Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm

Mặc dù ngày mai mới chính lễ 23 tháng Chạp nhưng hôm nay, nhiều người dân Hà Nội đã mang cá chép ra sông, hồ thả sớm tiễn ông Công ông Táo về trời.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-1
Trưa 7/2 (tức 22/12 âm lịch), mặc dù ngày mai mới là chính lễ 23 tháng Chạp, nhiều người dân Hà Nội đã tranh thủ mua cá chép thả xuống sông hồ để cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-2
Dọc cầu Long Biên, hàng chục bạn trẻ cầm tấm biển mong mọi người “thả cá đừng thả túi nilon” để bảo vệ môi trường.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-3
Trong ảnh là Phương (mũ đỏ) cùng Vũ Lan Hương, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Gia Thiều tình nguyện đứng trong giá rét mong mọi người không xả rác.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-4
Theo bạn Trương Thị Thu Quỳnh, khác với các năm trước, mùa ông Công ông Táo năm nay đã không còn tình trạng vàng mã hay túi nilon cùng nhiều loại rác vương vãi khắp nơi. Người dân đã có ý thức hơn rất nhiều trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-5
Mặc dù mai mới 23 tháng Chạp nhưng hôm nay có rất đông người dân sau khi làm lễ thắp hương đã mang cá lên tận cầu Long Biên để thả.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-6
Những chú cá chép vàng được các tình nguyện viên cẩn thận mang ra xô để thả xuống sông.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-7
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu trời được cúng vào ngày 22, 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Việc thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… được quan niệm là để chở ông Táo lên chầu Trời.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-8
Từng xô cá được kéo dây xuống tận lòng sông để thả tránh việc ném xuống khiến cá chép bị chết.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-9
Bên cạnh đó, nhóm tình nguyện viên thu gom rác thải trên mặt cầu.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-10
Nhiều gia đình mang cả đàn cá chép tới thả để ông Công ông Táo về chầu trời “nhanh hơn”.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-11
Ở hồ Tây đoạn cạnh đường Thanh Niên nhiều người dân cũng mang cá chép tới đây để thả.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-12
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-13
Ngoài ý nghĩa là “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, phong tục thả cá chép còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Sợ ‘tắc đường’, người dân mang cá chép thả tiễn ông Công ông Táo về trời sớm-14
Trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Theo Sao Star


Ông Công ông Táo

Tin tức mới nhất