Tuấn và Hằng là bạn học chung lớp, mối tình trong sáng tuổi sinh viên cứ lớn dần theo năm tháng. Khi nắm tay Tuấn sóng đôi, Hằng đã lướt qua không ít ánh mắt ghen tị dõi theo mình. Thế rồi tình yêu của đôi trẻ cũng đơm hoa, kết trái ngọt bằng một đám cưới.
Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, ngay ngày đầu về làm dâu, mẹ chồng đã tỏ ý không hài lòng về nàng dâu tỉnh lẻ. Mỗi khi nấu ăn, mẹ chồng kê ghế ngồi bên cạnh chỉ đạo con dâu. Hằng rửa bát xong, mẹ chồng săm soi lại từng chiếc một.Hằng quét nhà mẹ chồng kiểm tra, moi móc bụi, rác dưới tận sâu gầm ghế, gầm bàn đưa ra ngoài, chỉ cho Hằng xem.
Hằng buồn và tủi thân hơn khi mẹ chồng nói oang oang với hàng xóm: “Thằng Tuấn cưới vợ nhà quê, chả biết gì gia phong nề nếp, đến điều khiển máy giặt cũng không biết cách, về đây, tôi phải dạy bảo từ đầu đấy”.
Khi Hằng sinh đứa con đầu lòng, con trai Hằng khóc dạ đề ròng rã 3 tháng, đêm nào Hằng cũng một mình ẵm con ru hời. Mẹ chồng chạy thẳng lên phòng mắng: “Hát ầm ầm lên thế thì thằng bé làm sao mà ngủ được? Nó khóc là do nó khát nước hoặc nó đói, phải lấy nước cho nó uống. Hoặc do móng tay nó dài mà chưa chịu cắt cho nó. Phải tìm hiểu xem nó vì sao mà khóc chứ?”.
Hằng mới nói một câu: “Mẹ ơi, cháu nó đang khóc to thế mà cho uống nước thì cháu sặc mất mẹ ạ!”. Mẹ chồng đã quát ầm ầm: “Đã dốt, đã vụng rồi, lại còn hay cãi”, nói xong bà vùng vằng bỏ xuống phòng mình.
Mệt mỏi vì chăm con suốt đêm, chồng không hề bén mảng giúp đỡ bởi từ ngày có con, mẹ chồng yêu cầu chồng sang phòng khác ngủ. Bà nói: “Việc chăm con là của phụ nữ không phải của đàn ông”. Hằng tủi thân, nước mắt giàn giụa.
Chồng chạy sang: “Sao em lại cãi mẹ, em nên nhớ 2 câu anh dặn em ngay từ ngày đầu về làm dâu. Câu thứ nhất: Trong nhà này mẹ bao giờ cũng đúng. Câu thứ hai: Nếu mẹ sai, em hãy xem lại câu thứ nhất”.
Sau một đêm mệt mỏi, Hằng chìm vào giấc ngủ, 6h 15 sáng, Hằng giật mình tỉnh dậy bởi mẹ chồng đã vào phòng bật điện sáng trưng: “Có con nhỏ mà ngủ trương lên đấy à? Phải dậy sớm cho thành thói quen, không làm gì cũng phải dậy”, nói xong bà đi khắp các phòng tìm những cái quạt bám đầy bụi bẩn bắt Hằng mang xuống dưới lau rửa. Sau khi Hằng lau quạt xong, mẹ chồng lại giúi cho nắm giẻ bảo bà lau nhà vệ sinh đi, nhà này lúc nào cũng phải sạch sẽ, không ở bẩn như lũ nhà quê được.
Thức trắng nhiều đêm, thêm với tâm trạng u uất sau sinh, Hằng ngã xỉu ra sàn tắm. Lúc ấy mẹ chồng với lo lắng, vội vàng gọi điện cho Tuấn đưa Hằng đi bệnh viện. Bệnh viện chuẩn đoán, Hằng bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể. Nhìn vợ xanh xao vàng vọt, Tuấn ôm vợ vào lòng, Hằng tủi thân khóc nức nở: “Anh..xin.. phép.. mẹ.. cho em về quê một thời gian”.
Mặc dù bị mẹ phản đối, nhưng lần này Tuấn vẫn quyết cho vợ con về thăm bà ngoại theo nguyện vọng của Hằng nhưng lòng Hằng vẫn rối bời: “Rồi khi hết thời gian nghỉ sinh con, ra thành phố, Hằng lại đối diện ra sao với mẹ chồng đây?”.
Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, ngay ngày đầu về làm dâu, mẹ chồng đã tỏ ý không hài lòng về nàng dâu tỉnh lẻ. Mỗi khi nấu ăn, mẹ chồng kê ghế ngồi bên cạnh chỉ đạo con dâu. Hằng rửa bát xong, mẹ chồng săm soi lại từng chiếc một.Hằng quét nhà mẹ chồng kiểm tra, moi móc bụi, rác dưới tận sâu gầm ghế, gầm bàn đưa ra ngoài, chỉ cho Hằng xem.
Hằng buồn và tủi thân hơn khi mẹ chồng nói oang oang với hàng xóm: “Thằng Tuấn cưới vợ nhà quê, chả biết gì gia phong nề nếp, đến điều khiển máy giặt cũng không biết cách, về đây, tôi phải dạy bảo từ đầu đấy”.
Khi Hằng sinh đứa con đầu lòng, con trai Hằng khóc dạ đề ròng rã 3 tháng, đêm nào Hằng cũng một mình ẵm con ru hời. Mẹ chồng chạy thẳng lên phòng mắng: “Hát ầm ầm lên thế thì thằng bé làm sao mà ngủ được? Nó khóc là do nó khát nước hoặc nó đói, phải lấy nước cho nó uống. Hoặc do móng tay nó dài mà chưa chịu cắt cho nó. Phải tìm hiểu xem nó vì sao mà khóc chứ?”.
Hằng mới nói một câu: “Mẹ ơi, cháu nó đang khóc to thế mà cho uống nước thì cháu sặc mất mẹ ạ!”. Mẹ chồng đã quát ầm ầm: “Đã dốt, đã vụng rồi, lại còn hay cãi”, nói xong bà vùng vằng bỏ xuống phòng mình.
Mệt mỏi vì chăm con suốt đêm, chồng không hề bén mảng giúp đỡ bởi từ ngày có con, mẹ chồng yêu cầu chồng sang phòng khác ngủ. Bà nói: “Việc chăm con là của phụ nữ không phải của đàn ông”. Hằng tủi thân, nước mắt giàn giụa.
Chồng chạy sang: “Sao em lại cãi mẹ, em nên nhớ 2 câu anh dặn em ngay từ ngày đầu về làm dâu. Câu thứ nhất: Trong nhà này mẹ bao giờ cũng đúng. Câu thứ hai: Nếu mẹ sai, em hãy xem lại câu thứ nhất”.
Ảnh minh họa
Sau một đêm mệt mỏi, Hằng chìm vào giấc ngủ, 6h 15 sáng, Hằng giật mình tỉnh dậy bởi mẹ chồng đã vào phòng bật điện sáng trưng: “Có con nhỏ mà ngủ trương lên đấy à? Phải dậy sớm cho thành thói quen, không làm gì cũng phải dậy”, nói xong bà đi khắp các phòng tìm những cái quạt bám đầy bụi bẩn bắt Hằng mang xuống dưới lau rửa. Sau khi Hằng lau quạt xong, mẹ chồng lại giúi cho nắm giẻ bảo bà lau nhà vệ sinh đi, nhà này lúc nào cũng phải sạch sẽ, không ở bẩn như lũ nhà quê được.
Thức trắng nhiều đêm, thêm với tâm trạng u uất sau sinh, Hằng ngã xỉu ra sàn tắm. Lúc ấy mẹ chồng với lo lắng, vội vàng gọi điện cho Tuấn đưa Hằng đi bệnh viện. Bệnh viện chuẩn đoán, Hằng bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể. Nhìn vợ xanh xao vàng vọt, Tuấn ôm vợ vào lòng, Hằng tủi thân khóc nức nở: “Anh..xin.. phép.. mẹ.. cho em về quê một thời gian”.
Mặc dù bị mẹ phản đối, nhưng lần này Tuấn vẫn quyết cho vợ con về thăm bà ngoại theo nguyện vọng của Hằng nhưng lòng Hằng vẫn rối bời: “Rồi khi hết thời gian nghỉ sinh con, ra thành phố, Hằng lại đối diện ra sao với mẹ chồng đây?”.
Theo Khỏe & Đẹp