốn 5,7 tỷ USD/tháng, tức khoảng 190 triệu USD/ngày. Làm sao một chuyến thăm hòa bình lại tốn kém đến vậy", tờ báo của Anh nhận định.
Theo ABC News, người phát ngôn Lầu Năm Góc khi đó là Geoff Morrell cũng bác bỏ các chi phí cao quá mức về chuyến công du châu Á của ông Obama. "Mọi người không nên quá ngạc nhiên về những nhu cầu an ninh để bảo vệ tổng thống", Morrell nói.
Ông cũng nhấn mạnh, "lẽ ra tôi không bắt buộc phải thông tin về kế hoạch an ninh, nhưng tôi muốn bác bỏ thông tin có đến 34 tàu theo bảo vệ tổng thống, tức chiếm hơn 10% số tàu của hải quân. Đây là điều không thể". Hạm đội của hải quân Mỹ hiện có 288 tàu, 147 chiếc đang hoạt động xa căn cứ.
Tương tự, trước những ý kiến chỉ trích về sự tốn kém đối với chuyến công du của Tổng thống Obama đến châu Phi năm 2013, Nhà Trắng cũng không công bố số liệu cụ thể.
"Tôi không cho rằng nước Mỹ sẽ đạt lợi ích khi đứng sang một bên và bỏ qua tiềm năng phát triển chỉ vì chúng ta không muốn tổng thống công du nước ngoài. Không có cách nào gây dấu ấn ngoại giao quan trọng, bảo đảm các lợi ích an ninh và kinh tế hơn là những chuyến công du của tổng thống", đại diện Nhà Trắng phản biện.
Tuy nhiên, mỗi lần công du của tổng thống Mỹ là gồm cả một lực lượng hùng hậu tháp tùng, từ quan chức, chuyên viên, nhân viên an ninh, doanh nghiệp và phóng viên. Chi phí hậu cần cho chuyến thăm thường rất lớn và là chủ đề của những người chỉ trích cách chi tiêu của chính phủ.
Con số gây sốc
Một trong những thông tin gây sốc về chi phí cho chuyến công du của Tổng thống Obama là khi ông công du các nước châu Á 10 ngày hồi tháng 11/2010. Đi cùng ông Obama là khoảng 3.000 người, gồm các nhân viên mật vụ, quan chức chính phủ và những nhà báo.
Press Trust India, một trong những hãng tin lớn nhất Ấn Độ, khi đó dẫn một nguồn tin tham gia vào khâu tổ chức các cuộc họp cấp cao đã tiết lộ chấn động: "Phái đoàn Mỹ tiêu khoảng 200 triệu USD trong một ngày viếng thăm của Tổng thống Mỹ, về các công tác an ninh, ăn ở và những phương diện khác".
Nhiều tờ báo ở Ấn Độ và quốc tế nhanh chóng chia sẻ lại thông tin gây sốc này.
Thượng nghị sĩ Michele Bachmann (đảng Cộng hòa) khi trả lời trên chương trình AC 360 của CNN cho biết chi tiết hơn: "Theo thông tin từ báo chí thì số tiền trên để phục vụ phái đoàn hàng nghìn người đi theo tổng thống, 870 phòng khách sạn ở Ấn Độ, những phòng tiêu chuẩn 5 sao tại khách sạn Taj Mahal Palace và chi phí hoạt động của 34 tàu hải quân đi theo bảo vệ".
Đến năm 2013, khi Tổng thống Obama công du tiểu vùng Sahara ở châu Phi vào cuối tháng 6, báo chí Mỹ cho biết chính phủ lên kế hoạch chi khoảng 100 triệu USD trong một tuần công tác.
Theo trang Huffington Post, đội ngũ hùng hậu bảo vệ ông Obama trong chuyến đi gồm một tàu sân bay, 56 phương tiện bao gồm 14 siêu xe limousine. Các máy bay chiến đấu hoạt động suốt 24 giờ trên không phận Tổng thống Obama có mặt.
Bên cạnh chi phí hậu cần tốn kém, cơ sở hạ tầng và an ninh còn nghèo nàn, năng lực y tế hạn chế tại Senegal, Tanzania và Nam Phi là những nguyên nhân khiến Mỹ huy động nhiều nguồn lực cho chuyến đi của ông Obama.
Washington Times dẫn thông tin từ Liên đoàn người đóng thuế Mỹ (NTUF) cho biết, chi phí vận hành chiếc Air Force One trong năm tài chính 2015 là 206.337 USD/giờ bay. Chỉ riêng chi phí vận hành máy bay chở tổng thống có thể đã tốn vài triệu USD.
Như chuyến bay từ căn cứ Andrew ở ngoại ô Washington đến thủ đô Nairobi, Kenya, cần khoảng 14 giờ bay. Qua đó, chỉ riêng chi phí vận hành Không lực 1 chở ông Obama đến Kenya hồi tháng 7/2015 đã tốn hơn 5 triệu USD.
Theo CNN, dù Nhà Trắng không cung cấp số liệu cụ thể trong những chuyến đi của ông Obama, chi phí từ các lần công du của những tổng thống tiền nhiệm cũng góp phần củng cố về những con số khổng lồ trong mỗi lần công du.
Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO) cho biết tổng thống Bill Clinton khi công du châu Phi năm 1998 chỉ đi cùng 1.300 người và tốn khoảng 3,5 triệu USD/ngày, nếu điều chỉnh theo mức lạm phát đến năm 2010 thì số tiền khoảng 5,2 triệu USD.
Ông Obama thăm Cuba hồi tháng 3. Phái đoàn hùng hậu luôn đi cùng Tổng thống Obama trong những chuyến công du. Ảnh: Reuters
Nhà Trắng phủ nhận những con số "phóng đại"
Chính sách của Nhà Trắng là không công bố chi phí về những chuyến công du của Nhà Trắng, viện dẫn lý do an ninh. Người phát ngôn Nhà Trắng cũng phủ nhận con số 200 triệu USD/ngày mà báo chí Ấn Độ công bố, cho rằng số liệu đã bị "phóng đại".
Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush, ông Andrew Card, trả lời trên CNN rằng: "Chúng tôi luôn muốn bảo vệ tổng thống an toàn tại bất kỳ nơi nào mà ông đến. Tôi không tưởng tượng nổi là sẽ tốn đến 200 triệu USD/ngày. Nếu quả thực phải tốn kém như vậy thì chắc chắn các bộ liên quan, như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Mật vụ phải tham vấn rất nghiêm túc với tổng thống. Ông cũng cần phải lưu ý duy trì phái đoàn quy mô càng ít càng tốt".
Tờ Economist chỉ ra là không có bằng chứng cụ thể nào củng cố cho con số khổng lồ này. "Suy nghĩ bình thường nhất cũng sẽ thấy hoài nghi về khoản tiền 200 triệu USD/ngày. Cuộc chiến ở Afghanistan tốn 5,7 tỷ USD/tháng, tức khoảng 190 triệu USD/ngày. Làm sao một chuyến thăm hòa bình lại tốn kém đến vậy", tờ báo của Anh nhận định.
Theo ABC News, người phát ngôn Lầu Năm Góc khi đó là Geoff Morrell cũng bác bỏ các chi phí cao quá mức về chuyến công du châu Á của ông Obama. "Mọi người không nên quá ngạc nhiên về những nhu cầu an ninh để bảo vệ tổng thống", Morrell nói.
Ông cũng nhấn mạnh, "lẽ ra tôi không bắt buộc phải thông tin về kế hoạch an ninh, nhưng tôi muốn bác bỏ thông tin có đến 34 tàu theo bảo vệ tổng thống, tức chiếm hơn 10% số tàu của hải quân. Đây là điều không thể". Hạm đội của hải quân Mỹ hiện có 288 tàu, 147 chiếc đang hoạt động xa căn cứ.
Tương tự, trước những ý kiến chỉ trích về sự tốn kém đối với chuyến công du của Tổng thống Obama đến châu Phi năm 2013, Nhà Trắng cũng không công bố số liệu cụ thể.
"Tôi không cho rằng nước Mỹ sẽ đạt lợi ích khi đứng sang một bên và bỏ qua tiềm năng phát triển chỉ vì chúng ta không muốn tổng thống công du nước ngoài. Không có cách nào gây dấu ấn ngoại giao quan trọng, bảo đảm các lợi ích an ninh và kinh tế hơn là những chuyến công du của tổng thống", đại diện Nhà Trắng phản biện.
Theo Zing