Những loại củ mọc mầm tuyệt đối không nên ăn

Với giá thành rẻ, chứa nhiều chất dinh dưỡng, lành tính, từ lâu đỗ lạc, khoai đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn những hạt lạc đã mọc nấm mốc hoặc nảy mầm bởi khi đó trên hạt lạc có rất nhiều vi khuẩn gây độc hại. Theo nghiên cứu cho biết, tính đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều độc tố phát sinh từ hạt lạc đã nảy mầm trong đó phải kể đến nhiều nhất đó là hoàng khúc – đây là sản phẩm của một loại nấm mốc.

Loại nấm mốc này thường phát triển thuận lợi ở điều kiện ẩm thấp (khoảng 85%) và duy trì ở nhiệt độ khoảng từ 30-38 độ C. Nếu động vật hay con người ăn phải những hạt này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, hệ tiêu hóa hoặc nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Một thống kê tại Anh cho biết vào năm 1960 tại miền đông nước này đã có khoảng 10 vạn con gà chết do ăn phải những hạt lạc mọc mầm và nấm mốc. Sau một thời gian các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên khỉ và cho kết luận rằng rất nhiều khỉ đã được chẩn đoán ung thư gan.

Các nhà khoa học khuyến cáo việc ăn những hạt lạc mọc mầm hay nấm mốc hàm lượng chất dinh dưỡng giảm đi rất nhiều và thay vào đó là hàm lượng độc tố tăng cao. Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như tránh được nguy cơ mắc bệnh mọi người nên lựa chọn những loại đậu phộng tươi, hạt mảy, tránh ăn những hạt lạc nép, lạc mốc, lạc đã nảy mầm.

Những loại củ mọc mầm tuyệt đối không nên ăn-1

Bên cạnh ăn lạc nảy mầm thì một số loại củ - quả nảy mầm khác nếu chúng ta ăn phải cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư hay ngộ độc như:

- Khoai tây đã mọc mầm. Đối với những củ khoai tây đã mọc mầm chứa hàm lượng glycoalkaloid rất lớn. Nếu chúng ta ăn phải những củ khoai tây mọc mầm hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại có trong mầm khoai sẽ tấn công hệ thần kinh bằng việc tham gia vào điều tiết acetylcholine – một chất hóa học có khả năng kiểm soát các xung thần kinh. Các bác sỹ khuyến cáo không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm hay những củ khoai tây có màu xanh sậm để đảm bảo sức khỏe.

- Khoai lang mọc mầm. Tương tự như khoai tây, các nhà khoa học cũng khuyến cáo để đảm bảo an toàn mọi người cũng không nên ăn những củ khoai lang đã mọc mầm bởi nguy cơ mắc các bệnh như UT gan hay ung thư dạ dày khi ăn loại củ mọc mầm này là rất lớn.

- Hành, tỏi, gừng, nghệ… đã mọc mầm. Đây là những gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của chúng ta. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tuyệt đối không được ăn những loại gia vị này khi chúng đã mọc mầm hoặc có dấu hiệu héo hay hư hỏng.

Theo Infonet


an toàn thực phẩm món ngon

Tin tức mới nhất