Những khoản phí không rõ ràng
Câu chuyện về học phí luôn được bậc phụ huynh bàn tán sôi nổi ngày đầu năm học. Thế nhưng, không chỉ xót ruột với số tiền phải đóng mà nhiều bậc cha mẹ cảm thấy ấm ức vì có những khoản tiền không đáng có, mập mờ không rõ ràng.
Một phụ huynh có con học tại trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, con chị năm nay học lớp 5 và ở lớp này con chị cùng các bạn mới được kết nạp Đội. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm nay, bé nhà chị đã phải đóng tiền quỹ Đội.
Tương tự, đứa con thứ 2 của chị năm nay bắt đầu vào học lớp 3 cùng trường cũng phải đóng khoản tiền này. "Dù nó chỉ là 18.000 đồng/năm/học sinh thôi nhưng tôi thấy hơi vô lý vì các cháu chưa được kết nạp Đội đã phải đóng tiền", vị phụ huynh này bày tỏ.
Một trường tiểu học ở Ba Vì, Hà Nội cũng yêu cầu phụ huynh học sinh phải đóng quỹ Đội bao gồm tiền tham gia Đội TNTP HCM và Đội chữ thập đỏ với số tiền 25.000 đồng/năm/học sinh. Cha mẹ phải đóng khoản phí này cho con bắt đầu từ lúc vào lớp 1 đến lớp 5.
Trong khi đó, theo chia sẻ của một thầy giáo có kinh nghiệm hơn chục năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy khẳng định: Không có quy định học sinh tiểu học phải đóng quỹ Đội.
Trường hợp khác, chị N - một phụ huynh có con học trường mầm non tư thục ở Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, Hà Nội thì bức xúc với khoản tiền nhà trường thu của phụ huynh để tổ chức liên hoan Trung thu. Theo thông báo, mỗi phụ huynh phải đóng 300.000 đồng để nhà trường mua quà nhỏ tặng các cháu. Tuy nhiên, phần lớn số tiền này lại chi trả cho việc dựng sân khấu, thuê loa đài.
"Nếu trường có tiền thì tổ chức cho các cháu vui chơi. Còn không thì mỗi phụ huynh đóng góp khoảng 100.000 đồng để học sinh liên hoan tại lớp. Không phải cha mẹ nào cũng có nhiều điều kiện đóng góp hết các khoản như vậy", chị N. cho biết.
Một phụ huynh ở quận Hà Đông, Hà Nội thì lại hoang mang với khoản đóng góp... tùy tâm để nhà trường mua điều hòa. Trong phiếu tham khảo ý kiến phụ huynh học sinh được người này chia sẻ trên mạng xã hội (ảnh dưới) có ghi: "Gia đình chúng tôi (nhất trí hoặc không nhất trí) với chủ trương của Nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh về việc xã hội hóa lắp đặt điều hòa tại các nhóm, lớp năm học 2015-2016. Trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện gia đình chúng tôi xin ủng hộ số tiền là...".
Không ít người băn khoăn vì số tiền cần phải "tự nguyện" để mua điều hòa là bao nhiêu vì đáng lẽ ra phải có con số cụ thể để phụ huynh "còn biết đường mà lần".
Do phụ huynh tự thống nhất?
Liên quan đến vụ việc Bảng dự toán kinh phí lắp đặt phòng học khối 6 "gây sốc" dư luận thời gian gần đây, cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THPT Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã xác nhận là đúng sự thật.
Phụ huynh thì cho rằng Bảng dự toán kinh phí lắp đặt phòng học khối 6, tổng số tiền lắp đặt là hơn 372 triệu đồng, chia ra mỗi lớp phải đóng 74,4 triệu đồng là số tiền quá lớn. Cụ thể, có 8 khoản tiền cần phải đóng là tiền máy chiếu: 73.450.000 đồng; camera: 29,1 triệu đồng; điều hòa 96 triệu đồng; công lắp đặt 11 triệu đồng; máy tính 37,6 triệu đồng; rèm: 30 triệu đồng; bảng lớp: 10 triệu đồng (4 cái); bảng tương tác: 85 triệu đồng (5 bộ).
Cô Yến lý giải, trường THCS Mỹ Đình 2 trong nhiều năm qua, phụ huynh đã làm rất tốt công tác xã hội hóa, trong đó có việc ủng hộ nhà trường về cơ sở vật chất. Phụ huynh khối 6 khi nhập học cho con đều tìm hiểu về trường và thấy trường còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất như lớp học chỉ có bàn ghế, phòng học chỉ có 2 quạt trần và các thiết bị học chưa đầy đủ. Do vậy, phụ huynh đã đề cập với nhà trường xin ý kiến cho lắp đặt thêm thiết bị để tạo điều kiện học tốt hơn cho các cháu.
Tuy nhiên, về phía nhà trường yêu cầu phụ huynh phải đóng góp trên tinh thần tự nguyện, có đơn xin gửi nhà trường. Phụ huynh tự lên dự toán, tự đi mua sắm, lắp đặt. Trường không đứng lên thu tiền, chỉ tư vấn cho phụ huynh nên lắp cái gì và giám sát, hướng dẫn lắp đặt sao cho hiệu quả.
"Mình còn đi làm từ thiện khắp nơi huống hồ gì việc này vì con em trong trường nên tất cả phụ huynh đều nhất trí", cô Yến nhấn mạnh.
Cô Yến cũng cho biết thêm, bảng tương tác trong danh sách thiết bị cần mua năm nay mới được đề xuất sau khi phụ huynh tham khảo nhiều trường sử dụng.
Được biết, năm học 2015-2016, trường THCS Mỹ Đình tuyển sinh 5 lớp khối 6 và tính đến ngày khai giảng mỗi này đã lắp thêm 2 điều hòa. Học sinh sẽ được học tại phòng hết cả 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9. Công tác xã hội hóa của trường THCS Mỹ Đình 2 được thực hiện cách đây 3 năm.
Câu chuyện về học phí luôn được bậc phụ huynh bàn tán sôi nổi ngày đầu năm học. Thế nhưng, không chỉ xót ruột với số tiền phải đóng mà nhiều bậc cha mẹ cảm thấy ấm ức vì có những khoản tiền không đáng có, mập mờ không rõ ràng.
Một phụ huynh có con học tại trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, con chị năm nay học lớp 5 và ở lớp này con chị cùng các bạn mới được kết nạp Đội. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm nay, bé nhà chị đã phải đóng tiền quỹ Đội.
Tương tự, đứa con thứ 2 của chị năm nay bắt đầu vào học lớp 3 cùng trường cũng phải đóng khoản tiền này. "Dù nó chỉ là 18.000 đồng/năm/học sinh thôi nhưng tôi thấy hơi vô lý vì các cháu chưa được kết nạp Đội đã phải đóng tiền", vị phụ huynh này bày tỏ.
Một trường tiểu học ở Ba Vì, Hà Nội cũng yêu cầu phụ huynh học sinh phải đóng quỹ Đội bao gồm tiền tham gia Đội TNTP HCM và Đội chữ thập đỏ với số tiền 25.000 đồng/năm/học sinh. Cha mẹ phải đóng khoản phí này cho con bắt đầu từ lúc vào lớp 1 đến lớp 5.
Trong khi đó, theo chia sẻ của một thầy giáo có kinh nghiệm hơn chục năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy khẳng định: Không có quy định học sinh tiểu học phải đóng quỹ Đội.
Trường hợp khác, chị N - một phụ huynh có con học trường mầm non tư thục ở Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, Hà Nội thì bức xúc với khoản tiền nhà trường thu của phụ huynh để tổ chức liên hoan Trung thu. Theo thông báo, mỗi phụ huynh phải đóng 300.000 đồng để nhà trường mua quà nhỏ tặng các cháu. Tuy nhiên, phần lớn số tiền này lại chi trả cho việc dựng sân khấu, thuê loa đài.
"Nếu trường có tiền thì tổ chức cho các cháu vui chơi. Còn không thì mỗi phụ huynh đóng góp khoảng 100.000 đồng để học sinh liên hoan tại lớp. Không phải cha mẹ nào cũng có nhiều điều kiện đóng góp hết các khoản như vậy", chị N. cho biết.
Một phụ huynh ở quận Hà Đông, Hà Nội thì lại hoang mang với khoản đóng góp... tùy tâm để nhà trường mua điều hòa. Trong phiếu tham khảo ý kiến phụ huynh học sinh được người này chia sẻ trên mạng xã hội (ảnh dưới) có ghi: "Gia đình chúng tôi (nhất trí hoặc không nhất trí) với chủ trương của Nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh về việc xã hội hóa lắp đặt điều hòa tại các nhóm, lớp năm học 2015-2016. Trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện gia đình chúng tôi xin ủng hộ số tiền là...".
Không ít người băn khoăn vì số tiền cần phải "tự nguyện" để mua điều hòa là bao nhiêu vì đáng lẽ ra phải có con số cụ thể để phụ huynh "còn biết đường mà lần".
Một khoản thu được cha mẹ học sinh chia sẻ trên mạng. (Ảnh internet).
Do phụ huynh tự thống nhất?
Liên quan đến vụ việc Bảng dự toán kinh phí lắp đặt phòng học khối 6 "gây sốc" dư luận thời gian gần đây, cô Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THPT Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã xác nhận là đúng sự thật.
Bảng dự toán kinh phí lắp đặt phòng học khối 6. (Ảnh internet)
Phụ huynh thì cho rằng Bảng dự toán kinh phí lắp đặt phòng học khối 6, tổng số tiền lắp đặt là hơn 372 triệu đồng, chia ra mỗi lớp phải đóng 74,4 triệu đồng là số tiền quá lớn. Cụ thể, có 8 khoản tiền cần phải đóng là tiền máy chiếu: 73.450.000 đồng; camera: 29,1 triệu đồng; điều hòa 96 triệu đồng; công lắp đặt 11 triệu đồng; máy tính 37,6 triệu đồng; rèm: 30 triệu đồng; bảng lớp: 10 triệu đồng (4 cái); bảng tương tác: 85 triệu đồng (5 bộ).
Cô Yến lý giải, trường THCS Mỹ Đình 2 trong nhiều năm qua, phụ huynh đã làm rất tốt công tác xã hội hóa, trong đó có việc ủng hộ nhà trường về cơ sở vật chất. Phụ huynh khối 6 khi nhập học cho con đều tìm hiểu về trường và thấy trường còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất như lớp học chỉ có bàn ghế, phòng học chỉ có 2 quạt trần và các thiết bị học chưa đầy đủ. Do vậy, phụ huynh đã đề cập với nhà trường xin ý kiến cho lắp đặt thêm thiết bị để tạo điều kiện học tốt hơn cho các cháu.
Tuy nhiên, về phía nhà trường yêu cầu phụ huynh phải đóng góp trên tinh thần tự nguyện, có đơn xin gửi nhà trường. Phụ huynh tự lên dự toán, tự đi mua sắm, lắp đặt. Trường không đứng lên thu tiền, chỉ tư vấn cho phụ huynh nên lắp cái gì và giám sát, hướng dẫn lắp đặt sao cho hiệu quả.
"Mình còn đi làm từ thiện khắp nơi huống hồ gì việc này vì con em trong trường nên tất cả phụ huynh đều nhất trí", cô Yến nhấn mạnh.
Cô Yến cũng cho biết thêm, bảng tương tác trong danh sách thiết bị cần mua năm nay mới được đề xuất sau khi phụ huynh tham khảo nhiều trường sử dụng.
Được biết, năm học 2015-2016, trường THCS Mỹ Đình tuyển sinh 5 lớp khối 6 và tính đến ngày khai giảng mỗi này đã lắp thêm 2 điều hòa. Học sinh sẽ được học tại phòng hết cả 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9. Công tác xã hội hóa của trường THCS Mỹ Đình 2 được thực hiện cách đây 3 năm.
Theo Khám phá