Khi vụ việc về chú bé 4 tuổi bị rơi xuống chuồng khỉ đột và gây ra cái chết thương tâm cho chú gorilla Harambe chưa lắng xuống, người ta lại đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn liệu xem chú khỉ đột 17 tuổi này có thực sự muốn tấn công cậu bé? Hay Harambe chỉ đang cố gắng bảo vệ và xem liệu cậu có ổn không?
Nhiều người cho rằng, quyết định của nhân viên sở thú thật tàn nhẫn khi đã kết liễu đời Harambe chỉ bằng một phát súng. Có lẽ, câu chuyện cũng đã đủ đau thương cho Harambe và cả những người trong cuộc rồi. Vấn đề liệu có tồn tại tình cảm giữa loài gorrila và trẻ em như tình cảm cha mẹ dành cho con cái hay không cũng không thể chỉ bằng vài lời bình luận là có thể sáng tỏ.
Nhưng ở một góc nào đó, chúng ta cũng đã đôi lần phải thán phục, thậm chí rơi nước mắt vì câu chuyện cảm động hay những hành động ân cần mà loài vật này đối xử với con người.
Năm 1986, chú bé năm tuổi Levin Merritt cũng đã rơi vào một chuồng khỉ đột tại sở thú Jersey, Mỹ. Nằm trên nền xi măng với đầy các vết máu và gần như bất tỉnh hoàn toàn, Levin dường như không nhận thức được chuyện gì đã xảy ra trong khi những người khách tham quan sở thú chỉ biết la hét.
Những tưởng chú bé có thể bị giết bởi đàn khỉ đột to lớn nhưng điều xảy ra đã khiến những người chứng kiến hoàn toàn kinh ngạc. Jambo - chú khỉ đột đầu đàn với phần lưng màu ánh bạc đã trông chừng cậu bé, bảo vệ Levin khỏi ánh mắt tò mò của các thành viên khác trong đàn. Sau khi dùng mũi ngửi dọc người Levin, Jambo đã sử dụng cơ thể của mình để che chắn, ngăn các chú khỉ đột khác tiếp cận.
Một lúc sau, khi Levin tỉnh dậy, cậu bé đã rất hoảng sợ và khóc lớn. Jambo liền chạy đi ngay sau đó. Nhờ có những nhân viên trông coi sở thú đã dũng cảm nhảy vào chuồng khỉ đột, Levin đã được đưa ra ngoài an toàn và không ai bị thương cả.
10 năm sau đó, vào năm 1996, một trường hợp tương tự như vậy lại xảy ra tại vườn thú Brookfield, Chicago khi một em bé 3 tuổi ngã xuống một chuồng khỉ đột.
Ngay khi thấy đứa trẻ rơi xuống, một cô khỉ đột cái trong bầy - Binti Jua, đã bế đứa trẻ lên. Lúc đó, cậu bé 3 tuổi gần như đã bất tỉnh hoàn toàn vì cú rơi từ độ cao 6m. Birin đã ôm cậu bé một cách cẩn thận và đưa tới gần cửa chuồng để các nhân viên có thể cứu đứa bé một cách an toàn.
Nhiều người đã tự hỏi, liệu có chăng tình mẫu tử thiêng liêng giữa Binti và đứa bé, khi cô khỉ đột nghĩ rằng nó như đứa con nhỏ của mình? Trong khoảnh khắc nín thở đó, việc Binti làm đã khiến người ta phải suy nghĩ lại về mối liên hệ giữa động vật và con người.
Và với trường hợp của Harambe, chú khỉ đột mới qua đời tuần qua, đúng hai thập kỷ sau khi vụ việc tại vườn thú Brookfield, người ta lại càng có niềm tin vào việc loài vật gần gũi với con người về mặt di truyền này không muốn làm tổn thương những đứa trẻ.
Harambe không cố ý làm tổn thương đứa nhỏ mà chỉ đang cố gắng canh giữ và bảo vệ đứa bé, đi với một phần tò mò. Những đám đông la hét bên ngoài và cơ thể nặng hơn 180kg của Harambe dường như mới khiến người ta lo sợ, chứ không phải các hành vi của chú khỉ đột đáng thương.
Từ trước tới nay, đã có rất nhiều nhà khoa học dành cả cuộc đời mình trong những cánh rừng Phi châu, sống cùng với bầy tinh tinh, khỉ đột như nhà động vật học David Attenborough, Jane Goodall hay George Schaller. Họ đã sống và nghiên cứu hành vi của những loài vật này để thấy rằng, linh trưởng và con người có mối quan hệ đầy gần gũi, thân thiết.
"Có lẽ, tôi chưa bao giờ trải qua một cái nhìn nào đầy ý nghĩa như vậy khi trao đổi ánh mắt với loài linh trưởng. Đó là điều mà tôi không tìm thấy ở các loài vật khác", David chia sẻ. "Ánh mắt, đôi tai, cơ quan cảm giác, tất cả đều giống với con người".
Đôi khi, chúng ta không cần mất đến hàng chục năm để nghiên cứu xem giữa con người và loài vật liệu thực sự có tồn tại một thứ tình cảm gắn bó. Cảm xúc vốn là thứ mà con người cần trải nghiệm, chứ không phải nghiên cứu.
Và có lẽ, những câu chuyện trên cũng khiến bạn tự có câu trả lời cho mình.
Nhiều người cho rằng, quyết định của nhân viên sở thú thật tàn nhẫn khi đã kết liễu đời Harambe chỉ bằng một phát súng. Có lẽ, câu chuyện cũng đã đủ đau thương cho Harambe và cả những người trong cuộc rồi. Vấn đề liệu có tồn tại tình cảm giữa loài gorrila và trẻ em như tình cảm cha mẹ dành cho con cái hay không cũng không thể chỉ bằng vài lời bình luận là có thể sáng tỏ.
Theo nhiều người có mặt tại đó, Harambe chỉ đang cố gắng bảo vệ cậu bé.
Nhưng ở một góc nào đó, chúng ta cũng đã đôi lần phải thán phục, thậm chí rơi nước mắt vì câu chuyện cảm động hay những hành động ân cần mà loài vật này đối xử với con người.
Năm 1986, chú bé năm tuổi Levin Merritt cũng đã rơi vào một chuồng khỉ đột tại sở thú Jersey, Mỹ. Nằm trên nền xi măng với đầy các vết máu và gần như bất tỉnh hoàn toàn, Levin dường như không nhận thức được chuyện gì đã xảy ra trong khi những người khách tham quan sở thú chỉ biết la hét.
Những tưởng chú bé có thể bị giết bởi đàn khỉ đột to lớn nhưng điều xảy ra đã khiến những người chứng kiến hoàn toàn kinh ngạc. Jambo - chú khỉ đột đầu đàn với phần lưng màu ánh bạc đã trông chừng cậu bé, bảo vệ Levin khỏi ánh mắt tò mò của các thành viên khác trong đàn. Sau khi dùng mũi ngửi dọc người Levin, Jambo đã sử dụng cơ thể của mình để che chắn, ngăn các chú khỉ đột khác tiếp cận.
Một lúc sau, khi Levin tỉnh dậy, cậu bé đã rất hoảng sợ và khóc lớn. Jambo liền chạy đi ngay sau đó. Nhờ có những nhân viên trông coi sở thú đã dũng cảm nhảy vào chuồng khỉ đột, Levin đã được đưa ra ngoài an toàn và không ai bị thương cả.
Chú khỉ đột Jambo đứng trông chừng Levin khi cậu bị ngã xuống chuồng khỉ đột.
10 năm sau đó, vào năm 1996, một trường hợp tương tự như vậy lại xảy ra tại vườn thú Brookfield, Chicago khi một em bé 3 tuổi ngã xuống một chuồng khỉ đột.
Ngay khi thấy đứa trẻ rơi xuống, một cô khỉ đột cái trong bầy - Binti Jua, đã bế đứa trẻ lên. Lúc đó, cậu bé 3 tuổi gần như đã bất tỉnh hoàn toàn vì cú rơi từ độ cao 6m. Birin đã ôm cậu bé một cách cẩn thận và đưa tới gần cửa chuồng để các nhân viên có thể cứu đứa bé một cách an toàn.
Nhiều người đã tự hỏi, liệu có chăng tình mẫu tử thiêng liêng giữa Binti và đứa bé, khi cô khỉ đột nghĩ rằng nó như đứa con nhỏ của mình? Trong khoảnh khắc nín thở đó, việc Binti làm đã khiến người ta phải suy nghĩ lại về mối liên hệ giữa động vật và con người.
Binti đã ôm đứa bé tới gần khu vực cửa chuồng khỉ đột.
Và với trường hợp của Harambe, chú khỉ đột mới qua đời tuần qua, đúng hai thập kỷ sau khi vụ việc tại vườn thú Brookfield, người ta lại càng có niềm tin vào việc loài vật gần gũi với con người về mặt di truyền này không muốn làm tổn thương những đứa trẻ.
Harambe không cố ý làm tổn thương đứa nhỏ mà chỉ đang cố gắng canh giữ và bảo vệ đứa bé, đi với một phần tò mò. Những đám đông la hét bên ngoài và cơ thể nặng hơn 180kg của Harambe dường như mới khiến người ta lo sợ, chứ không phải các hành vi của chú khỉ đột đáng thương.
Từ trước tới nay, đã có rất nhiều nhà khoa học dành cả cuộc đời mình trong những cánh rừng Phi châu, sống cùng với bầy tinh tinh, khỉ đột như nhà động vật học David Attenborough, Jane Goodall hay George Schaller. Họ đã sống và nghiên cứu hành vi của những loài vật này để thấy rằng, linh trưởng và con người có mối quan hệ đầy gần gũi, thân thiết.
Nhà động vật học Jane Goodall dành cả đời mình để nghiên cứu cuộc sống của tinh tinh và các loài linh trưởng tại châu Phi.
"Có lẽ, tôi chưa bao giờ trải qua một cái nhìn nào đầy ý nghĩa như vậy khi trao đổi ánh mắt với loài linh trưởng. Đó là điều mà tôi không tìm thấy ở các loài vật khác", David chia sẻ. "Ánh mắt, đôi tai, cơ quan cảm giác, tất cả đều giống với con người".
Đôi khi, chúng ta không cần mất đến hàng chục năm để nghiên cứu xem giữa con người và loài vật liệu thực sự có tồn tại một thứ tình cảm gắn bó. Cảm xúc vốn là thứ mà con người cần trải nghiệm, chứ không phải nghiên cứu.
Và có lẽ, những câu chuyện trên cũng khiến bạn tự có câu trả lời cho mình.
Theo Trí thức trẻ