Phú Thọ: Hãi hùng lễ hội dùng búa đập vào đầu trâu đến chết

Lễ hội Cầu Trâu (xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ) mới được khôi phục lại và được tổ chức thường niên vào đêm mùng 9, rạng sáng mùng 10 tháng Giêng hàng năm.

Ông Cao Xuân Trường, cán bộ văn hóa xã Hương Nha cho biết, lễ hội Cầu Trâu được tổ chức đều đặn hàng năm để tưởng nhớ về công đức của nữ tướng Xuân Nương (thời Hai Bà Trưng).

“Một phần phụ thuộc vào kinh tế, một phần do công tác lễ hội được rút ngắn nên 5 năm tổ chức lễ hội lớn một lần, dịp thường niên chỉ mang tính hình thức" – ông Trường cho hay.

Ông Cao Xuân Trường (Cán bộ văn hóa xã Hương Nha) nói: "Từ 20 thán
Chạp dân làng đã họp bàn để chọn mua trâu, chuẩn bị cho lễ hội chính.
Trong lễ hội, "ông trâu" được lựa chọn kỹ càng. Nghi lễ của hội
Cầu Trâu thu hút đông đảo khách thập phương tham dự".

Ông Phạm Ngọc Quỳnh (68 tuổi, chủ tế 4 năm liên tiếp của lễ hội) chia sẻ: “Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của Nữ tướng Xuân Nương.

Vì vậy được chọn làm chủ tế liên tiếp trong 4 năm khiến tôi cảm thấy rất vui và háo hứng, mong chờ lễ hội hàng năm được tổ chức” .

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại tại lễ hội Cầu Trâu năm nay:

Để chuẩn bị cho lễ hội, ông trâu được đưa ra sông Hồng tắm rửa sạch sẽ.
Để chuẩn bị cho lễ hội, "ông trâu" được đưa ra sông Hồng tắm rửa sạch sẽ.

Sau khi tắm rửa, ông trâu được đưa về đình khấn lễ trước khi đưa về nghỉ ngơi chuẩn bị cho lễ tế.
Sau khi tắm rửa, "ông trâu" được đưa về đình khấn lễ trước khi đưa
về nghỉ ngơi chuẩn bị cho lễ tế.

Đúng 19h tối mùng 9 tháng Giêng, ông trâu được rước từ UBND xã Hương Nha đến bãi tế cách đó chừng 2km.
Đúng 19h tối mùng 9 tháng Giêng, "ông trâu" được rước từ UBND
xã Hương Nha đến bãi tế cách đó chừng 2km.


Đuốc tre được bện thành bó dài, đốt sáng rực suốt quãng đường rước lễ...

Kiệu rước.
Kiệu rước.

Ban tổ chức cùng thành viên ban thế lễ “có lời” với “ông Trâu xinđược hành lễ. Trâu lễ được buộc vào cọc lim trước giữa sân đình chuẩn bị cho màn hành lễ.
Ban tổ chức cùng thành viên ban thế lễ “có lời” với “ông Trâu" xin được
hành lễ. Trâu lễ được buộc vào cọc lim trước giữa sân
đình chuẩn bị cho màn hành lễ.

12 nam thanh niên có sức vóc, chưa lập gia đình, được cọn lọc kỹ lưỡng từ các hộ gia đình văn hóa, hạnh phúc... tham gia vào nghi thức lễ hội Cầu Trâu.
12 nam thanh niên có sức vóc, chưa lập gia đình, được chọn lọc
kỹ lưỡng từ các hộ gia đình văn hóa, hạnh phúc... tham gia
vào nghi thức lễ hội Cầu Trâu.

Ông trâu được được vào buộc chắc bằng dây thừng ở cổ và cột vào một cột gỗ được chôn sẵn từ trước.
"Ông trâu" được được vào buộc chắc bằng dây thừng ở cổ và cột vào
một cột gỗ được chôn sẵn từ trước.

Lễ cầu Trâu bắt đầu, 12 thanh niên thực hiện lễ cầu. Họ dùng vồ đập đất thay phiên nhau nện vào đầu trâu cho đến khi trâu lễ gục xuống đất mới thôi.
Lễ cầu Trâu bắt đầu, 12 thanh niên thực hiện lễ cầu. Họ dùng vồ đập
đất thay phiên nhau nện vào đầu trâu cho đến khi trâu
lễ gục xuống đất mới thôi.

Vừa đập, vừa đẩy cho trâu đi vòng quanh cột gỗ, người dân quan niệm rằng ông trâu quay đầu về phía nào là ban phước may về hướng đó.
Vừa đập, vừa đẩy cho trâu đi vòng quanh cột gỗ, người dân quan niệm
rằng "ông trâu" quay đầu về phía nào là ban phước may về hướng đó.

Những chiếc búa gỗ liên tiếp khảo vào đầu ông trâu.
Những chiếc búa gỗ liên tiếp khảo vào đầu "ông trâu".

Chỉ khi nào ông trâu gục xuống mới thôi.
Chỉ khi nào "ông trâu" gục xuống mới thôi.

Chỉ khi nào ông trâu gục xuống mới thôi
Nhiều người dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự lễ hội.

Những năm trước đây, lễ hội được tổ chức từ tối mùng 2 đến rạng sáng mùng 3 tháng Giêng.

Hiện nay, sau khi phục hồi lại lễ hội thì thời gian tổ chức lễ hội diễn ra từ tối mùng 9 đến rạng sáng mùng 10 tháng Giêng.

Theo lệ tục, trâu được chọn phải là trâu đực béo khỏe. Người được chọn nuôi trâu gọi là chứa lền. Chủ chứa lềnh nhất thiết phải ăn chay từ khi rước trâu về.

Lán của trâu phải làm bằng vật liệu mới, mỗi buổi chiều chủ chứa lềnh phải đem trâu ra bến tắm sau đó tự tắm cho mình.

19h ngày mùng 2 tháng Giêng (nay là tối mùng 9 tháng Giêng), nhà chứa lềnh phải làm một cỗ gà và một cỗ chay gồm củ mài, mía ngọt, chè lam, chè kho và hoa quả cùng một hũ rượu.

Tối đến, chủ tế và dân làng cùng 12 “con chùa” (12 trai tân trẻ khỏe với 12 vồ (búa gỗ) để khảo trâu - cầu trâu) đến nhà chứa lềnh rước trâu ra đền Hạ.

Trước khi làm lễ cầu trâu, người ta đốt bên cạnh cột buộc trâu hai bó đuốc bằng nứa khô.

Sau đó, nhà sát làm lễ mật xin "âm dương". Tiếp đó, 12 con chùa múa, cúng trước cửa đền trước khi cầu trâu.

Khi trâu ngã gục và chết, nhà sát phải thử lửa vào bộ phận “sinh thực khí” là bộ phận nhạy cảm nhất của trâu xem trâu đã chết chưa.

Nếu trâu chưa chết nhà sát cho các con chùa đánh tiếp đến khi trâu chết hẳn thì nhà sát mới được mổ.

Sau khi trâu được lột da, người ta chôn 4 chiếc cọc rồi căng da trâu làm “nồi da nấu thịt” tái hiện việc mổ trâu khao quân của nữ tướng Xuân Nương.

Người ta còn cắt 12 miếng thịt trâu ngon ở bắp làm 12 quả đài xinh để tế thần. Sáng mùng 3 tháng Giêng (nay là sáng mùng 10) người dân tổ chức lễ “chạy chài”.

Lễ gồm thịt và lòng trâu đặt trên mâm tre. Sau đó, nhà sát đội ra bến Gềnh để cúng.

Trên đường đi lễ về, người dân thi nhau tranh cướp lễ vật.

Theo quan niệm từ xưa, nếu ai cướp được lễ vật thì năm đó làm ăn phát đạt, con cháu thuận hòa làm ăn gặp nhiều may mắn.

Theo Trí thức trẻ


Tin tức mới nhất