Theo Daily Mail, mới đây, Rethink (suy nghĩ lại) - ứng dụng nhắc nhở dân mạng trước khi họ bày tỏ những suy nghĩ hay lời nói làm ảnh hưởng đến người khác - được đưa ra ứng dụng trong thực tế.
Người phát minh phần mềm này là cô gái 15 tuổi có tên Trisha Prabhu, đến từ Illinois, Mỹ.
Trisha Prabhu sáng tạo ra Rethink vào năm 13 tuổi, khi cô chứng kiến một bé gái 11 tuổi phải tự tử do bị bắt nạt trên mạng xã hội. 'Tôi đã bị sốc, đau khổ và tức giận. Tại sao một cô gái trẻ hơn tôi lại mất đi cuộc sống của riêng mình bằng cách đó?' - Trisha nói.
Kể từ đó, Trisha bắt đầu suy nghĩ về việc bản thân có thể làm gì để điều cô chứng kiến sẽ không bao giờ xảy ra.
Một nghiên cứu cho thấy, 52% thanh thiếu niên Mỹ bị bắt nạt trên mạng. Cũng theo nghiên cứu của Anh năm 2014, 7/10 bạn trẻ cho biết, họ từng gặp chuyện không hay qua mạng xã hội. 37% trong số này nói rằng, họ thường xuyên là nạn nhân của những vụ trêu ghẹo trong cuộc sống ảo.
Từ đó, ý tưởng xuất hiện trong đầu Trisha khi cô đọc những tin tức và dòng trạng thái gây tổn thương cho người khác trên mạng xã hội. Sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm về sự phát triển của bộ não thanh thiếu niên, cô bé 15 tuổi đã cho ra đời Rethink.
Trisha đã làm 1.500 thử nghiệm khoa học và thấy rằng khi thanh niên nhận một thông điệp nhắc nhở suy nghĩ lại việc định làm, có đến 93 % trong số này đã thay đổi quyết định của mình.
Ban đầu, do nhận thấy sức ảnh hưởng của công nghệ và internet, Trisha đã tung Rethink cho người dùng miễn phí tải về sử dụng đối với các thiết bị Android, Apple. Cô cũng tổ chức các cuộc hội thảo tại trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên vào trang web của mình tìm hiểu, sử dụng phần mềm chống bắt nạt này.
Trisha mong ý tưởng của mình có thể giúp người dùng mạng thay đổi suy nghĩ trước khi có ý định làm tổn thương ai đó.
9X hy vọng, ý tưởng của cô có thể là thông điệp chống bắt nạt qua mạng trực tuyến đối với thanh thiếu niên và cả những người dùng mạng khác. Nhờ đó, Trisha đã được vinh danh tại cuộc thi toàn cầu về khoa học của Google cũng như giành giải thưởng cho ý tưởng chống bắt nạt ở International Diana.
'Tất cả giải thưởng này có ý nghĩa động viên rất lớn với tôi. Tôi mong có thể truyền thông điệp tới hàng triệu thanh thiếu niên trên toàn cầu một cách miễn phí' - Trisha cho biết.
Người phát minh phần mềm này là cô gái 15 tuổi có tên Trisha Prabhu, đến từ Illinois, Mỹ.
Trisha Prabhu sáng tạo ra Rethink vào năm 13 tuổi, khi cô chứng kiến một bé gái 11 tuổi phải tự tử do bị bắt nạt trên mạng xã hội. 'Tôi đã bị sốc, đau khổ và tức giận. Tại sao một cô gái trẻ hơn tôi lại mất đi cuộc sống của riêng mình bằng cách đó?' - Trisha nói.
Cô gái 15 tuổi phát minh phần mềm chống bắt nạt trên mạng
Phần mềm tạo thông điệp nhắc nhở người dùng trước khi đăng tải hoặc gửi
thông tin qua mạng trực tuyến.
Phần mềm tạo thông điệp nhắc nhở người dùng trước khi đăng tải hoặc gửi
thông tin qua mạng trực tuyến.
Kể từ đó, Trisha bắt đầu suy nghĩ về việc bản thân có thể làm gì để điều cô chứng kiến sẽ không bao giờ xảy ra.
Một nghiên cứu cho thấy, 52% thanh thiếu niên Mỹ bị bắt nạt trên mạng. Cũng theo nghiên cứu của Anh năm 2014, 7/10 bạn trẻ cho biết, họ từng gặp chuyện không hay qua mạng xã hội. 37% trong số này nói rằng, họ thường xuyên là nạn nhân của những vụ trêu ghẹo trong cuộc sống ảo.
Từ đó, ý tưởng xuất hiện trong đầu Trisha khi cô đọc những tin tức và dòng trạng thái gây tổn thương cho người khác trên mạng xã hội. Sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm về sự phát triển của bộ não thanh thiếu niên, cô bé 15 tuổi đã cho ra đời Rethink.
Trisha đã làm 1.500 thử nghiệm khoa học và thấy rằng khi thanh niên nhận một thông điệp nhắc nhở suy nghĩ lại việc định làm, có đến 93 % trong số này đã thay đổi quyết định của mình.
Ban đầu, do nhận thấy sức ảnh hưởng của công nghệ và internet, Trisha đã tung Rethink cho người dùng miễn phí tải về sử dụng đối với các thiết bị Android, Apple. Cô cũng tổ chức các cuộc hội thảo tại trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên vào trang web của mình tìm hiểu, sử dụng phần mềm chống bắt nạt này.
Trisha mong ý tưởng của mình có thể giúp người dùng mạng thay đổi suy nghĩ trước khi có ý định làm tổn thương ai đó.
9X hy vọng, ý tưởng của cô có thể là thông điệp chống bắt nạt qua mạng trực tuyến đối với thanh thiếu niên và cả những người dùng mạng khác. Nhờ đó, Trisha đã được vinh danh tại cuộc thi toàn cầu về khoa học của Google cũng như giành giải thưởng cho ý tưởng chống bắt nạt ở International Diana.
'Tất cả giải thưởng này có ý nghĩa động viên rất lớn với tôi. Tôi mong có thể truyền thông điệp tới hàng triệu thanh thiếu niên trên toàn cầu một cách miễn phí' - Trisha cho biết.
Theo Zing