1. Một số loại sữa chua không thích hợp cho người già và trẻ em

Sữa chua rất giàu men vi sinh, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và nhu động ruột tương đối mạnh. Sữa chua có thể giảm triệu chứng táo bón ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số loại sữa chua lại không phù hợp với người già và trẻ em vì người già chức năng tiêu hóa tương đối yếu, ăn quá nhiều sữa chua có thể gây tiêu chảy, chướng bụng.

Ngoài ra, trong sữa chua có chứa đường, hàm lượng đường không thấp nên đối với một số bệnh nhân bị tiểu đường hoặc viêm túi mật thì tốt nhất không nên ăn sữa chua thường xuyên, không có lợi cho việc kiểm soát bệnh.

Sữa chua thì tốt nhưng chớ phạm 5 điều tối kỵ này kẻo hối cũng không kịp-1

Với trẻ em, bạn cần chọn loại sữa chua dành cho trẻ em. Những loại sữa chua này đã được chế biến với các lợi khuẩn phù hợp với đường ruột của trẻ. Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua.

2. Tránh dùng chung sữa chua với một số loại thuốc

Trong mắt nhiều người, sữa chua là một loại thực phẩm đa năng có thể kết hợp với bánh kẹo, củ quả, ngũ cốc. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với sữa chua. Bạn không nên ăn sữa chua khi đang uống một số loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc kháng sinh như erythromycin, chloramphenicol,...

Việc sử dụng sữa chua sau khi uống thuốc không những làm chết vi khuẩn lactic trong sữa chua, phá hủy các thành phần có lợi của sữa chua, mà còn vô hiệu hóa hiệu qua của thuốc, từ đó gây hại cho cơ thể.

Sữa chua thì tốt nhưng chớ phạm 5 điều tối kỵ này kẻo hối cũng không kịp-2

3. Không được hâm nóng sữa chua trước khi ăn

Việc hâm nóng sữa chua trước khi ăn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa chua. Bạn nên ăn sữa chua sau khi bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh 15 phút. Nếu thấy sữa chua vẫn lạnh, bạn có thể để sữa chua ở nhiệt độ phòng trong 30-45 phút hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.

4. Sữa chua đặc có thể chứa nhiều chất làm đặc

Nhiều người nghĩ rằng sữa chua càng đặc thì càng có nhiều lợi khuẩn. Nhưng trên thực tế, sữa chua đặc là do đã cho thêm rất nhiều chất làm đặc, chẳng hạn như hydroxypropyl distarch phosphate, pectin, và gelatin.

Dù các chất này không ảnh hưởng đến hương vị của sữa chua nhưng chúng không tốt cho cơ thể. Sữa chua không đặc chỉ cần hơi sánh 1 chút chính là loại "cực phẩm" bạn nên chọn. 

Sữa chua thì tốt nhưng chớ phạm 5 điều tối kỵ này kẻo hối cũng không kịp-3

5. Những thực phẩm tối kỵ, không nên ăn cùng sữa chua

- Sản phẩm thịt đã qua chế biến: Thịt đã qua chế biến thường bổ sung nhiều nitrat, chất này có thể giúp thịt không bị hư, nhưng một khi gặp axit hữu cơ trong sữa chua sẽ sinh ra chất axit nito gây ung thư có hại cho cơ thể con người.

- Chuối: Ăn sữa chua với chuối làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Vì vậy, không nên trộn hai loại thực phẩm này với nhau quá thường xuyên.

- Đậu nành: Sữa chua rất giàu canxi, lượng canxi này bị ảnh hưởng bởi một chất hóa học trong đậu nành, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu kết hợp ăn đậu nành và sữa chua trong thời gian dài sẽ có thể khiến cơ thể bị thiếu canxi trầm trọng.

- Hành tây: Do sữa chua ở dạng thực phẩm có tính lạnh, trong khi hành tây tạo ra nhiệt trong cơ thể. Sự kết hợp nóng và lạnh này có thể gây dị ứng da như phát ban, chàm, vẩy nến và các vấn đề khác.

- Xoài: Xoài và sữa chua cũng tạo ra nhiệt và lạnh trong cơ thể, có thể gây ra các vấn đề về da, độc tố và nhiều vấn đề khác.

- Cá: Ăn sữa chua ngay sau khi ăn cá có thể gây khó tiêu hay một số vấn đề khác liên quan đến dạ dày.

- Sữa: Sữa và sữa chua là hai nguồn protein động vật và do đó không nên tiêu thụ cùng nhau. Tiêu thụ hai thứ này cùng nhau có thể gây tiêu chảy, ợ chua và chướng bụng.

- Thức ăn có dầu: Sự kết hợp của thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ với sữa chua làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy uể oải.

Theo Thể thao và Văn hóa