Chào Huyền, tác giả bài viết “Biết bao đêm, chồng mặc áo chú rể lang thang ngoài đường đòi đón dâu”.
Đọc tâm sự của bạn mà tôi như nhìn thấy mình của 2 năm trước trong đó. Tôi cũng từng giống bạn, cũng vất vả khổ sở nhưng cam tâm tình nguyện chăm sóc một người mắc bệnh về trí não. Câu chuyện cuộc đời tôi cũng long đong và nhiều nước mắt chẳng kém bạn.
Tôi lấy chồng khi 24 tuổi, lúc đó tôi làm văn thư trong một trường đại học, còn chồng tôi hơn tôi 8 tuổi là giảng viên dạy ở ngôi trường đó. Chúng tôi bén duyên trong những lần đi sinh hoạt chung toàn trường và trở thành vợ chồng sau gần 1 năm quen biết và yêu nhau.
Cuộc sống của vợ chồng tôi càng ngày càng tuyệt vời hơn khi 4 năm sau cưới, tôi sinh được 2 cháu một gái một trai. Chồng tôi là người rất hiền lành, tốt tính, ở trong trường vẫn được các em sinh viên quý mến, về nhà thì hai con suốt ngày bám cổ. Vậy mà, cuộc hôn nhân vừa được 6 năm, lúc này đứa con trai thứ hai của tôi mới qua 2 tuổi, gia đình tôi đã phải gánh chịu một thảm kịch.
Chồng tôi bị điện giật, trượt chân ngã từ trên tầng 3 xuống, lúc đó anh đang leo lên sửa lại chút mái ban công. Khi ấy tôi đang đi siêu thị cùng các con, hàng xóm nhìn qua cửa sổ thấy sự việc nên vội vã phá khóa cổng vào đưa chồng tôi đi cấp cứu và gọi điện báo cho tôi biết.
Ngày hôm đó, tôi ngồi 8 tiếng ở hành lang bệnh viện, ôm chặt hai con mà người lạnh toát vì sợ hãi và lo lắng. Đến khi bác sĩ thông báo chồng tôi đã qua cơn nguy hiểm, tôi như trút được gánh nặng trên vai. Nhưng chưa hết mừng vui, tôi lại được tin chồng tôi bị tổn thương não, để lại nhiều di chứng.
2 tháng sau, chồng tôi mới rời khỏi bệnh viện sau về nhà tiếp tục điều trị. Anh không còn đi dạy được nữa do quên nhiều và cũng rất hay nói lảm nhảm, bất bình thường. Thời gian đầu, chồng tôi buồn bực tay chân, anh thường đập phá đồ đạc một cách không kiểm soát được. Sau rồi mức độ của anh cứ nặng dần, có lần anh còn làm tổn thương tới bản thân. Thời gian đó, tôi phải gửi cả hai con sang nhà bà nội để tiện chăm sóc anh và cũng để các con không chứng kiến cảnh bố bị như vậy. Cuối tuần, ông bà hoặc các bác sẽ đưa chúng về chơi với bố.
Tôi cũng không thể đi làm, vì không ai trông chừng anh được. Hai vợ chồng sống phụ thuộc vào đồng tiền trợ cấp của nhà trường, và chút tiền quỹ của các em sinh viên góp tặng. Về sau, tôi đã tìm được việc thích hợp, có thể dạy anh làm cùng. Cả ngày chúng tôi ở nhà đan áo len và may vá thủ công, cũng đủ sống qua ngày.
3 năm đó là những nỗi đau tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra. Mỗi khi các con ôm anh, anh cũng dạt dào cảm xúc nhưng rất nhanh lại bị đau đầu và trở nên cuồng loạn. Bọn trẻ dù còn nhỏ nhưng cũng hiểu biết và thương bố. Thấy bố như vậy, không đứa nào sợ, ngược lại, đứa con gái lớn từng khóc nói với tôi rằng: “Mẹ ơi, mẹ chữa bệnh cho bố đi. Không có tiền thì bán nhà chữa bệnh cho bố. Đừng để bố phải đau đầu như thế!”.
Chữa được thì tôi cũng đã không tiếc tiền của chữa cho anh rồi. Song bệnh tình của chồng tôi, y học còn đang bỏ ngỏ. Tôi không biết phải nói với con như thế nào về tình trạng của bố. Từ một con người tri thức, đầy hoài bão, bỗng chốc trở nên lẩn thẩn, điên dại. Cuộc sống của anh đúng như rơi từ trên trời xuống đáy vực. Mẹ con tôi khổ một, nhưng anh khổ mười.
Đêm nào đi ngủ, tôi cũng nắm chặt tay anh. Một vì sợ anh không ngủ, lại tỉnh dậy đập phá hoặc đi đâu tôi không biết. Hai là vì tôi muốn truyền cho anh sự an toàn, cảm giác ấm áp để hy vọng anh có thể sớm ngày tỉnh táo.
Thế nhưng, vào một tối đầu hạ năm 2013, khi tôi còn đang ngủ say thì anh lặng lẽ ra đi. Nửa đêm, khi tôi trở mình thì phát hiện chồng tôi không nằm trên giường, còn cánh cửa phòng ngủ mở toang. Tôi hốt hoảng vừa tìm vừa gọi anh, chỉ mong nhìn thấy anh đâu đó. Cho đến khi nhìn thấy anh nằm sấp ngoài sân ngay bên dưới góc ban công ngày trước anh ngã, tôi gần như ngất lịm.
Đến giờ tôi cũng không biết, rốt cuộc chồng tôi tự tử như người ta nói, hay anh bị trượt chân khỏi ban công do đùa nghịch trên đó? Nhưng tôi thà rằng anh cứ như vậy ở bên mẹ con tôi, còn hơn là anh ra đi đột ngột thế này. Dù anh có không tỉnh táo thì vẫn còn đó, cho con có bố, cho vợ có chồng. Nhưng chồng tôi chọn cách ra đi để nhẹ gánh mẹ con tôi, khiến tôi vừa giận vừa thương.
Đến giờ, nỗi đau trôi qua được hơn 2 năm, nhưng mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn ứa nước mắt vì xót và tiếc nuối cho chồng. Nay lại tình cờ đọc được những dòng tâm sự của bạn, tôi cũng muốn trải lòng chuyện vợ chồng tôi cho nhẹ bớt. Giờ tôi chỉ tập trung vào nuôi dạy con chứ không nghĩ tới những chuyện xa xôi gì khác. Tôi cũng cảm ơn đời vì đã kịp sinh cho chồng 2 đứa con. Đó là chỗ dựa vững chắc nhất cho tôi vượt qua mọi đau khổ. Tôi hy vọng Huyền sẽ may mắn hơn tôi, cầu mong chồng bạn sẽ tỉnh lại và hai bạn sẽ hạnh phúc cùng với những đứa con. Cảm ơn mọi người đã đọc và chia sẻ cùng tôi!
Đọc tâm sự của bạn mà tôi như nhìn thấy mình của 2 năm trước trong đó. Tôi cũng từng giống bạn, cũng vất vả khổ sở nhưng cam tâm tình nguyện chăm sóc một người mắc bệnh về trí não. Câu chuyện cuộc đời tôi cũng long đong và nhiều nước mắt chẳng kém bạn.
Tôi lấy chồng khi 24 tuổi, lúc đó tôi làm văn thư trong một trường đại học, còn chồng tôi hơn tôi 8 tuổi là giảng viên dạy ở ngôi trường đó. Chúng tôi bén duyên trong những lần đi sinh hoạt chung toàn trường và trở thành vợ chồng sau gần 1 năm quen biết và yêu nhau.
Cuộc sống của vợ chồng tôi càng ngày càng tuyệt vời hơn khi 4 năm sau cưới, tôi sinh được 2 cháu một gái một trai. Chồng tôi là người rất hiền lành, tốt tính, ở trong trường vẫn được các em sinh viên quý mến, về nhà thì hai con suốt ngày bám cổ. Vậy mà, cuộc hôn nhân vừa được 6 năm, lúc này đứa con trai thứ hai của tôi mới qua 2 tuổi, gia đình tôi đã phải gánh chịu một thảm kịch.
Chồng tôi bị điện giật, trượt chân ngã từ trên tầng 3 xuống, lúc đó anh đang leo lên sửa lại chút mái ban công. Khi ấy tôi đang đi siêu thị cùng các con, hàng xóm nhìn qua cửa sổ thấy sự việc nên vội vã phá khóa cổng vào đưa chồng tôi đi cấp cứu và gọi điện báo cho tôi biết.
Ngày hôm đó, tôi ngồi 8 tiếng ở hành lang bệnh viện, ôm chặt hai con mà người lạnh toát vì sợ hãi và lo lắng. Đến khi bác sĩ thông báo chồng tôi đã qua cơn nguy hiểm, tôi như trút được gánh nặng trên vai. Nhưng chưa hết mừng vui, tôi lại được tin chồng tôi bị tổn thương não, để lại nhiều di chứng.
Đứa con gái lớn từng khóc nói với tôi rằng: “Mẹ ơi, mẹ chữa bệnh cho bố đi. Không có tiền thì bán nhà chữa bệnh cho bố. Đừng để bố phải đau đầu như thế!”. (Ảnh minh họa)
2 tháng sau, chồng tôi mới rời khỏi bệnh viện sau về nhà tiếp tục điều trị. Anh không còn đi dạy được nữa do quên nhiều và cũng rất hay nói lảm nhảm, bất bình thường. Thời gian đầu, chồng tôi buồn bực tay chân, anh thường đập phá đồ đạc một cách không kiểm soát được. Sau rồi mức độ của anh cứ nặng dần, có lần anh còn làm tổn thương tới bản thân. Thời gian đó, tôi phải gửi cả hai con sang nhà bà nội để tiện chăm sóc anh và cũng để các con không chứng kiến cảnh bố bị như vậy. Cuối tuần, ông bà hoặc các bác sẽ đưa chúng về chơi với bố.
Tôi cũng không thể đi làm, vì không ai trông chừng anh được. Hai vợ chồng sống phụ thuộc vào đồng tiền trợ cấp của nhà trường, và chút tiền quỹ của các em sinh viên góp tặng. Về sau, tôi đã tìm được việc thích hợp, có thể dạy anh làm cùng. Cả ngày chúng tôi ở nhà đan áo len và may vá thủ công, cũng đủ sống qua ngày.
3 năm đó là những nỗi đau tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra. Mỗi khi các con ôm anh, anh cũng dạt dào cảm xúc nhưng rất nhanh lại bị đau đầu và trở nên cuồng loạn. Bọn trẻ dù còn nhỏ nhưng cũng hiểu biết và thương bố. Thấy bố như vậy, không đứa nào sợ, ngược lại, đứa con gái lớn từng khóc nói với tôi rằng: “Mẹ ơi, mẹ chữa bệnh cho bố đi. Không có tiền thì bán nhà chữa bệnh cho bố. Đừng để bố phải đau đầu như thế!”.
Chữa được thì tôi cũng đã không tiếc tiền của chữa cho anh rồi. Song bệnh tình của chồng tôi, y học còn đang bỏ ngỏ. Tôi không biết phải nói với con như thế nào về tình trạng của bố. Từ một con người tri thức, đầy hoài bão, bỗng chốc trở nên lẩn thẩn, điên dại. Cuộc sống của anh đúng như rơi từ trên trời xuống đáy vực. Mẹ con tôi khổ một, nhưng anh khổ mười.
Đêm nào đi ngủ, tôi cũng nắm chặt tay anh. Một vì sợ anh không ngủ, lại tỉnh dậy đập phá hoặc đi đâu tôi không biết. Hai là vì tôi muốn truyền cho anh sự an toàn, cảm giác ấm áp để hy vọng anh có thể sớm ngày tỉnh táo.
Đêm nào đi ngủ, tôi cũng nắm chặt tay anh. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, vào một tối đầu hạ năm 2013, khi tôi còn đang ngủ say thì anh lặng lẽ ra đi. Nửa đêm, khi tôi trở mình thì phát hiện chồng tôi không nằm trên giường, còn cánh cửa phòng ngủ mở toang. Tôi hốt hoảng vừa tìm vừa gọi anh, chỉ mong nhìn thấy anh đâu đó. Cho đến khi nhìn thấy anh nằm sấp ngoài sân ngay bên dưới góc ban công ngày trước anh ngã, tôi gần như ngất lịm.
Đến giờ tôi cũng không biết, rốt cuộc chồng tôi tự tử như người ta nói, hay anh bị trượt chân khỏi ban công do đùa nghịch trên đó? Nhưng tôi thà rằng anh cứ như vậy ở bên mẹ con tôi, còn hơn là anh ra đi đột ngột thế này. Dù anh có không tỉnh táo thì vẫn còn đó, cho con có bố, cho vợ có chồng. Nhưng chồng tôi chọn cách ra đi để nhẹ gánh mẹ con tôi, khiến tôi vừa giận vừa thương.
Đến giờ, nỗi đau trôi qua được hơn 2 năm, nhưng mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn ứa nước mắt vì xót và tiếc nuối cho chồng. Nay lại tình cờ đọc được những dòng tâm sự của bạn, tôi cũng muốn trải lòng chuyện vợ chồng tôi cho nhẹ bớt. Giờ tôi chỉ tập trung vào nuôi dạy con chứ không nghĩ tới những chuyện xa xôi gì khác. Tôi cũng cảm ơn đời vì đã kịp sinh cho chồng 2 đứa con. Đó là chỗ dựa vững chắc nhất cho tôi vượt qua mọi đau khổ. Tôi hy vọng Huyền sẽ may mắn hơn tôi, cầu mong chồng bạn sẽ tỉnh lại và hai bạn sẽ hạnh phúc cùng với những đứa con. Cảm ơn mọi người đã đọc và chia sẻ cùng tôi!
Theo Afamily/ Trí thức trẻ