Sự thật về việc chuyển lậu tinh trùng tù nhân ở Palestine
Gần đây, bộ phim “Amira” của đạo diễn Mohamed Diab người Jordan, được đề cử tranh giải Oscar đã gây náo động ở Jordan và Palestine, bị buộc phải rút lui.
Tất cả đạo diễn, nhà sản xuất cho đến nhà đầu tư bộ phim đều đến từ các nước Ả Rập. Bộ phim kể về câu chuyện một người Palestine bị giam giữ ở Israel, đã lén chuyển tinh dịch của mình cho vợ, sau đó có một đứa con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đó là cách cha mẹ của Amira sinh ra cô, nhưng thân phận Amira không đơn giản như vậy...
Bộ phim đã phản ánh hoàn cảnh khốn khổ của người Palestine, nhưng không ngờ cũng kích thích những dây thần kinh nhạy cảm của phía Palestine.
Cơ cấu quyền lực Palestine và một số tổ chức Palestine đã dẫn dắt người Palestine lên án bộ phim, cho rằng bộ phim “xúc phạm và sỉ nhục nhân phẩm của các tù nhân”, đồng thời kêu gọi toàn thể người Ả Rập tẩy chay bộ phim, nếu không sẽ là “phản bội cuộc đấu tranh của chúng ta”.
Trên thực tế, đã có gần một trăm đứa trẻ Palestine được sinh ra bằng cách đưa trộm tinh trùng từ các nhà tù và con số này vẫn đang tăng lên. Ngoài phản đối offline, người ta còn đánh giá không tốt về bộ phim trên mạng. Phim có thể kịch tính hóa tình tiết, nhưng chuyện tinh trùng đưa trộm ra ngoài là sự thật. Những người Palestine bị kết án nặng vì tham gia tấn công Israel bị gọi là “tội phạm an ninh” và bị giám sát nghiêm ngặt. Trong thời gian thăm khám, họ chỉ liên lạc với người nhà qua điện thoại trong 45 phút qua một lớp kính dày, và trong 5-10 phút cuối, họ chỉ được phép tiếp xúc cơ thể với trẻ em dưới 8 tuổi. Vì vậy, không có cơ hội để có con với vợ (hoặc chồng) trong quá trình thăm khám.
Cơ quan quyền lực Palestine cho rằng những người Palestine bị bỏ tù vì tình nghi khủng bố bị Israel đối xử theo tiêu chuẩn kép, bị cấm “quan hệ thân mật với bạn đời” khi thăm viếng, trong khi một số tù nhân người Israel thì được phép.
Với sự phổ cập dần dần của khoa học và công nghệ, sinh con trong ống nghiệm (IVF) không còn là một thủ thuật quá khó khăn. Điều này đã truyền cảm hứng cho một số tù nhân thông qua những người thân đến thăm để chuyển trộm tinh dịch của họ ra ngoài để vợ của họ có thể sinh con trong ống nghiệm. Bằng cách này, việc ở trong tù sẽ không cản trở sự phát triển của gia đình và tạo ra thế hệ tiếp theo để chiến đấu chống lại Israel.
Năm 2012, đứa trẻ Palestine đầu tiên được sinh ra nhờ chuyển lậu tinh dịch một thành viên Hamas bị kết án 27 năm tù. Vào năm 2013, thậm chí một cặp song sinh đã sinh ra nhờ tinh dịch chuyển lậu để thụ tinh trong ống nghiệm. Bật lửa nhựa, bao bì thực phẩm và nhiều phương thức khác nhau có thể được sử dụng để mang theo hàng lậu, khiến Israel khó đề phòng.
Mặc dù dụng cụ chứa thô sơ đã làm giảm xác suất thành công, nhưng chỉ cần tinh dịch có thể đưa đến bệnh viện trong vòng 12 giờ, thủ thuật IVF có hy vọng thành công. Hầu hết cha của những đứa trẻ này đều còn sống, nhưng chả khác nào đã chết.
Nhiều phạm nhân trọng tội đã ở tù từ khi còn trẻ, chả khác nào vợ họ góa chồng sớm. Bầu không khí tôn giáo ở Palestine khá bảo thủ, đặc biệt đối với các gia đình tham gia Hamas. Nếu vợ của một tù nhân chọn ly hôn, cô ta sẽ phải chịu áp lực xã hội rất lớn và hầu như không thể làm như vậy được.
Một bác sĩ phụ khoa người Palestine từng nói với giới truyền thông, những phụ nữ như vậy thường coi việc sinh con là niềm an ủi nhỏ nhoi, thậm chí là niềm hy vọng trong cuộc sống. Tóm lại: chồng muốn có con, vợ thì muốn nuôi.
Cho dù ở dải Gaza hay Bờ Tây, đều có những bệnh viện người Palestine ủng hộ hành vi này. Mặc dù một số bác sĩ Palestine nói họ không có khuynh hướng chính trị, nhưng trên thực tế, họ thường thông cảm với những phụ nữ như vậy, có thể làm thủ thuật miễn phí và lo tác động xã hội đối với họ.
Bởi vì xã hội địa phương cực kỳ bảo thủ, nếu người chồng bị ngồi tù mấy năm mà người vợ đột nhiên có thai, điều này có ý nghĩa gì với họ và nó sẽ mang đến những nguy hiểm khó lường nào?
Để có được một đứa trẻ sinh trong ống nghiệm, họ phải chịu rủi ro rất lớn; quan niệm tôn giáo của Palestine rất khắt khe đối với phụ nữ. Trước khi thụ tinh bên ngoài cơ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu gặp người nhà của cả hai bên nam nữ để xác nhận tinh trùng có phải từ người chồng hay không.
Cũng có ý kiến cho rằng trước khi làm thủ thuật, người vợ nên công khai với hàng xóm, láng giềng, nói rõ tinh trùng của chồng đã chuyển trộm thành công và dự định sẽ có con bằng biện pháp IVF.
Trước những vụ chuyển lậu tinh trùng thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây, Cục Quản lý nhà tù Israel (IPS) khẳng định các nhà tù được kiểm soát chặt chẽ và không tin xảy ra những chuyện như vậy. Một số cư dân mạng đã chế nhạo tuyên bố của IPS, nói rằng thu nhập của quản giáo quá thấp, chỉ cần có tiền thì cần sa cũng có thể mang vào.
Trên thực tế, mặc dù phía Israel phủ nhận nhưng họ vẫn hành động một cách thiết thực, tăng cường quản lý những “tù nhân an ninh”, đồng thời ngăn chặn thành công một số vụ chuyển lậu tinh dịch. Tòa án Israel cũng đã bắt đầu truy tố những kẻ chuyển lậu thành công tinh trùng của “tù nhân an ninh”. Vụ án sớm nhất là năm 2014, tù nhân người Palestine chuyển lậu tinh trùng đã bị phạt 1.449 USD và cấm gia đình thăm nuôi trong hai tháng.
Hiện có khoảng 5.000 người Palestine, bao gồm các “tù nhân an ninh”, đang thụ án tù, theo dữ liệu do Hiệp hội Tù nhân Palestine và nhóm nhân quyền B’Tselem của Israel thu thập. Các “tù nhân an ninh” phải thụ án rất lâu, ngay cả khi họ có cơ hội được tự do, vợ của họ thường đã không còn khả năng sinh con nữa.
Theo Tiền Phong
-
49 phút trướcVới án cưỡng dâm đặc biệt nghiêm trọng, Ngô Diệc Phàm nhận mức án 13 năm tù giam nhưng sau khi vào tù không hề tệ như những gì mà mọi người vẫn tưởng.
-
2 giờ trướcPhim "Cu Li không bao giờ khóc" , quy tụ dàn diễn viên: NSND Minh Châu, Hà Phương, Thương Tín..., vừa giành giải thưởng một hạng mục ở UAE.
-
5 giờ trướcKhi khán giả vẫn chưa hết thổn thức về kết phim "Độc đạo", VTV tung nốt hậu trường hai cảnh phim nặng đô liên quan đến nhân vật Hồng của Doãn Quốc Đam ở tập cuối.
-
6 giờ trướcMạnh Trường chia sẻ ngay khi quay ngày đầu tiên của phim "Không thời gian" anh đã bị thương khi thực hiện cảnh nhảy từ thuyền sang mái ngói nhà dân đang chìm trong biển nước.
-
9 giờ trướcNgoài đời, Dương "cơ bắp" của "Độc đạo" khiến nhiều người bất ngờ khi là một chiến sĩ công an mang quân hàm Trung tá. Dù thường xuyên đảm nhận vai phản diện trên màn ảnh, Hồ Phong ngoài đời là người đàn ông của gia đình. Anh có cuộc sống hạnh phúc bên người vợ gắn bó hơn 20 năm và 4 người con.
-
11 giờ trướcTrong "Không thời gian" tập 1, Trung tá Đại cùng đồng đội trực tiếp đi giải cứu người dân đang kêu cứu giữa dòng nước lũ mênh mông dâng lên tận mái nhà.
-
11 giờ trướcĐúng như dự đoán, phim Việt "Linh miêu: Quỷ nhập tràng" - có Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên - nhanh chóng gây sốt tại phòng vé. Tác phẩm thu hơn 42 tỷ đồng trong tuần mở màn, vượt mặt nhiều bom tấn Hollywood lẫn phim Hàn Quốc.
-
1 ngày trướcChia sẻ về cảnh nóng trong phim “Độc đạo”, diễn viên Trung Ruồi nhận định đây không phải cảnh quay tốt. “Tôi và diễn viên nữ phải quay lại rất nhiều lần. Hết tôi cười, bạn diễn cười đến quay phim cười rung máy”, anh kể.
-
1 ngày trướcCái chết của con khỉ già chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Tôn Ngộ Không. Từ một con khỉ vô tư, ông bắt đầu nhận thức được lẽ vô thường và sự luân hồi.
-
1 ngày trướcCàng về sau, phim Rèm Ngọc Châu Sa càng nhận về nhiều chỉ trích, thành tích phim đi xuống, diễn viên cùng với diễn xuất cũng vướng phải nhiều tranh cãi khiến khán giả bỏ xem, thành tích cũng trượt dài, bị đối thủ là Vĩnh Dạ Tinh Hà lấn lướt.
-
1 ngày trước"Cô dâu hào môn" - phim có Thu Trang, Uyển Ân đã rời rạp sau hơn một tháng phát hành với doanh thu hơn 73 tỷ đồng. Nhiều phim Việt khác chịu cảnh ảm đạm phòng vé chờ ngày rời rạp.
-
2 ngày trướcTác phẩm "Kính vạn hoa" bản điện ảnh hé lộ các diễn viên cũ của bản truyền hình, bên cạnh 3 gương mặt mới toanh. Teaser trailer của phim khiến khán giả hoài niệm về ký ức tuổi thơ.
-
2 ngày trướcPhim "Người đội tóc giả" do Huỳnh Hiểu Minh đóng chính không thu được khán giả, doanh thu phòng vé ảm đạm.
-
3 ngày trướcNghệ sĩ Vĩnh Xương vừa đóng phim, vừa làm chủ một quán ăn. Anh nói thu nhập chính của gia đình không đến từ nghề diễn.
-
3 ngày trước"Linh miêu: Quỷ nhập tràng" có nỗ lực khai thác yếu tố kinh dị dân gian Việt Nam, từ đó lồng ghép nhiều thông điệp về nhân quả trong xã hội phong kiến. Song, phim vẫn còn hạn chế về kỹ xảo, kịch bản và diễn xuất.
-
3 ngày trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
3 ngày trước"Linh miêu: Quỷ nhập tràng" thu 14 tỷ đồng sau suất chiếu sớm. Phim có Hoa hậu Thùy Tiên, nghệ sĩ Hồng Đào gây áp lực cho "Cười xuyên biên giới" - tác phẩm hài đến từ Hàn Quốc thống lĩnh rạp chiếu Việt tuần qua.
-
3 ngày trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
Tin tức mới nhất
-
49 phút trước
-
49 phút trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước