Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) là nhà soạn nhạc người Áo nổi tiếng thế giới, để lại cho kho tàng âm nhạc hơn 600 tác phẩm kinh điển. Ông được xem là nhà soạn nhạc có nhiều đóng góp quan trọng và ảnh hưởng nhiều tới thể loại nhạc cổ điển châu Âu.
Lên 3 tuổi, Mozart đã sớm bộc lộ tài năng chơi đàn piano và lên 6 tuổi, cậu bé Mozart được biết đến như một nhà soạn nhạc nhí.
Mozart sớm bộc lộ tài năng âm nhạc từ năm 3 tuổi.
Chị gái của Mozart từng chia sẻ sau khi em trai qua đời: "Mozart thường dành nhiều giờ trên phím đàn, lựa chọn các quãng 3 mà em ấy ấn tượng sâu sắc nhất và niềm vui của cậu hiện rõ trên khuôn mặt khi các phím đàn tạo tiếng nghe hay hay. Lên 4 tuổi, cha tôi đã bắt đầu dạy Mozart một vài bản nhạc đơn giản.
Em ấy tiếp thu rất nhanh. Với sự mềm mại và chính xác tuyệt vời, Mozart chơi đàn không một lỗi... Năm 5 tuổi, Moart bắt đầu sáng tác những bản nhạc đầu tiên khi chơi với cha và Leopold là người ghi lại".
Ông qua đời khi còn rất trẻ, ở tuổi 35.
>>> Xem thêm: Những thiên tài nổi tiếng đã mang những bí mật này khi sang bên kia thế giới
2. Thần đồng ngôn ngữ William Rowan Hamilton:
William Rowan Hamilton (1805 - 1865) không chỉ là nhà toán học nổi tiếng người Ireland mà còn được biết đến như một thần đồng ngoại ngữ từ khi còn rất nhỏ.
5 tuổi, Hamilton đã sử dụng thành thạo 3 thứ tiếng: Latin, Hy Lạp và Hebrew. Lên 13 tuổi, ông đã nói được 13 thứ tiếng khác nhau.
William Rowan Hamilton, nhà toán học kiêm ngôn ngữ nổi tiếng ở Ireland
Bên cạnh việc thông thạo ngoại ngữ, cậu bé Hamilton còn sớm bộc lộ trí tuệ siêu phàm trong lĩnh vực toán học. 15 tuổi, Hamilton đã bóc lỗi nghiên cứu của nhà toán học nổi tiếng Pháp Pierre Simon trong khi nghiên cứu về công trình của ông.
Hamilton cũng là người phát triển lý thuyết về động lực học và quaternions được sử dụng trong toán học không gian ba chiều.
Năm 1835, nhà toán học vĩ đại William Rowan Hamilton được phong tước Hiệp sĩ ở Ireland.
3. Họa gia vĩ đại nhất thế kỷ 20 Pablo Picasso
Pablo Picasso (1881 - 1973) là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha, được xem là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất lọt top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times của Anh công bố. (theo Wikipedia)
Tài năng hội họa thiên phú của ông sớm được bộc lộ từ thủa thiếu niên. Năm 15 tuổi, tác phẩm vẽ bằng sơn dầu The First Communion (tạm dịch là Buổi hiệp thông đầu tiên) của ông được ra mắt công chúng ở Barcelona đã tạo nên tiếng vang lớn trong giới họa họa thời đó.
Pablo Picasso, thiên tài nghệ thuật nổi tiếng thế kỷ 20
Năm sau đó, tác phẩm Science and Charity (tạm dịch là Khoa học và lòng nhân từ) của ông lại tiếp tục giúp Picasso đạt huy chương vàng trong cuộc thi vẽ tranh nghệ thuật tại Malaga (Tây Ban Nha). Cũng tại triển lãm quốc gia về mỹ thuật ở Madrid năm đó, ông đã góp mặt với vai trò khách mời danh dự.
Picasso cũng là một trong những người đồng sáng lập ra trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.
Năm 1973, thiên tài nghệ thuật Picasso qua đời tại Pháp.
4. Người thông minh nhất thế giới William James Sidis:
Được biết tới là người có chỉ số IQ cao nhất trong lịch sử nhân loại (khoảng 250-300), William James Sidis (1898 - 1944) sở hữu trí tuệ siêu phàm và sớm bộc lộ từ nhỏ.
Lên 7 tuổi, cậu bé Sidis đã thành thạo 8 thứ tiếng, tự phát triển bảng logarit của mình dựa trên con số 12 và tự viết sách. 11 tuổi, Sidis đậu đại học Harvard và trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất ở đây. 16 tuổi, Sidis tốt nghiệp trường đại học danh giá này.
William James Sidis, người có IQ cao nhất trong lịch sử
Tài năng không đợi tuổi khiến Sidis trở thành đề tài săn lùng và khai thác của truyền thông. Sau tuổi thơ miệt mài bên sách vở và được công chúng ngưỡng mộ, ông quyết định sống ẩn dật để có được sự riêng tư khi trưởng thành.
Từ bỏ toán học, Sidis lui về ở ẩn và chuyên viết sách. Năm 1925, cuốn sách về vũ trụ và các hố đen vũ trụ của ông được xuất bản.
Năm 1944, William James Sidis qua đời vì xuất huyết não.
5. "Nữ phù thủy toán học" Ấn Độ, Shakuntala Devi
Shakuntala Devi (1929 - 2013) được mệnh danh là "phù thủy toán học" hay "máy tính sống" của Ấn Độ với khả năng xử lý phép toán đáng kinh ngạc.
Bà cũng được biết tới là người phụ nữ thông minh nhất thế giới và được vinh danh trong Sách kỷ lục Guiness bởi khả năng tính nhẩm siêu phàm khi thực hiện phép nhân giữa 2 chữ số có 13 chữ số bất kì trong 28 giây.
Shakuntala Devi, nữ toán học nổi tiếng của Ấn Độ được biết tới là người phụ nữ thông minh nhất thế giới
Năm 1977, tại Đại học Southern Methodist ở Dallas, Mỹ, bà khai căn bậc 23 của một số có 201 chữ số chỉ 50 giây, nhanh hơn máy tính thời điểm đó là 12 giây.
Khả năng siêu việt của Devi được cha bà phát hiện khi mới lên 3 tuổi, trong lúc chơi bài với con. Lên 5 tuổi, Devi đã có thể giải quyết hầu hết các phép tính khó của toán học. Tuy nhiên, điều kiện gia đình không dư dả nên cha mẹ bà hông thể cho con ăn học đến nơi đến chốn.
Năm 2006, Devi xuất bản cuốn sách In the Wonderland of Numbers (tạm dịch là Mảnh đất thần tiên của những con số), kể lại câu chuyện của cuộc đời bà - một bé gái có niềm đam mê bất tận với những con số.
Shakuntala Devi qua đời ở tuổi 83 tại bệnh viện ở Bangalore, Ấn Độ vì bệnh tim và hô hấp.
(Còn nữa...)
Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo Những thiên tài "không đợi tuổi" nổi tiếng nhất mọi thời đại vào thứ 5 ngày 8/6/2017
(Nguồn: Business Insider)
LEO
Theo Vietnamnet