Ngày thứ 2 vừa qua, Amada đã mặc một chiếc váy dài cách gối khoảng 13cm (cô bé đã đo trước ở nhà để kiểm tra chắc chắn rằng mình không vi phạm nội quy) cùng quần tất đen tới trường và bị gọi tới văn phòng vào tiết học thứ 3 khi một giáo viên cho rằng váy của cô quá ngắn.
Tại đó, nữ sinh này đã được yêu cầu quỳ xuống sàn để đo khoảng cách từ gấu váy đến mặt đất. Cảm thấy không thoải mái, Amanda yêu cầu phải có sự có mặt của phụ huynh mình. Vì thế, cô đã bỏ lỡ hầu hết các tiết học khi cùng cán bộ trường, trong đó có cả thầy hiệu trưởng Tommy Hodges đợi bố mẹ cô đến.
Gia đình Durbin không chỉ cảm thấy bị xúc phạm vì con gái họ bị bắt quỳ, mà còn vì khi nhà trường xác định đúng là chiếc váy vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của nội quy đồng phục (cách gối không quá 15cm), trường vẫn bắt Amanda phải đi dọc hành lang lớp học với hai tay giơ lên trời để xem liệu chiếc váy có bị nâng cao lên không.
Cô gái cảm thấy bị xúc phạm khi bị hiệu trưởng bắt quỳ gối để đo độ dài của váy và bắt cô giơ tay cao đi ngoài hành lang để xem váy có bị kéo lên không.
Cuối cùng, nhà trường quyết định rằng Amanda đã vi phạm nội quy đồng phục vì chiếc váy bị kéo cao lên khi cô giơ tay lên và cho cô thôi học ngày hôm đó. Mẹ Amada cho biết: 'Có vài người bảo tôi rằng họ sẽ mặc chiếc váy đó để đi nhà thờ. Nếu cái váy đủ phù hợp để đi nhà thờ, tại sao nó lại vi phạm nội quy khi đi học cơ chứ?'
Vụ việc này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi được báo chí đưa tin. Có người cho rằng nhà trường hoàn toàn không có lỗi, nhưng cũng có người cho ý kiến: 'Nội quy đồng phục tốt trong chừng mực. Trong thực tế, việc rất nhiều nữ sinh bị bắt trở về nhà chỉ vì một chút vai hay xương quai xanh hở ra thật là nực cười.
Chính chúng ta đang dạy các cô bé rằng cơ thể của chúng thật gợi dục và đáng xấu hổ, trong khi đó dạy các cậu trai rằng chúng không thể kiểm soát bản thân. Chúng ta càng tiêm nhiễm lũ trẻ như thế thì xã hội cũng sẽ bắt đầu nghĩ theo hướng tương tự.'
Chiếc váy Amada mặc đến trường và bị cho là ngắn hơn so với quy định.
Tại đó, nữ sinh này đã được yêu cầu quỳ xuống sàn để đo khoảng cách từ gấu váy đến mặt đất. Cảm thấy không thoải mái, Amanda yêu cầu phải có sự có mặt của phụ huynh mình. Vì thế, cô đã bỏ lỡ hầu hết các tiết học khi cùng cán bộ trường, trong đó có cả thầy hiệu trưởng Tommy Hodges đợi bố mẹ cô đến.
Gia đình Durbin không chỉ cảm thấy bị xúc phạm vì con gái họ bị bắt quỳ, mà còn vì khi nhà trường xác định đúng là chiếc váy vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của nội quy đồng phục (cách gối không quá 15cm), trường vẫn bắt Amanda phải đi dọc hành lang lớp học với hai tay giơ lên trời để xem liệu chiếc váy có bị nâng cao lên không.
Cô gái cảm thấy bị xúc phạm khi bị hiệu trưởng bắt quỳ gối để đo độ dài của váy và bắt cô giơ tay cao đi ngoài hành lang để xem váy có bị kéo lên không.
Cuối cùng, nhà trường quyết định rằng Amanda đã vi phạm nội quy đồng phục vì chiếc váy bị kéo cao lên khi cô giơ tay lên và cho cô thôi học ngày hôm đó. Mẹ Amada cho biết: 'Có vài người bảo tôi rằng họ sẽ mặc chiếc váy đó để đi nhà thờ. Nếu cái váy đủ phù hợp để đi nhà thờ, tại sao nó lại vi phạm nội quy khi đi học cơ chứ?'
Vụ việc này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi được báo chí đưa tin. Có người cho rằng nhà trường hoàn toàn không có lỗi, nhưng cũng có người cho ý kiến: 'Nội quy đồng phục tốt trong chừng mực. Trong thực tế, việc rất nhiều nữ sinh bị bắt trở về nhà chỉ vì một chút vai hay xương quai xanh hở ra thật là nực cười.
Chính chúng ta đang dạy các cô bé rằng cơ thể của chúng thật gợi dục và đáng xấu hổ, trong khi đó dạy các cậu trai rằng chúng không thể kiểm soát bản thân. Chúng ta càng tiêm nhiễm lũ trẻ như thế thì xã hội cũng sẽ bắt đầu nghĩ theo hướng tương tự.'
Ngôi trường nơi xảy ra sự việc.
Theo Báo đất việt