Tôi vốn không phải là người đòi hỏi quá cao hay khắt khe với chồng. Có những chuyện người khác coi là mục tiêu cao nhưng tôi lại không đặt nặng. Tôi chưa bao giờ bắt những ngày sinh nhật, ngày lễ, anh phải quà cáp đắt đỏ cho tôi. Thậm chí những ngày như vậy tôi chỉ cần anh dành thời gian bên gia đình, cùng san sẻ gánh nặng vợ. Những ngày lễ tết, anh và tôi cùng lo lắng cho bố mẹ 2 bên thế là tôi đã hạnh phúc lắm rồi.
Thế nhưng cưới chồng được hơn 2 năm tôi mới nhận ra rằng có những cái đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôi dù với người khác nó lại chỉ là điều nhỏ nhặt. Bây giờ nhắc đến tôi thấy nhục nhã chỉ muốn nghĩ tới chuyện ly hôn với chồng.
Bố mẹ tôi sinh được 3 người con gái, tôi là con cả, đáng nhẽ phải có trách nhiệm với bố mẹ nhưng vì bố mẹ tôi có lương hưu nên không cần tôi phải chu cấp gì cả. Thế nên thỉnh thoảng tôi chỉ mua cho ông bà hộp sữa, gói bánh với ít tiền chứ không làm được gì hơn. Điều đó khiến đôi lúc tôi thấy có lỗi rất nhiều.
Ấy vậy mà tết năm ngoái sau khi lo tết cho ông bà nội xong xuôi, chồng và tôi về nhà bố mẹ vợ. Trước khi ăn cơm, anh lục túi, rút ví mừng tuổi bố mẹ. Lúc ấy tôi nghĩ rằng mình vừa cưới anh xong nên chắc năm nay anh sẽ mừng tuổi bố mẹ kha khá nhưng nào ngờ anh chỉ mừng tuổi cho cả 2 bố mẹ có 50 nghìn, hai đứa em, mỗi đứa 10 nghìn đồng. Lúc đấy tôi vô cùng xấu hổ với bố mẹ và 2 em. Không phải tôi sĩ diện, coi trọng tiền bạc nhưng dù sao anh cũng nên nghĩ cho tôi, tết đầu mà sao anh bôi bác quá.
Sau khi trở về nhà, tôi hỏi anh tại sao lại mừng tuổi ít như vậy, thì anh hậm hực: “Tiền mừng chỉ là một phép lịch sự, chào hỏi nhau ngày Tết. Bố mẹ già rồi, còn có lương hưu, cần tiền làm gì? Chẳng nhẽ em và bố mẹ lại nặng nề chuyện tiền nong như vậy”.
Sau đó vợ chồng tôi cãi vã một trận lớn. Đêm hôm đó tôi quyết định ngủ riêng với chồng.
Thấy tôi căng như vậy, chồng tôi tuyên bố thẳng “Thuyền theo lái, gái theo chồng. Em lấy chồng thì phải chăm lo nhà chồng, không phải do chuyện lì xì nhà ngoại mà lớn tiếng với nhau như vậy”.
Bỏ chồng ngay lúc ấy thì chắc chắn tôi không bỏ được, cái nhau một hồi, tôi đành cho qua lần này với ý nghĩ năm sau tôi sẽ thuyết phục chồng từ từ thay đổi quan điểm. Nhưng cả một năm rồi, lại sắp một cái tết nữa mà chồng tôi vẫn nhất định không thay đổi.
Ngay cả đợt rét đậm vừa rồi, cơ quan tôi cũng đổ xô đi mua máy sưởi tặng bố mẹ. Tôi bàn tính với chồng mua tặng cho cả hai bên nội ngoại mỗi bên một cái. Thế nhưng chồng tôi đều khất lần, khất lữa, kêu hết tiền, đợi mấy hôm nữa mới mua. Vâng, đợi đến khi chồng bỏ tiền mua thì trời đã hết lạnh rồi.
Mấy ngày hôm nay nghĩ đến một cái tết mới sắp đến cận kề mà tôi chảy nước mắt. Thương bố mẹ, hận mình bất hiếu vì lấy về cho bố mẹ một người con rể không ra gì. Thú thực sức chịu đựng của tôi cũng có giới hạn, Tôi đau đớn, nhục nhã. Chẳng nhẽ năm nay tôi lại tiếp tục chứng kiến con rể mừng bố mẹ 50 nghìn.
Tôi phải làm sao để thay đổi được cái tính ky bo của chồng đây. Nhắc đến tôi chỉ thấy nhục nhã, muốn, ly hôn chồng ngay tức khắc.
Thế nhưng cưới chồng được hơn 2 năm tôi mới nhận ra rằng có những cái đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôi dù với người khác nó lại chỉ là điều nhỏ nhặt. Bây giờ nhắc đến tôi thấy nhục nhã chỉ muốn nghĩ tới chuyện ly hôn với chồng.
Bố mẹ tôi sinh được 3 người con gái, tôi là con cả, đáng nhẽ phải có trách nhiệm với bố mẹ nhưng vì bố mẹ tôi có lương hưu nên không cần tôi phải chu cấp gì cả. Thế nên thỉnh thoảng tôi chỉ mua cho ông bà hộp sữa, gói bánh với ít tiền chứ không làm được gì hơn. Điều đó khiến đôi lúc tôi thấy có lỗi rất nhiều.
Ấy vậy mà tết năm ngoái sau khi lo tết cho ông bà nội xong xuôi, chồng và tôi về nhà bố mẹ vợ. Trước khi ăn cơm, anh lục túi, rút ví mừng tuổi bố mẹ. Lúc ấy tôi nghĩ rằng mình vừa cưới anh xong nên chắc năm nay anh sẽ mừng tuổi bố mẹ kha khá nhưng nào ngờ anh chỉ mừng tuổi cho cả 2 bố mẹ có 50 nghìn, hai đứa em, mỗi đứa 10 nghìn đồng. Lúc đấy tôi vô cùng xấu hổ với bố mẹ và 2 em. Không phải tôi sĩ diện, coi trọng tiền bạc nhưng dù sao anh cũng nên nghĩ cho tôi, tết đầu mà sao anh bôi bác quá.
Chồng tôi chỉ lì xì bố mẹ vợ 50.000 đồng. Ảnh minh họa
Sau khi trở về nhà, tôi hỏi anh tại sao lại mừng tuổi ít như vậy, thì anh hậm hực: “Tiền mừng chỉ là một phép lịch sự, chào hỏi nhau ngày Tết. Bố mẹ già rồi, còn có lương hưu, cần tiền làm gì? Chẳng nhẽ em và bố mẹ lại nặng nề chuyện tiền nong như vậy”.
Sau đó vợ chồng tôi cãi vã một trận lớn. Đêm hôm đó tôi quyết định ngủ riêng với chồng.
Thấy tôi căng như vậy, chồng tôi tuyên bố thẳng “Thuyền theo lái, gái theo chồng. Em lấy chồng thì phải chăm lo nhà chồng, không phải do chuyện lì xì nhà ngoại mà lớn tiếng với nhau như vậy”.
Bỏ chồng ngay lúc ấy thì chắc chắn tôi không bỏ được, cái nhau một hồi, tôi đành cho qua lần này với ý nghĩ năm sau tôi sẽ thuyết phục chồng từ từ thay đổi quan điểm. Nhưng cả một năm rồi, lại sắp một cái tết nữa mà chồng tôi vẫn nhất định không thay đổi.
Ngay cả đợt rét đậm vừa rồi, cơ quan tôi cũng đổ xô đi mua máy sưởi tặng bố mẹ. Tôi bàn tính với chồng mua tặng cho cả hai bên nội ngoại mỗi bên một cái. Thế nhưng chồng tôi đều khất lần, khất lữa, kêu hết tiền, đợi mấy hôm nữa mới mua. Vâng, đợi đến khi chồng bỏ tiền mua thì trời đã hết lạnh rồi.
Mấy ngày hôm nay nghĩ đến một cái tết mới sắp đến cận kề mà tôi chảy nước mắt. Thương bố mẹ, hận mình bất hiếu vì lấy về cho bố mẹ một người con rể không ra gì. Thú thực sức chịu đựng của tôi cũng có giới hạn, Tôi đau đớn, nhục nhã. Chẳng nhẽ năm nay tôi lại tiếp tục chứng kiến con rể mừng bố mẹ 50 nghìn.
Tôi phải làm sao để thay đổi được cái tính ky bo của chồng đây. Nhắc đến tôi chỉ thấy nhục nhã, muốn, ly hôn chồng ngay tức khắc.
Theo Vietnamnet