Bất kính với hoàng gia
Mọi người dân ở Thái đều rất tôn trọng quốc vương và gia đình hoàng gia. Ảnh: DW
Việc thiếu tôn trọng chế độ quân chủ ở Thái Lan là một hành vi phạm tội nghiêm trọng và sẽ bị xét xử pháp lý. Chế độ quân chủ Thái Lan luôn được người dân nước này tôn kính.
Mọi bình luận, hành động hoặc cử chỉ xúc phạm đến hoàng gia đều bị nghiêm cấm - ngay cả với khách du lịch.
Người dân và du khách Thái Lan được kỳ vọng sẽ thể hiện mức độ tôn trọng cao nhất đối với chế độ quân chủ. Lèse-majeste là một tội trong Bộ luật Hình sự Thái Lan và bất kỳ ai (kể cả người nước ngoài) xúc phạm hoàng gia của đất nước có thể phải đối mặt với án tù lên tới 15 năm.
Chạm vào đầu người khác
Ở Thái Lan, việc chạm vào đầu ai đó là không phù hợp về mặt văn hóa và bị coi là rất thiếu tôn trọng. Đầu được coi là bộ phận thiêng liêng nhất của cơ thể. Và việc chạm vào đầu, ngay cả không có ý gì cũng bị coi là vi phạm các chuẩn mực xã hội.
Người Thái tin rằng đầu là trung tâm tinh thần và việc tiếp xúc cơ thể có thể gây khó chịu. Du khách không nên vỗ hay vò tóc người khác, đặc biệt là người lớn tuổi để tránh gây khó chịu, xúc phạm.
Vứt rác bừa bãi ra đường
Việc xả rác bị nghiêm cấm ở Thái Lan. Hành động vứt rác một cách vô trách nhiệm, đặc biệt là ở không gian công cộng, có thể bị phạt tiền và phản ánh kém nhận thức về môi trường.
Chính phủ Thái Lan đã thực hiện các chiến dịch nhằm thúc đẩy sự sạch sẽ, bao gồm cả việc trả lại rác cho khách du lịch. Khách du lịch được khuyến khích tôn trọng điều này bằng cách vứt rác đúng cách vào các thùng rác được chỉ định.
Người có nhu cầu sử dụng máy bay không người lái sẽ phải đăng ký với cơ quan chức năng trước. Ảnh: CAAT
Sử dụng máy bay không người lái trái phép
Người có nhu cầu sử dụng máy bay không người lái sẽ phải đăng ký với Cơ quan hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT). Theo đó, nước này cấm bay máy bay không người lái gần sân bay, đám đông và các khu vực nhạy cảm.
Việc tuân thủ các quy định này là rất quan trọng vì hành vi vi phạm có thể dẫn đến bị phạt tiền hoặc chịu hậu quả pháp lý.
Thể hiện tình cảm nơi công cộng
Ở Thái Lan, người dân tin rằng tình cảm và sự thân mật sẽ phải diễn ra ở nơi riêng tư và chứ không phải chốn công cộng đông đúc. Ngay cả những hành vi nhỏ nhặt như nắm tay cũng là cảnh tượng hiếm thấy ở "xứ sở chùa Vàng".
Trang phục được khuyến khích bao gồm váy hoặc quần dài và áo dài tay là đủ lịch sự khi đến thăm một không gian linh thiêng ở Thái. Ảnh: Thailand Tourism
Không để ý đến trang phục
Thái Lan là quốc gia có nhiều ngôi đền chùa cổ. Và việc ghé thăm những địa điểm linh thiêng này đồng nghĩa với việc phải tuân theo quy định nghiêm ngặt về trang phục.
Việc mặc trang phục để lộ da thịt bị coi là bất lịch sự và những thứ như váy ngắn, áo crop top, quần short, thậm chí cả áo ba lỗ đều được coi là những trang phục không phù hợp.
Trang phục được khuyến khích bao gồm váy hoặc quần dài và áo dài tay là đủ lịch sự khi đến thăm một không gian linh thiêng.
Chạm vào các nhà sư
Nếu coi chùa là không gian thiêng liêng thì các nhà sư chính là người giữ gìn điều đó. Đây là một trong những nhóm người được kính trọng nhất ở Thái Lan và cần được đối xử như vậy, ngay cả khi bản thân du khách không theo văn hóa Thái.
"Wai" là cách chào truyền thống của người Thái. Ảnh: Thailand Travel Gov
Chào người khác bằng cách bắt tay
Bắt tay là hành động phổ biến ở Bắc Mỹ nhưng lại không phổ biến ở Thái Lan. Thay vì bắt tay, du khách sẽ thấy một thứ gọi là "wai", có nghĩa là chắp hai tay lại và hơi cúi đầu.
Lời chào này được đón nhận tốt hơn và phổ biến hơn, vì thể hiện được sự tôn trọng người khác cũng như văn hóa Thái Lan.
Chỉ trỏ người khác
Không có gì lạ khi nói rằng việc chỉ tay là thiếu tôn trọng vì điều này đúng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, ở Thái Lan, việc chỉ tay bằng bất kỳ ngón tay nào vào người khác là một hành vi xấu.
Ở Thái Lan, bàn chân được coi là bộ phận bẩn nhất trên cơ thể, vì vậy việc chỉ tay vào bàn chân là một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Chỉ trỏ là tội nhẹ hơn nhưng vẫn bất lịch sự.
Theo VietNamnet