Sự thật về bức ảnh 2 em bé mồ côi khiến cộng đồng mạng rơi nước mắt
Bức ảnh cậu bé khoảng 3 tuổi ôm em gái nhỏ, dáng vẻ bơ vơ tội nghiệp được lan truyền trên Facebook đi kèm với thông tin về hoàn cảnh mồ côi éo le khiến cộng đồng mạng xót xa.
Nguồn gốc thực sự của bức ảnh khiến hàng triệu người rơi lệ
Có lẽ bất kỳ ai thường xuyên theo dõi thông tin trên Facebook đều đã từng thấy bức ảnh cảm động về 2 em bé này ít nhất một lần. Bức hình ghi lại cảnh một cậu bé chừng 3 tuổi đang ôm ấp, vỗ về cô em gái nhỏ khoảng hơn 1 tuổi đã đánh động những cảm xúc sâu lắng nhất bên trong mỗi con người mà không cần bất kỳ lời bình nào. Hơn nữa, nhìn bộ quần áo cũ kỹ, dính đầy đất cát của 2 em, nhiều người không khỏi có cảm giác tội nghiệp.
Hình ảnh này được nhiều fanpage trên Facebook đăng tải với lời tựa: “Mẹ nó mất vì ca sinh khó em nó. Bố vất vả làm lụng để nuôi 2 anh em nó. Nhưng không may tai nạn lao động xảy ra, ông cũng qua đời. Còn anh em nó... Biết làm sao đây? Hỡi mảnh đời bất hạnh...” Những thông tin đi kèm càng khiến mọi người thương cảm cho số phận của các em. Người ta không biết 2 em tên là gì, sống ở đâu nhưng những thông tin nghe có vẻ trùng khớp với cảm xúc mà người xem cảm nhận về bức ảnh khiến không ai nghi ngờ độ xác thực của nó.
Trong suốt một thời gian dài, bức ảnh được đăng đi tải lại trên mạng xã hội Facebook và được cộng đồng mạng chia sẻ chóng mặt. Mỗi lần đăng tải, bức ảnh lại thu hút hàng chục nghìn lượt like cùng hàng nghìn chia sẻ, bình luận. Đa phần, mọi người khi nhìn tấm hình cùng lời tựa đi kèm đều bày tỏ sự thương xót, ngậm ngùi cho số phận kém may mắn của 2 em nhỏ. Thậm chí, nhiều người còn bày tỏ thiện chí muốn được quyên góp để giúp đỡ các em có cuộc sống tốt hơn.
Và sự thật chỉ được tiết lộ khi tác giả của bức ảnh, nhiếp ảnh gia Nason Nguyễn lên tiếng. Vào đầu tháng 5, anh bức xúc viết trên Facebook cá nhân: “Mình post lại tấm này vì tình cờ hôm nay có mấy bạn Việt Nam, mấy bạn Ả Rập gửi link cho mình về mấy cái page kiểu "Lặng nhìn cuộc sống" hay giời bụt gì đó và có cả 1 trang tiếng Ả Rập. Mấy trang ở Việt Nam thì thêu dệt chuyện lâm ly bi đát, mẹ nó chết sớm, bố nó bla bla. Trang kia thì nói đây là 2 đứa bé đạo hồi ở Miến Điện. Các bạn ấy còn định kêu gào quyên góp này nọ… Mình nhắc lại, đây là ảnh 2 anh em người Hmong ở Cán Tỷ, Quản Bạ, Hà Giang. Cậu anh đang dỗ cô em bé tí của mình năm 2007, chả có trẻ em mồ côi gì ở đây cả. Mọi người mà nhìn thấy các page ăn cắp ảnh này và sáng tác truyện lâm li thì làm ơn vào vạch mặt ngay để tránh kẻ xấu lại lợi dụng lòng tốt sến súa của mọi người để quyên góp tiền nong này nọ”.
Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc, chúng tôi đã liên hệ với nhiếp ảnh gia Nason Nguyễn. Anh cho biết, bức ảnh ấy được chụp tháng 10/2007 tại Cán Tỷ, Quản Bạ, Hà Giang. Đây là tấm ảnh anh rất tâm đắc về tình cảm anh em thân thiết. Hoàn cảnh của 2 em bé không hề lâm li như được thêu dệt trước đó. Nason Nguyễn chụp bức ảnh khi cô bé con độ hơn 1 tuổi, sợ người lạ và khóc, người anh cũng chỉ chưa đầy 3 tuổi bèn đến ôm em, che chở và dỗ em nín. Đây vốn là vùng đất rất nghèo, lũ trẻ thường lê la chơi đất cát và tự trông nhau khi bố mẹ đi làm nương.
“Tấm ảnh, tự bản thân nó đã có thông điệp hay và ý nghĩa nhưng một số trang cả trong nước lẫn nước ngoài đã thêu dệt những chuyện lâm li như mồ côi, mẹ lấy chồng.... Đây là một việc làm không chấp nhận được. Hoàn cảnh của các em tuy có nghèo khó nhưng vẫn vui vẻ, đầm ấm với cha mẹ. Dựng một câu chuyện cha mẹ các em mất có phải là xuyên tạc và nhẫn tâm không? Mà để làm gì? Để câu like, để được mọi người thương xót, thậm chí có rất nhiều bạn đọc có ý định quyên góp cho 2 em, tôi không hiểu nếu có người đóng góp thì tiền đó sẽ vào túi ai?”, Nason Nguyễn bức xúc.
Tác giả bức ảnh cũng cho hay, không chỉ có các fanpage trong nước đưa thông tin sai sự thật. Mới đây, anh đã phải viết thông báo trên một trang mạng ở Ả Rập vì trang này cũng dựng lên câu chuyện đây là 2 em bé đạo Hồi mồ côi ở Miến Điện. Rất nhiều người hảo tâm đã có ý định quyên góp.
Những thông tin từ chính tác giả bức ảnh đã nhận được hàng nghìn lượt like cùng hàng trăm chia sẻ, bình luận. Tất nhiên, lúc sự thật được hé lộ cũng là lúc cộng đồng mạng ngã ngửa khi biết mình là nạn nhân của một cú lừa ngoạn mục. Nhiều người bày tỏ sự bất bình trước hành vi lợi dụng lòng trắc ẩn để câu like của các fanpage trên Facebook.
Thành viên Hoàng Đức Thăng bức xúc bình luận trên fanpage đăng tải bức ảnh với nội dung xuyên tạc sự thật về 2 em bé: “Sự thật đâu phải thế. Sao admin lại thêu dệt câu chuyện bi đát như vậy. Sống có lòng đi, đừng "giết người" lấy like”.
Trong khi đó, thành viên Kat KK bày tỏ quan điểm: “Thấy đăng bức ảnh nhân văn thế tưởng tốt đẹp gì, hóa ra chỉ để lợi dụng lòng thương cảm của mọi người để trục lợi. Xuyên tạc thông tin bố mẹ các em ấy mất rồi trở thành mồ côi thế này là vô nhân đạo lắm đấy bạn ạ”.
Bạn Lân Hoàng thì bình luận: “Dù sao thì những người bị lừa (dù là đa số) cũng không phải đạo đức giả. Họ đơn giản là có kiểu mủi lòng thoáng qua, hơi trẻ con và hiệu ứng đám đông”.
Lật tẩy những "chiêu trò" câu like trên Facebook
Đây không phải là lần đầu tiên người sử dụng Facebook bị trúng quả lừa “dây chuyền” vì những bức ảnh thương tâm với mục đích “câu like” của một số fanpage. Vào năm 2012, bức ảnh về cái chết của một thiếu úy cảnh sát hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở Bắc Giang lại bị ghi chú thành cảnh sát giao thông quên mình cứu hai mẹ con ở Nghệ An, cũng khiến cư dân Facebook nghiêng mình cảm kích mà không biết đang bị "ăn quả lừa".
Trên các trang Facebook cũng như nhiều trang mạng khác đồng loạt cho đăng tải bức hình một chiến sĩ cảnh sát hy sinh trước sự chứng kiến của các đồng đội cũng như người dân với dòng đề tựa: "Nghiêng mình trước anh...", kèm theo nội dung có tính bịa đặt nhằm câu view cũng như kiếm sự đồng cảm của các cư dân mạng: "Một cảnh sát giao thông kiệt sức và hi sinh khi cứu sống 2 mẹ con bị ngã xuống sông ở Nghệ An. Nghiêng mình trước sự hy sinh anh dũng của anh... Nhấn "chia sẻ" để cùng chia buồn và tưởng niệm cho đồng chí CAND đã vì nước quên thân, vì dân phục vụ..."
Ngay sau khi đăng tải, bức ảnh đã thu hút hàng trăm nghìn lượt like cùng hàng chục nghìn chia sẻ, bình luận. Đa phần trong số đó đều bày tỏ lòng tiếc nuối cũng như cảm kích trước sự hy sinh dũng cảm của chiến sĩ trên mà không hề biết anh hy sinh ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng như tên tuổi, chức vụ ra sao.
Tuy nhiên, một số thành viên thấy nghi ngờ và phát hiện ra nguồn gốc của bức ảnh trên đã xuất hiện từ năm 2009 với nội dung hoàn toàn khác.Trên thực tế, đây là bức ảnh thiếu úy Nguyễn Văn Hoan bị nhóm cát tặc trên sông Thương tấn công và hy sinh.
Vào đầu năm 2013, cư dân mạng lại xôn xao về câu chuyện một ông lão bán me bên đường giả nghèo khổ để trục lợi từ lòng thương của mọi người. Vụ việc bắt đầu từ một bức ảnh trên Facebook chụp cảnh ông lão bán me lề đường. Bức ảnh này được chú thích bằng lời cảm thông, với mục đích kêu gọi mọi người mua ủng hộ ông lão nghèo, ngày nào cũng phải trèo cây lấy me bán kiếm tiền nuôi cháu... Dân mạng lập tức like và share bức ảnh này với tốc độ chóng mặt.
Tuy nhiên chỉ 1, 2 sau, trên 1 trang thông tin xuất hiện bài viết "Lật tẩy ông già bán me bên đường Sài Gòn" với nội dung khẳng định ông lão không nghèo đến mức mọi người phải cho ông nhiều tiền như thế. Sự thật (hoặc chưa phải toàn bộ sự thật) này đã khiến nhiều người bức xúc, cảm thấy như tình thương của họ bị phung phí không đúng chỗ.
Bản thân cụ không kêu nghèo khổ hay bắc loa nói "tôi bị cướp hết tiền" để xin mọi người giúp đỡ, mà chính cư dân mạng đăng thông tin chưa hoàn toàn đầy đủ lên, để rồi sau đó, hàng nghìn người like tấm ảnh tự suy ra rằng đây là một trường hợp rất đáng động lòng trắc ẩn. Ở đây, lỗi một phần thuộc về người đăng tải đã vô tình hoặc cố ý thông tin chưa đầy đủ, nhưng một phần cũng thuộc về cộng đồng mạng, những người đã quá vội vàng chia sẻ câu chuyện khi chưa rõ nội tình.
Rõ ràng, Facebook đang dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống ngày nay. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội này, nhiều người đã tìm mọi cách để kiếm được số lượng “like” nhiều nhất cho mỗi nội dung đăng tải.
Để đạt được mục đích đó, người ta không ngần ngại sử dụng các “mánh khóe” như những hình ảnh cảm động, những tấm gương nghèo khó, hoàn cảnh éo le… kèm theo đó là lời mời gọi như “Một Like cho một lời cầu nguyện”, hay “Một Like để giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn trong bức ảnh”… Những cách thức câu like rẻ tiền như thế này đang dần trở nên phổ biến và không hề hiếm gặp trong cộng đồng mạng xã hội hiện nay. Chính vì thế, người dùng Facebook nên cẩn trọng trước mỗi thông tin đăng trên mạng xã hội để không bị biến thành nạn nhân của những trò lừa cũng như tiếp tay cho các đối tượng chuyên lợi dụng lòng trắc ẩn của mọi người để câu view, trục lợi.
Có lẽ bất kỳ ai thường xuyên theo dõi thông tin trên Facebook đều đã từng thấy bức ảnh cảm động về 2 em bé này ít nhất một lần. Bức hình ghi lại cảnh một cậu bé chừng 3 tuổi đang ôm ấp, vỗ về cô em gái nhỏ khoảng hơn 1 tuổi đã đánh động những cảm xúc sâu lắng nhất bên trong mỗi con người mà không cần bất kỳ lời bình nào. Hơn nữa, nhìn bộ quần áo cũ kỹ, dính đầy đất cát của 2 em, nhiều người không khỏi có cảm giác tội nghiệp.
Bức ảnh 2 anh em được một fanpage đăng tải
với lời tựa khiến nhiều người ứa nước mắt.
với lời tựa khiến nhiều người ứa nước mắt.
Hình ảnh này được nhiều fanpage trên Facebook đăng tải với lời tựa: “Mẹ nó mất vì ca sinh khó em nó. Bố vất vả làm lụng để nuôi 2 anh em nó. Nhưng không may tai nạn lao động xảy ra, ông cũng qua đời. Còn anh em nó... Biết làm sao đây? Hỡi mảnh đời bất hạnh...” Những thông tin đi kèm càng khiến mọi người thương cảm cho số phận của các em. Người ta không biết 2 em tên là gì, sống ở đâu nhưng những thông tin nghe có vẻ trùng khớp với cảm xúc mà người xem cảm nhận về bức ảnh khiến không ai nghi ngờ độ xác thực của nó.
Trong suốt một thời gian dài, bức ảnh được đăng đi tải lại trên mạng xã hội Facebook và được cộng đồng mạng chia sẻ chóng mặt. Mỗi lần đăng tải, bức ảnh lại thu hút hàng chục nghìn lượt like cùng hàng nghìn chia sẻ, bình luận. Đa phần, mọi người khi nhìn tấm hình cùng lời tựa đi kèm đều bày tỏ sự thương xót, ngậm ngùi cho số phận kém may mắn của 2 em nhỏ. Thậm chí, nhiều người còn bày tỏ thiện chí muốn được quyên góp để giúp đỡ các em có cuộc sống tốt hơn.
Và sự thật chỉ được tiết lộ khi tác giả của bức ảnh, nhiếp ảnh gia Nason Nguyễn lên tiếng. Vào đầu tháng 5, anh bức xúc viết trên Facebook cá nhân: “Mình post lại tấm này vì tình cờ hôm nay có mấy bạn Việt Nam, mấy bạn Ả Rập gửi link cho mình về mấy cái page kiểu "Lặng nhìn cuộc sống" hay giời bụt gì đó và có cả 1 trang tiếng Ả Rập. Mấy trang ở Việt Nam thì thêu dệt chuyện lâm ly bi đát, mẹ nó chết sớm, bố nó bla bla. Trang kia thì nói đây là 2 đứa bé đạo hồi ở Miến Điện. Các bạn ấy còn định kêu gào quyên góp này nọ… Mình nhắc lại, đây là ảnh 2 anh em người Hmong ở Cán Tỷ, Quản Bạ, Hà Giang. Cậu anh đang dỗ cô em bé tí của mình năm 2007, chả có trẻ em mồ côi gì ở đây cả. Mọi người mà nhìn thấy các page ăn cắp ảnh này và sáng tác truyện lâm li thì làm ơn vào vạch mặt ngay để tránh kẻ xấu lại lợi dụng lòng tốt sến súa của mọi người để quyên góp tiền nong này nọ”.
Tác giả của bức ảnh lên tiếng vạch trần trò lừa
"câu like" của một số trang mạng xã hội.
"câu like" của một số trang mạng xã hội.
Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc, chúng tôi đã liên hệ với nhiếp ảnh gia Nason Nguyễn. Anh cho biết, bức ảnh ấy được chụp tháng 10/2007 tại Cán Tỷ, Quản Bạ, Hà Giang. Đây là tấm ảnh anh rất tâm đắc về tình cảm anh em thân thiết. Hoàn cảnh của 2 em bé không hề lâm li như được thêu dệt trước đó. Nason Nguyễn chụp bức ảnh khi cô bé con độ hơn 1 tuổi, sợ người lạ và khóc, người anh cũng chỉ chưa đầy 3 tuổi bèn đến ôm em, che chở và dỗ em nín. Đây vốn là vùng đất rất nghèo, lũ trẻ thường lê la chơi đất cát và tự trông nhau khi bố mẹ đi làm nương.
“Tấm ảnh, tự bản thân nó đã có thông điệp hay và ý nghĩa nhưng một số trang cả trong nước lẫn nước ngoài đã thêu dệt những chuyện lâm li như mồ côi, mẹ lấy chồng.... Đây là một việc làm không chấp nhận được. Hoàn cảnh của các em tuy có nghèo khó nhưng vẫn vui vẻ, đầm ấm với cha mẹ. Dựng một câu chuyện cha mẹ các em mất có phải là xuyên tạc và nhẫn tâm không? Mà để làm gì? Để câu like, để được mọi người thương xót, thậm chí có rất nhiều bạn đọc có ý định quyên góp cho 2 em, tôi không hiểu nếu có người đóng góp thì tiền đó sẽ vào túi ai?”, Nason Nguyễn bức xúc.
Tác giả bức ảnh cũng cho hay, không chỉ có các fanpage trong nước đưa thông tin sai sự thật. Mới đây, anh đã phải viết thông báo trên một trang mạng ở Ả Rập vì trang này cũng dựng lên câu chuyện đây là 2 em bé đạo Hồi mồ côi ở Miến Điện. Rất nhiều người hảo tâm đã có ý định quyên góp.
Cộng đồng mạng bức xúc khi biết sự thật.
Những thông tin từ chính tác giả bức ảnh đã nhận được hàng nghìn lượt like cùng hàng trăm chia sẻ, bình luận. Tất nhiên, lúc sự thật được hé lộ cũng là lúc cộng đồng mạng ngã ngửa khi biết mình là nạn nhân của một cú lừa ngoạn mục. Nhiều người bày tỏ sự bất bình trước hành vi lợi dụng lòng trắc ẩn để câu like của các fanpage trên Facebook.
Thành viên Hoàng Đức Thăng bức xúc bình luận trên fanpage đăng tải bức ảnh với nội dung xuyên tạc sự thật về 2 em bé: “Sự thật đâu phải thế. Sao admin lại thêu dệt câu chuyện bi đát như vậy. Sống có lòng đi, đừng "giết người" lấy like”.
Trong khi đó, thành viên Kat KK bày tỏ quan điểm: “Thấy đăng bức ảnh nhân văn thế tưởng tốt đẹp gì, hóa ra chỉ để lợi dụng lòng thương cảm của mọi người để trục lợi. Xuyên tạc thông tin bố mẹ các em ấy mất rồi trở thành mồ côi thế này là vô nhân đạo lắm đấy bạn ạ”.
Bạn Lân Hoàng thì bình luận: “Dù sao thì những người bị lừa (dù là đa số) cũng không phải đạo đức giả. Họ đơn giản là có kiểu mủi lòng thoáng qua, hơi trẻ con và hiệu ứng đám đông”.
Lật tẩy những "chiêu trò" câu like trên Facebook
Đây không phải là lần đầu tiên người sử dụng Facebook bị trúng quả lừa “dây chuyền” vì những bức ảnh thương tâm với mục đích “câu like” của một số fanpage. Vào năm 2012, bức ảnh về cái chết của một thiếu úy cảnh sát hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở Bắc Giang lại bị ghi chú thành cảnh sát giao thông quên mình cứu hai mẹ con ở Nghệ An, cũng khiến cư dân Facebook nghiêng mình cảm kích mà không biết đang bị "ăn quả lừa".
Thông tin xuyên tạc trên một fanpage "câu"
được hơn 200.000 lượt like.
được hơn 200.000 lượt like.
Trên các trang Facebook cũng như nhiều trang mạng khác đồng loạt cho đăng tải bức hình một chiến sĩ cảnh sát hy sinh trước sự chứng kiến của các đồng đội cũng như người dân với dòng đề tựa: "Nghiêng mình trước anh...", kèm theo nội dung có tính bịa đặt nhằm câu view cũng như kiếm sự đồng cảm của các cư dân mạng: "Một cảnh sát giao thông kiệt sức và hi sinh khi cứu sống 2 mẹ con bị ngã xuống sông ở Nghệ An. Nghiêng mình trước sự hy sinh anh dũng của anh... Nhấn "chia sẻ" để cùng chia buồn và tưởng niệm cho đồng chí CAND đã vì nước quên thân, vì dân phục vụ..."
Ngay sau khi đăng tải, bức ảnh đã thu hút hàng trăm nghìn lượt like cùng hàng chục nghìn chia sẻ, bình luận. Đa phần trong số đó đều bày tỏ lòng tiếc nuối cũng như cảm kích trước sự hy sinh dũng cảm của chiến sĩ trên mà không hề biết anh hy sinh ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng như tên tuổi, chức vụ ra sao.
Một fanpage không quên kêu gọi mọi người
"Chia sẻ" sau khi đăng tải câu chuyện xuyên tạc.
"Chia sẻ" sau khi đăng tải câu chuyện xuyên tạc.
Tuy nhiên, một số thành viên thấy nghi ngờ và phát hiện ra nguồn gốc của bức ảnh trên đã xuất hiện từ năm 2009 với nội dung hoàn toàn khác.Trên thực tế, đây là bức ảnh thiếu úy Nguyễn Văn Hoan bị nhóm cát tặc trên sông Thương tấn công và hy sinh.
Vào đầu năm 2013, cư dân mạng lại xôn xao về câu chuyện một ông lão bán me bên đường giả nghèo khổ để trục lợi từ lòng thương của mọi người. Vụ việc bắt đầu từ một bức ảnh trên Facebook chụp cảnh ông lão bán me lề đường. Bức ảnh này được chú thích bằng lời cảm thông, với mục đích kêu gọi mọi người mua ủng hộ ông lão nghèo, ngày nào cũng phải trèo cây lấy me bán kiếm tiền nuôi cháu... Dân mạng lập tức like và share bức ảnh này với tốc độ chóng mặt.
Tuy nhiên chỉ 1, 2 sau, trên 1 trang thông tin xuất hiện bài viết "Lật tẩy ông già bán me bên đường Sài Gòn" với nội dung khẳng định ông lão không nghèo đến mức mọi người phải cho ông nhiều tiền như thế. Sự thật (hoặc chưa phải toàn bộ sự thật) này đã khiến nhiều người bức xúc, cảm thấy như tình thương của họ bị phung phí không đúng chỗ.
Cư dân mạng chuyển từ xót thương sang bất bình
vì cảm thấy bị lừa gạt sau bài viết "Lật tẩy"
Khi câu chuyện về cụ già bán me có hoàn cảnh nghèo khổ cần giúp đỡ mới được chia sẻ trên Facebook, nó đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của cư dân mạng. Nhưng rồi chính cư dân mạng lại thấy hoang mang lúc sự thật là nhân vật không khổ (đến mức như họ tưởng tượng) được vén màn.vì cảm thấy bị lừa gạt sau bài viết "Lật tẩy"
Hai cụ thu nhập trung bình khoảng 200.000 đồng/ngày
Bản thân cụ không kêu nghèo khổ hay bắc loa nói "tôi bị cướp hết tiền" để xin mọi người giúp đỡ, mà chính cư dân mạng đăng thông tin chưa hoàn toàn đầy đủ lên, để rồi sau đó, hàng nghìn người like tấm ảnh tự suy ra rằng đây là một trường hợp rất đáng động lòng trắc ẩn. Ở đây, lỗi một phần thuộc về người đăng tải đã vô tình hoặc cố ý thông tin chưa đầy đủ, nhưng một phần cũng thuộc về cộng đồng mạng, những người đã quá vội vàng chia sẻ câu chuyện khi chưa rõ nội tình.
Rõ ràng, Facebook đang dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống ngày nay. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội này, nhiều người đã tìm mọi cách để kiếm được số lượng “like” nhiều nhất cho mỗi nội dung đăng tải.
Để đạt được mục đích đó, người ta không ngần ngại sử dụng các “mánh khóe” như những hình ảnh cảm động, những tấm gương nghèo khó, hoàn cảnh éo le… kèm theo đó là lời mời gọi như “Một Like cho một lời cầu nguyện”, hay “Một Like để giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn trong bức ảnh”… Những cách thức câu like rẻ tiền như thế này đang dần trở nên phổ biến và không hề hiếm gặp trong cộng đồng mạng xã hội hiện nay. Chính vì thế, người dùng Facebook nên cẩn trọng trước mỗi thông tin đăng trên mạng xã hội để không bị biến thành nạn nhân của những trò lừa cũng như tiếp tay cho các đối tượng chuyên lợi dụng lòng trắc ẩn của mọi người để câu view, trục lợi.
Theo Trí Thức Trẻ
-
1 giờ trướcMột trong những hiện tượng thú vị trong ngôn ngữ của gen Z là tạo ra từ mới bằng cách nói lái, "nấu xói" chính là một ví dụ điển hình.
-
5 giờ trướcĐể có được tác phẩm sơn mài ưng ý, Lý Tử Thất bị dị ứng nặng trong quá trình làm tranh. Cô mất một năm điều trị, từng khóc vì không thể hoàn thành.
-
6 giờ trướcRufino Aybar - em trai người mẫu An Tây - kêu gọi cộng đồng mạng báo cáo các trang đăng tải thông tin sai lệch về gia đình sau khi chị gái vướng vòng lao lý.
-
8 giờ trướcThấy bà lão ăn xin, chàng trai ở Bình Dương dừng xe, vét tiền trong túi giúp đỡ. Tuy nhiên, bà lão chỉ rút tờ tiền có mệnh giá thấp nhất và gửi lời chúc đến người tốt.
-
9 giờ trướcNgười dùng mạng xã hội đang phát cuồng vì đoạn video hiếm hoi về Barron Trump năm 4 tuổi. Mọi người không chỉ đổ gục trước vẻ ngoài dễ thương, mà còn thích thú với chất giọng Slovenia của con trai út ông Donald Trump.
-
10 giờ trước"Tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất có những chia sẻ sau khi nhận được quá nhiều sự yêu mến cũng như sức hút không hề suy giảm dù đã không hoạt động 3 năm.
-
20 giờ trướcNhững câu chuyện xoay quanh sự trở lại của Lý Tử Thất vẫn đang được bàn tán xôn xao.
-
21 giờ trướcThông tin "cô tiên từ thiện" Trúc Phương bị bắt giam nhanh chóng trở thành tâm điểm khắp các diễn đàn và khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi trước đó, cô gái này vốn rất được mến mộ vì vừa tài giỏi, xinh đẹp lại có tấm lòng nhân hậu.
-
23 giờ trướcMột sản phụ vỡ ối và đẻ con ngay giữa phòng chờ sân bay quốc tế Miami.
-
1 ngày trướcRufino Aybar - em trai người mẫu An Tây - nhận nhiều ý kiến tiêu cực sau vụ việc của chị gái. Trên trang TikTok cá nhân hơn 3,3 triệu người theo dõi, anh phải khóa bình luận.
-
1 ngày trướcỦy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa có công văn thông báo thu hồi Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020 đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương.
-
1 ngày trướcKhông lâu sau khi bị đình chỉ vì những lời lẽ thô tục đối với HLV Juergen Klopp, trọng tài David Coote được cho là sử dụng ma túy trong một đoạn clip dài 8 giây vừa bị lộ.
-
1 ngày trướcCả 2 cầu thủ đánh nhau ở sân Thống Nhất tối 14/11 đều có thể bị phạt dù vụ việc xảy ra khi trận đấu kết thúc.
-
1 ngày trướcThe Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024.
-
1 ngày trướcClip "đập hộp" ngôi nhà mua trên mạng được giao tới bằng xe tải của một Youtuber người Mỹ khiến dân mạng thích thú, nhất là cái kết khiến cả chủ nhân cũng bất ngờ.
-
1 ngày trướcMạng xã hội bùng nổ trước hình ảnh được cho là Đệ nhất phu nhân Jill Biden lạnh nhạt với Phó Tổng thống Kamala Harris.
-
1 ngày trướcCâu hỏi đó có nội dung gì?
-
1 ngày trướcTrước khi bị bắt, "cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương được biết đến là người có cuộc sống giàu sang, tấm lòng nhân hậu, hay giúp đỡ người khác.
-
1 ngày trướcHLV Kim Sang-sik sẽ sớm công bố danh sách 30 cầu thủ sang Hàn Quốc tập huấn chuẩn bị cho AFF Cup 2024.
-
1 ngày trướcThấy tên cô dâu không đúng nhưng nghĩ bạn mình trêu đùa nên cô vẫn vào bữa tiệc. Ngồi được một lúc, cô mới phát hiện đến nhầm đám cưới.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
-
4 ngày trước