"Phụ nữ Nhật Bản đi như vịt"

(2Sao) - Đó là phát ngôn của Giám đốc quản lý Hiệp hội giày cao gót Nhật Bản trong nỗ lực kêu gọi phụ nữ nước này mang giày cao gót.

Hiệp hội giày cao gót Nhật Bản (JHA) đang kêu gọi phụ nữ trên khắp đất nước này nhận thức việc mua một đôi giày cao gót, khăng khăng cho rằng việc "đứng ở trên cao" sẽ đem lại cho họ sự tự tin và cải thiện dáng đi.



"Phụ nữ Nhật Bản đi như vịt", giám đốc quản lý JHA, "Madame" Yumiko nói tời AFP trong một cuộc phỏng vấn tại salon sang trọng của mình ở Tokyo.

"Họ đi lạch bạch, những ngón chân khép lại, với cái mông nhô ra, cứ như thể họ đang điên cuồng muốn sử dụng nhà vệ sinh vậy. Trông thật kinh khủng!" - Bà nói thêm.

Trong nỗ lực để cải thiện tình hình, tổ chức dành cho phụ nữ này ước tính thành viên sẽ phải trả hàng trăm ngàn yêu chi phí cho các bài học nghi thức, gồm các lớp học đặc biệt nơi phụ nữ được dạy để đi một cách chuẩn xác, đặc biệt là trên những đôi giày cao gót.



Các nhà phê bình tạo ra dấu ấn bằng ý tưởng về sự phân biệt giới tính và nực cười, đặc biệt là phụ nữ vẫn đang phải chiến đấu chống lại một nền văn hóa gia trưởng đã ăn sâu bám rễ, thứ hi vọng họ luôn ở 3 bước phía sau những người đàn ông.

"Những lớp học tập đi" được chứng minh rất phổ biến, Tại JHA, sinh viên phải trả 400.000 yên (khoảng 85 triệu VNĐ) cho 6 tháng, đến nay đã thu hút 4000 người tham gia, trong khi những khóa học và trường học tương tự đang nở rộ trên khắp cả nước.





"Madame" Yumiko, cựu diễn viên 48 tuổi này đổ lỗi cho các di sản thuộc về may mặc của đất nước, đã gây ra những vấn đề về tư thế.

"Phụ nữ Trung Quốc hay Hàn Quốc không mắc phải vấn đề này", bà nói, "Đó là kết quả nền văn hóa kimono của Nhật Bản và cách bước lê chân trong dép rơm. Nó đã ăn sâu vào cách đi bộ của người Nhật".

"Nhưng rất ít người Nhật mặc kimono cả ngày nữa. Chúng ta nên biết về văn hóa phương Tây và làm thể nào để đi giày cao gót một cách chính xác" - Bà Yumiko nói thêm.

Các thay đổi trong phục trang truyền thống Nhật Bàn đã xảy ra dần dần từ khoảng cuối thế kỷ 19, nhưng chỉ đáng kể từ những năm 1980 sau khi giày cao gót trở thành một tất yếu của thời trang.

Thứ gọi là cao gót này trở thành thời đại mà phụ nữ Tây phương đang trải qua một cuộc phản công nữ quyền chống lại những độc đoán về cách ăn mặc của phụ nữ.

Ngôi sao Hollywood Julia Roberts đã đi chân trần trên thảm đỏ LHP Cannes trong tháng 5, một hành động nổi loạn sau khi những nhà tổ chức gây phẫn nộ khi trục xuất những phụ nữ đi giày bệt tại sự kiện này năm ngoái.



Tháng trước, hơn 100.000 người Anh kiến nghị Quốc hội Anh, kêu gọi một sự thay đổi đối với luật ăn mặc lỗi thời, cho phép người sử dụng lao động yêu cầu nhân viên nữ đi giày cao gót ở nơi làm việc. Chiến dịch hiện đang được sự ủng hộ của một số chính trị gia và được khởi xướng bởi một nhân viên lễ tân đã bị đuổi về nhà vì đi giày bệt.

Nhưng bà Yumiko lập luận rằng đi giày cao gót sẽ khiến "phụ nữ Nhật Bản trở nên tự tin hơn".

Giải pháp của bà là cho những người phụ nữ đang chết ngạt bởi các giao thức nghiêm ngặt, đơn giản là "ném vào một đôi giày cao gót", tranh luận cởi mở sẽ mở cửa tâm hồn.

Nhà bình luận xã hội nổi tiếng Nhật Bản Mitsuko Shimomura  bác bỏ ý tưởng vô nghĩa mà hầu hết sẽ bị cười nhạo này.

Bà Mitsuko cho biết: "Không có mối quan hệ giữa giày cao gót và quyền lực của phụ nữ. Nghe thật điên rồ!"

Nhưng giày cao gót vẫn có một vai trò quan trọng trong việc tán tỉnh thời hiện đại, Giám đốc JHA Tomoko Kubota cho biết. "Nếu phụ nữ trông quyến rũ hơn, nó sẽ giúp đàn ông Nhật Bản có ý tưởng hăng hái hơn".

Một nghiên cứu năm 2014 bởi các nhà khoa học của trường Đại học de Bretagne-Sud (Pháp) ủng hộ quan điểm này. Nhóm tiến hành thí nghiệm xã hội cho thấy người đàn ông cư xử tích cực hơn đối với phụ nữ mang giày cao gót.



Trong một thử nghiệm, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng khi một người phụ nữ đi giày cao gót đánh rơi găng tay của cô trên đường phố, có nhiều hơn 50% những người đàn ông đã dừng lại và nhặt trả lại cô so với phụ nữ đi giày bệt. Đây là kết quả được công bố trên tạp chí Archives of Sexual Behaviour.
Những "học sinh" đến học ở JHA mong muốn có một tấm bằng chứng nhận đi đứng chính xác.

Một học viên 46 tuổi sau khi trải qua một bài học tập đi, cho biết: "Chúng tôi biết làm thế nào để di chuyển trong một bộ kimono và làm thế nào để cúi đầu đúng cách, nhưng không biết làm thế nào để đi trên đôi giày cao gót. Việc này có thể giúp chúng tôi nắm bắt được một người đàn ông tốt".

Một cựu sinh viên khác của JHA Ayaka Miyata, 44 tuổi, đồng ý đó là kỹ năng quan trọng mà ít phụ nữ Nhật làm chủ được. "Nó làm bạn trông nữ tính hơn. Là thứ cần thiết cho người phụ nữ hiện đại thấy tự hào và tự tin vào bản thân".

Không chỉ đấu tranh cho phụ nữ, bà Yumiko còn đầu tranh cho... đàn ông: "Như trong thời kỳ Phục hưng, những người đàn ông muốn trông cao hơn và phong cách hơn. Đàn ông nên đi giày cao gót, họ có thể oai nghiêm như vua Louis XIV. Tôi chắc chắn điều đó sẽ xảy ra".

Bảo Châu
Theo Vietnamnet


Tin tức mới nhất