Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-1
Gặp khó khăn trong việc thực hiện ý tưởng dựng phim trường cổ trang riêng, đoàn phim Phượng khấu thuê một phim trường tại Long An để ghi hình. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cho biết, địa điểm quay mang phong cách nhà cổ Nam Bộ. Vì vậy, đội ngũ thiết kế phải tự dựng vách, treo rèm để tái hiện lại hình ảnh bên trong cung đình Huế thế kỷ 19. Đoàn phim luân phiên trưng dụng ba căn nhà giả cổ. Khi đang bấm máy ở nhà này, đội thiết kế dựng sẵn bối cảnh ở nhà kia. Diện tích mỗi cung, phòng của các nhân vật ước tính tương đương với diện tích thực của cung, phòng trong nội cung triều Nguyễn. Không gian các căn nhà này hầu như bỏ trống, hoặc có rất ít đồ đạc nhưng không phù hợp với phim.

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-2
Ngoài một lượng đồ cổ mua hoặc mượn được, tổ thiết kế tự dựng vách làm bằng gỗ xà cừ, gỗ thông hoặc khung sắt, treo rèm tự may, trải chiếu tự vẽ để bài trí thêm. Để tiết kiệm thời gian lẫn chi phí, đạo diễn chủ trương thiết kế phòng ốc của các phi tần tương tự nhau, chỉ thay đổi màu sắc và rất ít nội thất. Anh lựa chọn các màu vàng, cam đất, be, ghi cho vật dụng trong mỗi cung, phòng. Mỗi lần thay đổi cảnh quay, đoàn phim mất hai tiếng để di chuyển đồ đạc và trang hoàng không gian. Có những hôm, cả đoàn chỉ quay được ba, bốn phân đoạn là "đuối". Mấy ngày đầu, êkíp "vỡ" kế hoạch vì quy trình thiết kế quá tỉ mỉ, tốn thời gian.

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-3
NSND Hồng Vân (áo đỏ) và NSƯT Ngọc Hiệp tập thoại trong bối cảnh cung của Lệnh phi Phương Nhậm (Hồng Vân đóng).

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-4
Nghệ sĩ Hồng Đào và NSND Hồng Vân trong bối cảnh cung Từ Thọ (nơi ở của thái hoàng thái hậu Nhân Tuyên). Đây là bối cảnh xuất hiện nhiều thứ hai trong phim, sau điện Càn Thành - nơi vua Triệu Trị thiết triều.

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-5
Hai nhân viên đội thiết kế sơn bình phong dưới trời nắng buổi trưa giáp Tết. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh tiết lộ, vì một số lý do đặc biệt, anh quyết định thay đổi toàn bộ đội ngũ thiết kế chỉ hai ngày trước thời điểm phim khai máy. Anh tâm sự: "Tôi nghĩ một sức mạnh tâm linh nào đó đã phù hộ cho tôi. 48 tiếng trước giờ quay, tôi bốc máy liên hệ mọi người, cứ lo không tìm được ai. Cuối cùng, tôi may mắn nhờ được nhiều đồng nghiệp cũ".

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-6
Một thành viên tổ thiết kế khâu rèm ngay bên ngoài bối cảnh. Họ mang máy cắt khắc CNC, máy sơn, sơn vẽ, nhiều dụng cụ khác tới phim trường để thi công bối cảnh, thiết kế đạo cụ tại chỗ. 35 nhân viên thiết kế được chia làm ba tổ phụ trách các công việc: dựng cảnh, chuẩn bị đạo cụ, túc trực tại hiện trường cảnh quay. Làm việc liên tục dưới thời tiết oi bức, một số thành viên bị say nắng, ngất xỉu trên phim trường, phải đưa đi cấp cứu và truyền nước.

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-7
Một nhân viên thiết kế nung chảy thỏi son để làm son sáp thời xưa.

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-8
Đồ gốm, sứ, gỗ, nữ trang trong phim bao gồm đồ cổ thật, được mượn từ nhiều nhà sưu tập, được mua từ làng gốm Bát Tràng, Hà Nội hoặc phố đồ cổ Lê Công Kiều, TP HCM. Một lượng lớn khác là đồ giả cổ. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh kể, đội thiết kế thay phiên nhau ngủ qua đêm tại kho đạo cụ trên phim trường: "Các anh em không dám ngủ, thay phiên nhau trông đồ vì cả trăm món quý giá. Nếu mất, có tiền cũng không mua được".

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-9
Đồ ăn trong Phượng khấu được chọn lựa và sử dụng tùy theo phân loại. Đồ ăn chỉ dùng để bày biện trên bàn gồm bánh in bọc giấy bóng kính và hạt sen được bọc giấy bóng kính giả làm kẹo. Các món đồ này được tái sử dụng nhiều ngày vì diễn viên không ăn. Các món bánh cổ truyền như bánh ú, bánh tẻ... được mua mới mỗi ngày, để đảm bảo an toàn khi diễn viên ăn. Món ăn trong tiệc tùng do chuyên gia ẩm thực và văn hóa truyền thống tư vấn, chuẩn bị.

Phượng khấu phát sinh hơn 2 tỷ đồng thiết kế-10
Bánh đậu xanh được tạo hình trái cây, dùng để trang trí trên bàn trà.

Theo NgoiSao.Net