Hầu hết động vật đều “xì hơi”, tuy nhiên có những loài động vật có tần suất và thành phần hơi khác biệt hẳn so với số còn lại.
Thành phần của hơi rắm chủ yếu là hydro, carbon dioxide, nitrogen và lưu huỳnh. Ngoài ra, trong rắm có chứa khí methane, một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính mạnh.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khoảng 30% khí thải metan trên Trái Đất có nguồn gốc từ động vật nhai lại. Động vật nhai lại tiêu hóa thức ăn (thực vật) bằng cách lên men trong dạ dày, điều này dẫn đến nhiều khí thừa ứ đọng trong bụng khiến chúng phải thải ra ngoài.
Không giống bò, voi không phải động vật nhai lại. Tuy nhiên, chúng vẫn thải ra một số lượng rắm đáng kinh ngạc. Lượng khí metan được voi thải ra ngoài mỗi ngày có thể đủ để một chiếc xe đi được hơn 30 kilomet.
Mối rất nhỏ nhưng nếu liên kết lại, số lượng khí thải chúng thải ra môi trường không hề ít. Trong một nghiên cứu chỉ ra, số lượng khí metan do mối thải ra chiếm 5% tổng số khí metan trên toàn cầu. Thậm chí, có chuyên gia còn cho rằng số lượng khí metan do mối xì hơi ra ngoài còn cao hơn.
Một con ngựa có kích thước trung bình có thể sản xuất 9 tấn phân mỗi năm, đồng nghĩa với việc chúng xả nhiều hơi ra môi trường. Giáo sư Wiliam Martin-Rosset thuộc Viên Nghiên cứu Quốc gia Pháp còn đánh giá: Ngựa cùng các loài động vật ăn cỏ khác có thể tạo ra số lượng metan làm thay đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ngựa có thể sản sinh gần 20kg khí metan mỗi năm. Ngoài ra, với mỗi giai đoạn, ngựa có thể xả khí khác nhau.
Là loài động vật nhai lai, không khó hiểu khi chúng có thể xả khí metan nhiều. Mỗi năm, cừu có thể sản sinh ra 8kg khí metan.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra: Kangaroo cũng đánh rắm rất nhiều. Marcus Clauss thuộc Đại học Zurich xác nhận rằng Kangaroo sản sinh ra khí metan nhiều không kém các loài động vật ăn cỏ khác.
Dê là loài động vật sản sinh ra khí metan theo nhiều cách: Phân, rắm, thậm chí là hơi thở. Cách ăn cũng ảnh hưởng một phần đến lượng khí metan sinh ra.
Khác với suy nghĩ của nhiều người, lợn cũng không sản sinh ra quá nhiều khí metan như các loài động vật trên. Trung bình mỗi năm, lợn sản sinh khoảng 1,5kg metan.
Thành phần của hơi rắm chủ yếu là hydro, carbon dioxide, nitrogen và lưu huỳnh. Ngoài ra, trong rắm có chứa khí methane, một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính mạnh.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khoảng 30% khí thải metan trên Trái Đất có nguồn gốc từ động vật nhai lại. Động vật nhai lại tiêu hóa thức ăn (thực vật) bằng cách lên men trong dạ dày, điều này dẫn đến nhiều khí thừa ứ đọng trong bụng khiến chúng phải thải ra ngoài.
Bò là một trong những con vật xì hơi nhiều nhất thế giới. Ước tính trong dạ cỏ của bò có thể giữ được 200 lít thức ăn. Mỗi ngày, bò xì hơi đến 500kg khí methane. Số lượng khí tương đương với hoạt động của một nhà máy dầu.
Không giống bò, voi không phải động vật nhai lại. Tuy nhiên, chúng vẫn thải ra một số lượng rắm đáng kinh ngạc. Lượng khí metan được voi thải ra ngoài mỗi ngày có thể đủ để một chiếc xe đi được hơn 30 kilomet.
Trong suốt nhiều năm qua, lạc đà được coi là có khả năng đánh rắm nhiều như bò. Tuy nhiên, đến gần đây các nhà khoa học đã xác định rằng lạc đà vẫn kém “một chút ít”.
Mối rất nhỏ nhưng nếu liên kết lại, số lượng khí thải chúng thải ra môi trường không hề ít. Trong một nghiên cứu chỉ ra, số lượng khí metan do mối thải ra chiếm 5% tổng số khí metan trên toàn cầu. Thậm chí, có chuyên gia còn cho rằng số lượng khí metan do mối xì hơi ra ngoài còn cao hơn.
Một con ngựa có kích thước trung bình có thể sản xuất 9 tấn phân mỗi năm, đồng nghĩa với việc chúng xả nhiều hơi ra môi trường. Giáo sư Wiliam Martin-Rosset thuộc Viên Nghiên cứu Quốc gia Pháp còn đánh giá: Ngựa cùng các loài động vật ăn cỏ khác có thể tạo ra số lượng metan làm thay đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ngựa có thể sản sinh gần 20kg khí metan mỗi năm. Ngoài ra, với mỗi giai đoạn, ngựa có thể xả khí khác nhau.
Là loài động vật nhai lai, không khó hiểu khi chúng có thể xả khí metan nhiều. Mỗi năm, cừu có thể sản sinh ra 8kg khí metan.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra: Kangaroo cũng đánh rắm rất nhiều. Marcus Clauss thuộc Đại học Zurich xác nhận rằng Kangaroo sản sinh ra khí metan nhiều không kém các loài động vật ăn cỏ khác.
Dê là loài động vật sản sinh ra khí metan theo nhiều cách: Phân, rắm, thậm chí là hơi thở. Cách ăn cũng ảnh hưởng một phần đến lượng khí metan sinh ra.
Khác với suy nghĩ của nhiều người, lợn cũng không sản sinh ra quá nhiều khí metan như các loài động vật trên. Trung bình mỗi năm, lợn sản sinh khoảng 1,5kg metan.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ