Thói quen gọt vỏ dưa chuột, cà rốt là sai lầm

Sai lam phai toi 90% nguoi Viet mac phai khi an ca rot, dua chuot can bo gap

Vỏ dưa chuột có màu xanh đậm chứa phần lớn các chất chống oxy hóa, vitamin K. Vỏ của khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, kali, magiê, vitamin B6 và vitamin C. Vỏ của củ cải đường là nguồn anthocyanins, là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn.

Ngoài ra, vỏ của hầu hết các củ quả có chứa chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là các nhóm nguyên tử có thể gây tổn hại cho cơ thể khi sản sinh ra quá nhiều, chẳng hạn như bệnh tim. Vitamin C và E có trong nhiều loại rau củ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác động hủy hoại của các gốc tự do bằng cách trung hòa chúng.

 

Những lưu ý khi sử dụng cà rốt:

Sai lam phai toi 90% nguoi Viet mac phai khi an ca rot, dua chuot can bo gap

Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...

Tuy có lượng chất rất dồi dào nhưng chất xơ chứa trong cà rốt ở dạng không hòa tan, nếu ăn cà rốt quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm chúng bị tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón. Vì vậy, tốt hơn hết nên ăn đúng liều lượng cần thiết. Liều dùng phù hợp nhất trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ hai đến ba bữa càrốt, mỗi bữa nên ăn khoảng 50g (nửa củ to hoặc một củ nhỏ).

Khi ăn nếu có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói… nên ngưng ngay và nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán có phải đã bị ngộ độc.

Lưu ý khi ăn dưa chuột

Không ăn khi dưa đắng

Trong dưa chuột có chất độc, đó là vị đắng. Các nghiên cứu đã chứng minh các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic có trong dưa chuột là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong dưa chuột. Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều những chất này còn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn.

Không ăn khi thận yếu

Trong dưa chuột có nhiều kali, lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu – một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.

Do dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.

Theo Khoevadep