Sinh viên khốn khổ vì vật lộn trong những phòng trọ tồi tàn, lụp xụp mà giá siêu "chát"
2 triệu đồng là một số tiền không hề nhỏ, nhưng con số này cũng chỉ giúp nhiều tân sinh viên ở Hà Nội thuê được những phòng trọ lụp xụp, ẩm thấp. Chưa kể tiền điện, nước, internet thì luôn bị tính đắt gấp 3, gấp 4 bình thường.
Các bạn, những sinh viên phải đi thuê trọ! Các bạn đã và đang trải qua quãng đời sinh viên của mình như thế nào? Có khi nào, các bạn phải sống trong những căn nhà cấp 4 nằm trong dãy trọ ẩm thấp, hôi hám, thiếu mạng internet và giá điện cao 4.000-5.000 đồng/số, nước 25.000 đồng/khối? Bạn có thấy giá tiền 1,5 đến 3 triệu đồng mình bỏ ra hàng tháng chỉ để thuê một căn phòng trống rỗng là quá đắt đỏ, nhưng chúng ta lại luôn trong trạng thái bất lực vì không biết làm gì khác hơn?
Tôi có những người bạn và họ đang kể cho tôi nghe những câu chuyện vô cùng bức xúc về vấn đề thuê trọ. Đó là khi đồng tiền bỏ ra đã không mua được chất lượng dịch vụ tương xứng. Sinh viên sống ở Hà Nội đã vài năm, có thể sẽ không thấy những chuyện này có gì bất ngờ nhưng những tân sinh viên "chân ướt chân ráo" lên Thủ đô, họ đang nuôi rất nhiều "cục tức" trong lòng.
Phòng trọ ổ chuột và những mức giá ở... trên trời
Đầu tháng 9 cũng là khoảng thời gian nhiều trường ĐH, CĐ tại Hà Nội chào đón tân sinh viên xuất sắc vượt qua thác vũ môn trong kỳ thi THPT chung Quốc gia vừa qua. Đây cũng là lúc các bạn sinh viên quay lại trường học. Sinh viên cũ cộng thêm sinh viên mới khiến nhu cầu phòng trọ tăng cao đột biến. Lợi dụng cơ hội này, nhiều chủ trọ liên tục tăng giá tiền phòng, tiền điện, nước để kiếm lời.
Tại quận Cầu Giấy, nơi tập trung rất nhiều trường ĐH, CĐ, giá phòng trọ cũng tăng cao chóng mặt. Để có thể thuê một căn phòng bình dân, gần trường trong vòng bán kính khoảng 1km đổ lại, sinh viên phải bỏ ra số tiền từ 2 đến 3 triệu đồng.
Nói là bình dân bởi vì các căn phòng này thường có diện tích chỉ khoảng 15m2, không hề có chuẩn bị trước bất cứ vật dụng nào, bao gồm cả giường ngủ. Tiện ích duy nhất là chúng có nhà vệ sinh khép kín. Căn phòng nào tử tế hơn, sẽ có thêm một gác xép và hành lang đủ rộng để nấu ăn ở bên ngoài.
Sinh viên khốn khổ vì vật lộn trong những phòng trọ tồi tàn, lụp xụp mà giá siêu chát - Ảnh 1.
Căn phòng này trước khi thuê tuy mới chỉ có một chiếc giường, tủ gỗ, khá chật hẹp nhưng cũng có giá lên tới 3,2 triệu đồng.
Bỏ ra 2,6 triệu đồng để thuê một căn phòng nằm trên tầng 3 của dãy trọ gần ĐH Thương Mại nhưng Hoài Thu (sinh viên năm nhất ngành Quản trị thương hiệu) vẫn không hề vừa lòng với chất lượng dịch vụ tại đây. "Khi mình đọc trên mạng, bác chủ rao rằng có bình nóng lạnh, hành lang thoáng rộng nhưng khi đến nơi thì phòng ốc trống trơn, chẳng hề có vật dụng gì. Hành lang được quảng cáo rộng rãi nhưng chỉ vừa đủ đặt một kệ nhỏ kê bếp ga một để nấu nướng".
Tuy nhiên, vì mới từ Bắc Giang lên Hà Nội nên Thu vẫn muốn ổn định chỗ ở trước rồi tính tiếp. "Đi lại đường sá xa xôi nên mình thuê tạm căn nhà này cạnh trường. Ý định của mình là khi nào tìm được căn khác giá hợp lý hơn thì sẽ chuyển đi".
Không có đủ tiền để thuê những căn phòng bình dân, nhiều bạn trẻ phải "hạ cấp", tìm thuê trọ ở những khu nhà ổ chuột hết sức tạm bợ. Những ngôi nhà cấp 4, không có khu vệ sinh khép kín, sử dụng nước giếng khoan thay vì nước máy... nhưng giá vẫn từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng.
Trí Công (sinh viên năm nhất ĐH Sư phạm Hà Nội) đang phải sống vật vã trong căn nhà trọ tồi tàn trên phố Mai Dịch. Cả dãy trọ đều là những căn nhà cấp 4 lợp mái brô-xi-măng, không có cửa sổ nên rất nóng bức và tối tăm. Nền nhà ẩm thấp, không lát đá hoa và không có đầu mối để kết nối internet. Dù chất lượng kém như vậy nhưng giá phòng vẫn rất "chát chúa", tiêu tốn của Công 1,5 triệu/tháng.
"Ở đây căn phòng nào có thêm gác xép giá sẽ là 1,6 triệu, vệ sinh khép kín thì sẽ tầm 1,8 nhưng tất cả đều là nhà cấp 4, rất bí bách và chật chội", Công nói thêm.
Theo lời Công, vì muốn tiết kiệm chi phí nên cậu phải chấp nhận chọn thuê căn nhà ổ chuột này để sống trong những tháng đầu nhập học. "Mới nhập học, nhiều chi phí cần phải lo nên mình muốn tìm căn phòng giá rẻ để tiết kiệm chi tiêu". Công cũng cho hay, những căn phòng này vì ở gần trường nên thường bị chủ trọ vin vào lý do đó để nâng giá. Tuy nhiên, do Công và nhiều bạn bè khác không có phương tiện đi lại, chưa thông thuộc đường xá nên không muốn trọ ở quá xa.
Điện, nước "leo giá" đến mức "cắt cổ"
Theo khảo sát của PV, giá điện nước của những khu trọ sinh viên quanh các trường ĐH Công nghiệp, Quốc gia, Sư Phạm, Ngoại Thương, Thương Mại, Học viện Báo chí & Tuyên truyền... đều khá đắt đỏ. Giá điện là 4.000-5.000 đồng/số, nước từ 25.000 đến 30.000 đồng/khối.
Thu Trang (sinh viên ĐH Thương Mại) cho biết, cô hiện đang thuê một căn phòng trên phố Trần Bình với mức giá 2 triệu đồng/tháng. "Chưa kể đến chất lượng nhà ở ẩm thấp thì điện, nước ở đây quá đắt, lên mức 4.500 đồng/số, nước 25.000 đồng/khối nhưng bọn mình cũng không có nhiều sự lựa chọn vì gần như nhà nào cũng thu mức giá như vậy".
Được biết, giá bán lẻ điện hiện nay bình quân chỉ khoảng 1.500 đồng/số nhưng mức thu hiện tại của các chủ trọ đang khiến nó bị đẩy lên cao gấp 2-3 lần. Tương tự, giá bán lẻ nước sạch chỉ khoảng từ 7.000 đến 10.000 đồng/khối (áp dụng khi dùng dưới 30m3) và khoảng 18.000 đồng/khối (tính cho số nước vượt ra mốc 30m2). Chưa kể sinh viên thường sử dụng điện, nước rất tiết kiệm (một tháng, một phòng cũng chỉ hết vài khối nước) thì dù tính theo mức giá tối đa, các chủ trọ vẫn thu đắt gấp 1,5 lần.
"Tuy nhiên khi đem điều này đi hỏi thì bác chủ bảo rằng điện, nước nhà bác ấy phải tính theo giá hộ kinh doanh rồi còn cộng thêm tiền điện bơm nước, hao mòn bể chưa, công tơ điện... nói qua nói lại một hồi cuối cùng bọn mình cũng đành chịu thua", Trang chia sẻ.
Nguyễn Thắm (sinh viên ĐH Ngoại thương) cũng tâm sự, vì giá điện quá đắt nên cô luôn phải chú ý tiết kiệm điện, nước từng chút một. "Phòng mình có 2 người nên bọn mình bảo nhau, mỗi khi rửa rau, giặt quần áo xong sẽ cho nước đó vào một cái xô, dùng để dội khi đi vệ sinh. Ra khỏi phòng là tắt điện, tắt quạt, hạn chế bật điện khi không cần thiết".
Thắm cũng chia sẻ, dù rất muốn xin bố mẹ mua sắm tủ lạnh, điều hòa nhưng cô lại sợ bố mẹ vất vả. Không chỉ bởi khoản tiền chi trả cho các thiết bị này không hề rẻ mà còn bởi tiền điện ở đây quá đắt đỏ. "Cộng thêm tiền điện, nước và giá thuê phòng 2,8 triệu đồng/tháng, tính ra chưa được ăn gì vào người, mỗi đứa bọn mình đã hết khoảng 1,7 triệu đồng. Chỉ nghĩ thôi mình đã thấy xót ruột rồi".
"Phát điên" vì đủ quy định vô lý của chủ trọ
Chưa phải sống cảnh ở trọ bao giờ nên Thắm thực sự rất không quen với đủ loại quy định của dãy trọ. "Ở đây có rất nhiều quy tắc như không dẫn nhiều bạn về nhà, không được cho bạn ngủ qua đêm mà không xin phép... nếu vi phạm các quy tắc này, thay vì bị nhắc nhở thì mình bị phạt 50.000 đồng/lần đầu và 100.000 đồng/lần tái phạm, càng về sau mức phạt càng tăng".
Theo Thắm, điều khiến cô bức xúc nhất là các quy định này không hề được cô chủ nêu ra ngay từ đầu. "Đến hôm mình dẫn bạn về phòng, do vui quá nên nói chuyện, cười đùa to tiếng và thế là bị cô chủ thông báo phạt 50.000 đồng. Lúc mình thắc mắc thì cô ấy thản nhiên bảo là đã nhắc mình rồi và kêu mình đi hỏi xem ở cả dãy trọ có ai không biết quy định đó không".
Không chỉ khổ sở khi gặp phải chủ trọ "hám tiền", nhiều tân sinh viên cũng hết sức đau đầu khi gặp phải những chủ trọ hết mực vô duyên. "Bác chủ ở xóm trọ mình rất khó tính, đã vậy còn toàn canh lúc mình dẫn bạn về thì đi soi mói, kể xấu trước mặt bạn mình... Mới nhập học có mấy hôm mà mình đã phát điên lên rồi", Trịnh Hương (sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền) cho biết.
Khác với Hương, Thùy Dung (một bạn học cùng trường với cô) lại đau đầu vì một vấn đề khác. "Mình không hiểu vì sao khi mình đến thuê, giá phòng thỏa thuận là 2,3 triệu đồng/tháng nhưng bây giờ mình dẫn thêm một bạn nữa về ở, bác chủ rất vui vẻ đồng ý nhưng lại tăng tiền phòng lên 2,6 triệu đồng".
Khi hỏi lại thì cô được chủ trọ giải thích là phòng này chỉ dành cho 1 người ở, nếu thêm người thì phải thêm tiền. "Bác ấy còn bảo nếu ở 3 thì giá sẽ là 3 triệu đồng/tháng. Mình rủ thêm bạn ở ghép là muốn tiết kiệm tiền nhưng cứ theo cách thu của bác chủ thì cũng chẳng tiết kiệm hơn được bao nhiêu".
Dung cũng thành thật cho biết, vì chưa có kinh nghiệm nên khi thuê phòng, cô và chủ trọ không giao kèo bằng hợp đồng. "Vì thế có nhiều thứ bác ấy lật giọng, mình cũng không biết làm thế nào". Dung cho biết, điều cô mong đợi nhất hiện nay là tìm được phòng trọ giá hợp lý, chủ nhà dễ tính hơn một chút để yên tâm lo chuyện học hành.
Tôi có những người bạn và họ đang kể cho tôi nghe những câu chuyện vô cùng bức xúc về vấn đề thuê trọ. Đó là khi đồng tiền bỏ ra đã không mua được chất lượng dịch vụ tương xứng. Sinh viên sống ở Hà Nội đã vài năm, có thể sẽ không thấy những chuyện này có gì bất ngờ nhưng những tân sinh viên "chân ướt chân ráo" lên Thủ đô, họ đang nuôi rất nhiều "cục tức" trong lòng.
Phòng trọ ổ chuột và những mức giá ở... trên trời
Đầu tháng 9 cũng là khoảng thời gian nhiều trường ĐH, CĐ tại Hà Nội chào đón tân sinh viên xuất sắc vượt qua thác vũ môn trong kỳ thi THPT chung Quốc gia vừa qua. Đây cũng là lúc các bạn sinh viên quay lại trường học. Sinh viên cũ cộng thêm sinh viên mới khiến nhu cầu phòng trọ tăng cao đột biến. Lợi dụng cơ hội này, nhiều chủ trọ liên tục tăng giá tiền phòng, tiền điện, nước để kiếm lời.
Tại quận Cầu Giấy, nơi tập trung rất nhiều trường ĐH, CĐ, giá phòng trọ cũng tăng cao chóng mặt. Để có thể thuê một căn phòng bình dân, gần trường trong vòng bán kính khoảng 1km đổ lại, sinh viên phải bỏ ra số tiền từ 2 đến 3 triệu đồng.
Nói là bình dân bởi vì các căn phòng này thường có diện tích chỉ khoảng 15m2, không hề có chuẩn bị trước bất cứ vật dụng nào, bao gồm cả giường ngủ. Tiện ích duy nhất là chúng có nhà vệ sinh khép kín. Căn phòng nào tử tế hơn, sẽ có thêm một gác xép và hành lang đủ rộng để nấu ăn ở bên ngoài.
Sinh viên khốn khổ vì vật lộn trong những phòng trọ tồi tàn, lụp xụp mà giá siêu chát - Ảnh 1.
Căn phòng này trước khi thuê tuy mới chỉ có một chiếc giường, tủ gỗ, khá chật hẹp nhưng cũng có giá lên tới 3,2 triệu đồng.
Căn phòng nhỏ, tối hơn, giá cũng khoảng 2,6 triệu đồng/tháng.
Một căn phòng không khép kín, nhỏ xinh, không đồ đạc gì như thế này, giá
thuê là 2,4 triệu/tháng.
Khi dọn đến và bày thêm giá sách, kệ bếp cùng bàn học, những căn phòng như
vậy trở nên rất nhỏ hẹp.
Một căn phòng không khép kín, nhỏ xinh, không đồ đạc gì như thế này, giá
thuê là 2,4 triệu/tháng.
Khi dọn đến và bày thêm giá sách, kệ bếp cùng bàn học, những căn phòng như
vậy trở nên rất nhỏ hẹp.
Bỏ ra 2,6 triệu đồng để thuê một căn phòng nằm trên tầng 3 của dãy trọ gần ĐH Thương Mại nhưng Hoài Thu (sinh viên năm nhất ngành Quản trị thương hiệu) vẫn không hề vừa lòng với chất lượng dịch vụ tại đây. "Khi mình đọc trên mạng, bác chủ rao rằng có bình nóng lạnh, hành lang thoáng rộng nhưng khi đến nơi thì phòng ốc trống trơn, chẳng hề có vật dụng gì. Hành lang được quảng cáo rộng rãi nhưng chỉ vừa đủ đặt một kệ nhỏ kê bếp ga một để nấu nướng".
Tuy nhiên, vì mới từ Bắc Giang lên Hà Nội nên Thu vẫn muốn ổn định chỗ ở trước rồi tính tiếp. "Đi lại đường sá xa xôi nên mình thuê tạm căn nhà này cạnh trường. Ý định của mình là khi nào tìm được căn khác giá hợp lý hơn thì sẽ chuyển đi".
Không có đủ tiền để thuê những căn phòng bình dân, nhiều bạn trẻ phải "hạ cấp", tìm thuê trọ ở những khu nhà ổ chuột hết sức tạm bợ. Những ngôi nhà cấp 4, không có khu vệ sinh khép kín, sử dụng nước giếng khoan thay vì nước máy... nhưng giá vẫn từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng.
Trí Công (sinh viên năm nhất ĐH Sư phạm Hà Nội) đang phải sống vật vã trong căn nhà trọ tồi tàn trên phố Mai Dịch. Cả dãy trọ đều là những căn nhà cấp 4 lợp mái brô-xi-măng, không có cửa sổ nên rất nóng bức và tối tăm. Nền nhà ẩm thấp, không lát đá hoa và không có đầu mối để kết nối internet. Dù chất lượng kém như vậy nhưng giá phòng vẫn rất "chát chúa", tiêu tốn của Công 1,5 triệu/tháng.
"Ở đây căn phòng nào có thêm gác xép giá sẽ là 1,6 triệu, vệ sinh khép kín thì sẽ tầm 1,8 nhưng tất cả đều là nhà cấp 4, rất bí bách và chật chội", Công nói thêm.
Những khu nhà ẩm thấp...
Bên trong vô cùng tối và nhếch nhác.
Đường đi vào lầy lội.
... Và trên hết là giá thuê không hề rẻ.
Bên trong vô cùng tối và nhếch nhác.
Đường đi vào lầy lội.
... Và trên hết là giá thuê không hề rẻ.
Theo lời Công, vì muốn tiết kiệm chi phí nên cậu phải chấp nhận chọn thuê căn nhà ổ chuột này để sống trong những tháng đầu nhập học. "Mới nhập học, nhiều chi phí cần phải lo nên mình muốn tìm căn phòng giá rẻ để tiết kiệm chi tiêu". Công cũng cho hay, những căn phòng này vì ở gần trường nên thường bị chủ trọ vin vào lý do đó để nâng giá. Tuy nhiên, do Công và nhiều bạn bè khác không có phương tiện đi lại, chưa thông thuộc đường xá nên không muốn trọ ở quá xa.
Điện, nước "leo giá" đến mức "cắt cổ"
Theo khảo sát của PV, giá điện nước của những khu trọ sinh viên quanh các trường ĐH Công nghiệp, Quốc gia, Sư Phạm, Ngoại Thương, Thương Mại, Học viện Báo chí & Tuyên truyền... đều khá đắt đỏ. Giá điện là 4.000-5.000 đồng/số, nước từ 25.000 đến 30.000 đồng/khối.
Thu Trang (sinh viên ĐH Thương Mại) cho biết, cô hiện đang thuê một căn phòng trên phố Trần Bình với mức giá 2 triệu đồng/tháng. "Chưa kể đến chất lượng nhà ở ẩm thấp thì điện, nước ở đây quá đắt, lên mức 4.500 đồng/số, nước 25.000 đồng/khối nhưng bọn mình cũng không có nhiều sự lựa chọn vì gần như nhà nào cũng thu mức giá như vậy".
Được biết, giá bán lẻ điện hiện nay bình quân chỉ khoảng 1.500 đồng/số nhưng mức thu hiện tại của các chủ trọ đang khiến nó bị đẩy lên cao gấp 2-3 lần. Tương tự, giá bán lẻ nước sạch chỉ khoảng từ 7.000 đến 10.000 đồng/khối (áp dụng khi dùng dưới 30m3) và khoảng 18.000 đồng/khối (tính cho số nước vượt ra mốc 30m2). Chưa kể sinh viên thường sử dụng điện, nước rất tiết kiệm (một tháng, một phòng cũng chỉ hết vài khối nước) thì dù tính theo mức giá tối đa, các chủ trọ vẫn thu đắt gấp 1,5 lần.
Trong bảng quảng cáo giá thuê phòng thường không ghi kèm giá điện nước. Nhiều
bạn sinh viên không hỏi kỹ thường bị chủ trọ tận thu với mức giá... trên trời.
bạn sinh viên không hỏi kỹ thường bị chủ trọ tận thu với mức giá... trên trời.
"Tuy nhiên khi đem điều này đi hỏi thì bác chủ bảo rằng điện, nước nhà bác ấy phải tính theo giá hộ kinh doanh rồi còn cộng thêm tiền điện bơm nước, hao mòn bể chưa, công tơ điện... nói qua nói lại một hồi cuối cùng bọn mình cũng đành chịu thua", Trang chia sẻ.
Nguyễn Thắm (sinh viên ĐH Ngoại thương) cũng tâm sự, vì giá điện quá đắt nên cô luôn phải chú ý tiết kiệm điện, nước từng chút một. "Phòng mình có 2 người nên bọn mình bảo nhau, mỗi khi rửa rau, giặt quần áo xong sẽ cho nước đó vào một cái xô, dùng để dội khi đi vệ sinh. Ra khỏi phòng là tắt điện, tắt quạt, hạn chế bật điện khi không cần thiết".
Thắm cũng chia sẻ, dù rất muốn xin bố mẹ mua sắm tủ lạnh, điều hòa nhưng cô lại sợ bố mẹ vất vả. Không chỉ bởi khoản tiền chi trả cho các thiết bị này không hề rẻ mà còn bởi tiền điện ở đây quá đắt đỏ. "Cộng thêm tiền điện, nước và giá thuê phòng 2,8 triệu đồng/tháng, tính ra chưa được ăn gì vào người, mỗi đứa bọn mình đã hết khoảng 1,7 triệu đồng. Chỉ nghĩ thôi mình đã thấy xót ruột rồi".
"Phát điên" vì đủ quy định vô lý của chủ trọ
Chưa phải sống cảnh ở trọ bao giờ nên Thắm thực sự rất không quen với đủ loại quy định của dãy trọ. "Ở đây có rất nhiều quy tắc như không dẫn nhiều bạn về nhà, không được cho bạn ngủ qua đêm mà không xin phép... nếu vi phạm các quy tắc này, thay vì bị nhắc nhở thì mình bị phạt 50.000 đồng/lần đầu và 100.000 đồng/lần tái phạm, càng về sau mức phạt càng tăng".
Theo Thắm, điều khiến cô bức xúc nhất là các quy định này không hề được cô chủ nêu ra ngay từ đầu. "Đến hôm mình dẫn bạn về phòng, do vui quá nên nói chuyện, cười đùa to tiếng và thế là bị cô chủ thông báo phạt 50.000 đồng. Lúc mình thắc mắc thì cô ấy thản nhiên bảo là đã nhắc mình rồi và kêu mình đi hỏi xem ở cả dãy trọ có ai không biết quy định đó không".
Không chỉ khổ sở khi gặp phải chủ trọ "hám tiền", nhiều tân sinh viên cũng hết sức đau đầu khi gặp phải những chủ trọ hết mực vô duyên. "Bác chủ ở xóm trọ mình rất khó tính, đã vậy còn toàn canh lúc mình dẫn bạn về thì đi soi mói, kể xấu trước mặt bạn mình... Mới nhập học có mấy hôm mà mình đã phát điên lên rồi", Trịnh Hương (sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền) cho biết.
Khác với Hương, Thùy Dung (một bạn học cùng trường với cô) lại đau đầu vì một vấn đề khác. "Mình không hiểu vì sao khi mình đến thuê, giá phòng thỏa thuận là 2,3 triệu đồng/tháng nhưng bây giờ mình dẫn thêm một bạn nữa về ở, bác chủ rất vui vẻ đồng ý nhưng lại tăng tiền phòng lên 2,6 triệu đồng".
Khi hỏi lại thì cô được chủ trọ giải thích là phòng này chỉ dành cho 1 người ở, nếu thêm người thì phải thêm tiền. "Bác ấy còn bảo nếu ở 3 thì giá sẽ là 3 triệu đồng/tháng. Mình rủ thêm bạn ở ghép là muốn tiết kiệm tiền nhưng cứ theo cách thu của bác chủ thì cũng chẳng tiết kiệm hơn được bao nhiêu".
Dung cũng thành thật cho biết, vì chưa có kinh nghiệm nên khi thuê phòng, cô và chủ trọ không giao kèo bằng hợp đồng. "Vì thế có nhiều thứ bác ấy lật giọng, mình cũng không biết làm thế nào". Dung cho biết, điều cô mong đợi nhất hiện nay là tìm được phòng trọ giá hợp lý, chủ nhà dễ tính hơn một chút để yên tâm lo chuyện học hành.
Theo Trí Thức Trẻ
-
7 giờ trướcCông an An Giang khởi tố, bắt giam 6 người dùng bom xăng, hung khí chống đối lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi mặt bằng thi công đường tỉnh 945.
-
8 giờ trướcCEO Nguyễn Quốc Cường ký thông báo cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại, tiếp tục tham gia các hoạt động kinh doanh, giải quyết các dự án của tập đoàn.
-
12 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen (Bảo Yên, Lào Cai) nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
12 giờ trướcDù phải lùi giờ cất cánh 27 phút nhưng toàn bộ hành khách trên chuyến bay VN214 từ TPHCM đi Hà Nội vẫn vui vẻ, kiên nhẫn chờ vì lý do rất đặc biệt.
-
12 giờ trướcNgười dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện ra xe máy dưới mương nước gần Trường Tiểu học Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), hiện trạng lúc đó rất đau lòng khi các nạn nhân vẫn ôm chặt nhau.
-
13 giờ trướcĐến nay, chính quyền phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) phát hiện tổng số 408 tiểu sành, tăng 258 chiếc so với thông tin ban đầu.
-
13 giờ trướcĐi làm vườn, người phụ nữ ở Vĩnh Long bị đối tượng lạ mặt khống chế, dùng tay siết cổ để cướp vàng; gây án xong đối tượng dùng băng keo bịt miệng nạn nhân.
-
13 giờ trướcĐại diện VKS cho rằng, hậu quả do bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra trong lịch sử tố tụng là chưa từng có, chưa biết khi nào mới khắc phục được. Vì vậy, vẫn giữ nguyên mức đề nghị tử hình đối với bị cáo.
-
16 giờ trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), chỉ có những người cố tình đi ngược chiều đường mới phản đối việc lắp barie ngăn xe vào ngõ.
-
17 giờ trướcSáng 25/11, một vụ cháy quán bar đã xảy ra trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các lực lượng đang triển khai công tác chữa cháy.
-
18 giờ trướcBị VKS tiếp tục đề nghị giữ nguyên mức án tử hình ở tội “Tham ô tài sản”, bị cáo Trương Mỹ Lan hoảng loạn nói: “Bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn”.
-
19 giờ trướcLiên quan đến vụ tai nạn xảy ra tại xã Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), sáng 25/11, lãnh đạo UBND xã thông tin, cơ quan chức năng đang điều tra vụ 4 người trong gia đình tử vong dưới mương nước trên địa bàn.
-
19 giờ trướcMột xe máy rơi xuống mương nước khiến 4 người trong một gia đình ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị thương vong.
-
19 giờ trướcDự báo thời tiết 25/11/2024, không khí lạnh tràn đến, khu vực Bắc Bộ giảm 3 - 5 độ so với ngày 24/11. Đêm 25 và sáng 26/11 nhiều nơi rét sâu và có mưa.
-
1 ngày trướcBộ GTVT đề xuất người dân được sử dụng lòng đường, vỉa hè trên các tuyến đường huyện, xã, đường đô thị - không bao gồm đường phố chính, để tổ chức đám tang, đám cưới.
-
1 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
1 ngày trướcKhi bị bắt, Lê Công Linh khai đã mua gom xe máy trên mạng xã hội rồi vận chuyển về cất giấu tại nhà riêng chờ cơ hội mang đi tiêu thụ tại Campuchia.
-
1 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
1 ngày trướcBà Phùng Thị Sơn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị bắt vì hành vi vô ý làm chết người sau khi để 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
1 ngày trướcSáng 24/11, bà Hứa Thị Xuân Liên - Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng thống nhất phương án di dời toàn bộ số hài cốt ở ngõ 167 Tây Sơn về nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì).
Tin tức mới nhất
-
8 giờ trước
-
8 giờ trước
-
9 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước