Cách đây tròn một năm, bức ảnh về chú chó nhỏ nằm gọn gàng trong túi xách của người đánh giày đã khiến bao người thú vị. Ngay lập tức, bức hình đã nhận được hàng ngàn chia sẻ. Cư dân mạng xôn xao tìm hiểu câu chuyện đằng sau hình ảnh này.
Và họ càng cảm động hơn khi biết được chú chó mù hai mắt từ khi mới sinh, và chính người chủ cũng bị câm, tay bị liệt và chân mang tật. Chủ làm nghề đánh giày, sống vạ vật vỉa hè, góc đường gần 20 năm ròng.
Người đánh giày tên Trần Khắc Ân (38 tuổi) này rất yêu chó. Trước đó, anh tưng nuôi vài con chó khác. Dù nghèo, dù chú cún có bị mù anh vẫn chăm sóc ân cần. Và có người trả cả tiền triệu để mua chú chó anh cũng không bán. Hai số phận khốn khó nương tựa vào nhau - người đánh giày bị câm và chú chó mù - một câu chuyện tưởng như chỉ tồn tại trong cổ tích nhưng lại vẫn đang diễn ra mỗi ngày trên đường phố Sài Gòn.
Ngay sau đó, nhiều người đã đến tận góc đường Cao Bá Quát – Thái Văn Lung (Q.1) tìm hiểu về câu chuyện trên và tỏ ý giúp đỡ anh đánh giày và chú chó mù. Họ mang theo rất nhiều đồ ăn, đồ chơi, quà và cả tiền dành tặng cho anh đánh giày. Người thì còn lo bữa cơm cho chủ, người lo khám bệnh, tiêm phòng cho chú chó.
Vài tháng sau đó, anh Ân đánh giày đã giành được giải thưởng We Choice Awards là một giải thưởng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam nhằm tôn vinh những người truyền cảm hứng cho hạng mục hình ảnh đẹp.
Một năm sau câu chuyện nay, cuộc sống của họ hiện tại ra sao? Chiều 28/7, chúng tôi tìm đến góc đường Cao Bà Quát – Thái Văn Lung nhưng không thấy anh Ân ở đó. Hỏi chị bán bánh ướt cạnh đó mới biết anh đi đánh giày. “Thằng này nó ngoan lắm, chỉ biết đánh giày và chăm chó. Nó chỉ đánh gày vòng vòng gân đây, chắc xíu là về”, chị Lan (bán hàng) nói ngắn gọn.
Chừng mười phút sau, anh Ân đi về, thật vui hơn khi bên cạnh anh, chú chó mù vẫn tung tăng bám theo. Một năm tròn, người đánh giày vẫn vậy nhưng đã có hẳn chiếc túi to để đồ nghề và vật dụng chăm chó. Riêng chú cún bé nhỏ ngày nào thì đã lớn thấy rõ với bộ lông dày mượt mà và rất tinh nghịch, hay cắn tay chủ.
Vừa gặp, anh Ân liền lắc tay, mặt buồn so ý nói ngày hôm nay chưa được đôi giày nào. Anh Minh (nhân viên khách sạn) giải thích: “Lần nào đánh giày về được bao nhiêu đôi thằng O (biệt danh của anh Ân) đều khoe, hôm nào không được là tiu ngỉu”.
Rồi anh Minh kể tiếp: “Chuyện thằng O được nhiều người giúp đỡ cả khu này ai cũng biết. Ai cũng vui mừng. Nhưng chỉ vài ngày là không ai đến nhiều nữa. Chỉ lâu lâu có người chơi với con cún và cho đồ ăn, bánh kẹo. Nó vẫn chăm chỉ đi đánh giày, sáng từ 9h cho đến chiều tối mới nghỉ”.
Chú chó mù được chủ cực kì cưng, đeo vòng lắc ở cổ và đi đâu cũng dắt theo. Tối ngủ thì anh Ân xích lại ngay cạnh mình. Suốt 1 năm qua, chú chó lớn nhanh, thích nghi với cuộc sống đường phố nên ít ốm đau. Vừa làm về là anh Ân liên lấy dầu gội đầu, dắt qua vòi nước ở cửa hàng bên cạnh tắm rửa. Nhìn cảnh chủ tớ âu yếm, quấn quýt với nhau giữ hè phố khiến ai trông thấy cũng ấm lòng.
Về số giải thưởng nhận được, anh Ân diễn tả động tác ăn và lắc tay để diễn tả đã xài hết số tiền thưởng chủ yếu cho việc ăn uống. “Thằng O được mọi người ở đây quý lắm. Cứ trưa tối thì nó chỉ việc đứng ở tiệm món ăn Hàn Quốc là nhân viên tự mang cơm ra. Lâu lâu tôi cũng cho hộp bánh ướt ăn sáng. Nó thèm món gì thì tự mua thêm thôi”, cô Lan giải thích.
Rồi có những khi người đánh giày ốm đau thì cô Lan lại hỏi các triệu chứng, ghi vào giấy để anh tự đi mua thuốc. Những lúc không đánh giày, anh thường ngồi trên ghế vuốt ve cún hoặc dắt đi dạo. Nhiều người đi ngang qua, thích thú lại đến gần đùa nghịch với chú cún dễ thương.
Hiện tại, anh không còn ngủ ở gầm cầu thang của một khách sạn mà chuyển sáng cửa hàng đồ ăn gần đó. Tuy nhiên phải đến khi cửa hàng đóng cửa, anh mới có thể mang chăn gối qua mái hiên ngủ nhờ.
Trải qua bao ồn ào, người chủ câm và chú chó mù vẫn vui vẻ với cuộc sống giản dị, đạm bạc nhưng luôn tràn đầy sự lạc quan, yêu thương. Có lẽ cuộc sống như vậy cũng đủ mang lại hạnh phúc với người đánh giày.
Và họ càng cảm động hơn khi biết được chú chó mù hai mắt từ khi mới sinh, và chính người chủ cũng bị câm, tay bị liệt và chân mang tật. Chủ làm nghề đánh giày, sống vạ vật vỉa hè, góc đường gần 20 năm ròng.
Anh Ân bên chú chó mù cưng của mình.
Người đánh giày tên Trần Khắc Ân (38 tuổi) này rất yêu chó. Trước đó, anh tưng nuôi vài con chó khác. Dù nghèo, dù chú cún có bị mù anh vẫn chăm sóc ân cần. Và có người trả cả tiền triệu để mua chú chó anh cũng không bán. Hai số phận khốn khó nương tựa vào nhau - người đánh giày bị câm và chú chó mù - một câu chuyện tưởng như chỉ tồn tại trong cổ tích nhưng lại vẫn đang diễn ra mỗi ngày trên đường phố Sài Gòn.
Một năm trước, câu chuyện chú chó mù và người đánh giày câm thu hút
sự quan tâm của nhiều người.
sự quan tâm của nhiều người.
Ngay sau đó, nhiều người đã đến tận góc đường Cao Bá Quát – Thái Văn Lung (Q.1) tìm hiểu về câu chuyện trên và tỏ ý giúp đỡ anh đánh giày và chú chó mù. Họ mang theo rất nhiều đồ ăn, đồ chơi, quà và cả tiền dành tặng cho anh đánh giày. Người thì còn lo bữa cơm cho chủ, người lo khám bệnh, tiêm phòng cho chú chó.
Vài tháng sau đó, anh Ân đánh giày đã giành được giải thưởng We Choice Awards là một giải thưởng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam nhằm tôn vinh những người truyền cảm hứng cho hạng mục hình ảnh đẹp.
Hiện tại cuộc sống của hai nhân vật này vẫn nguyên vẹn như ngày đàu, không nhiều xáo trộn.
Một năm sau câu chuyện nay, cuộc sống của họ hiện tại ra sao? Chiều 28/7, chúng tôi tìm đến góc đường Cao Bà Quát – Thái Văn Lung nhưng không thấy anh Ân ở đó. Hỏi chị bán bánh ướt cạnh đó mới biết anh đi đánh giày. “Thằng này nó ngoan lắm, chỉ biết đánh giày và chăm chó. Nó chỉ đánh gày vòng vòng gân đây, chắc xíu là về”, chị Lan (bán hàng) nói ngắn gọn.
Chừng mười phút sau, anh Ân đi về, thật vui hơn khi bên cạnh anh, chú chó mù vẫn tung tăng bám theo. Một năm tròn, người đánh giày vẫn vậy nhưng đã có hẳn chiếc túi to để đồ nghề và vật dụng chăm chó. Riêng chú cún bé nhỏ ngày nào thì đã lớn thấy rõ với bộ lông dày mượt mà và rất tinh nghịch, hay cắn tay chủ.
Anh Ân rất cưng người bạn đồng hành của mình.
Vừa gặp, anh Ân liền lắc tay, mặt buồn so ý nói ngày hôm nay chưa được đôi giày nào. Anh Minh (nhân viên khách sạn) giải thích: “Lần nào đánh giày về được bao nhiêu đôi thằng O (biệt danh của anh Ân) đều khoe, hôm nào không được là tiu ngỉu”.
Tắm rửa sạch sẽ cho vật cưng mỗi ngày.
Rồi anh Minh kể tiếp: “Chuyện thằng O được nhiều người giúp đỡ cả khu này ai cũng biết. Ai cũng vui mừng. Nhưng chỉ vài ngày là không ai đến nhiều nữa. Chỉ lâu lâu có người chơi với con cún và cho đồ ăn, bánh kẹo. Nó vẫn chăm chỉ đi đánh giày, sáng từ 9h cho đến chiều tối mới nghỉ”.
Chú chó mù được chủ cực kì cưng, đeo vòng lắc ở cổ và đi đâu cũng dắt theo. Tối ngủ thì anh Ân xích lại ngay cạnh mình. Suốt 1 năm qua, chú chó lớn nhanh, thích nghi với cuộc sống đường phố nên ít ốm đau. Vừa làm về là anh Ân liên lấy dầu gội đầu, dắt qua vòi nước ở cửa hàng bên cạnh tắm rửa. Nhìn cảnh chủ tớ âu yếm, quấn quýt với nhau giữ hè phố khiến ai trông thấy cũng ấm lòng.
Mỗi ngày, anh đều đặn đi đánh giày. Giờ anh đã có chiếc tui mới chưa được nhiều đồ thay
vì thùng gõ nhỏ như trước kia.
vì thùng gõ nhỏ như trước kia.
Về số giải thưởng nhận được, anh Ân diễn tả động tác ăn và lắc tay để diễn tả đã xài hết số tiền thưởng chủ yếu cho việc ăn uống. “Thằng O được mọi người ở đây quý lắm. Cứ trưa tối thì nó chỉ việc đứng ở tiệm món ăn Hàn Quốc là nhân viên tự mang cơm ra. Lâu lâu tôi cũng cho hộp bánh ướt ăn sáng. Nó thèm món gì thì tự mua thêm thôi”, cô Lan giải thích.
Rồi có những khi người đánh giày ốm đau thì cô Lan lại hỏi các triệu chứng, ghi vào giấy để anh tự đi mua thuốc. Những lúc không đánh giày, anh thường ngồi trên ghế vuốt ve cún hoặc dắt đi dạo. Nhiều người đi ngang qua, thích thú lại đến gần đùa nghịch với chú cún dễ thương.
Nhiều người đi ngang qua, thích thú đùa nghịch với em cún.
Hiện tại, anh không còn ngủ ở gầm cầu thang của một khách sạn mà chuyển sáng cửa hàng đồ ăn gần đó. Tuy nhiên phải đến khi cửa hàng đóng cửa, anh mới có thể mang chăn gối qua mái hiên ngủ nhờ.
Trải qua bao ồn ào, người chủ câm và chú chó mù vẫn vui vẻ với cuộc sống giản dị, đạm bạc nhưng luôn tràn đầy sự lạc quan, yêu thương. Có lẽ cuộc sống như vậy cũng đủ mang lại hạnh phúc với người đánh giày.
Theo Trí thức trẻ