Atiso
Loại cây này có thể ăn từ lá cho đến nhân. Chúng thường được xay trộn ,nướng hay dùng như rau ăn kèm.
Tác dụng có lợi cho sức khỏe của Atiso chưa được phổ biến rộng rãi. Nó không chỉ chứa nhiều chống oxi hóa , mà nó còn giúp làm giảm cholesterol cao trong máu, giảm triệu chứng say rượu và chứng khó tiêu. Chlesterol cao trong máu làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch. Atiso và chất chiết từ lá Atiso có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Một nghiên cứu được tiến hành ở Đức năm 2001 đã phân tích tác dụng atisô có trên cholesterol: 143 bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao nhận 1800 mg chiết xuất từ atisô trong các viên 450 mg trong 6 tuần. Các kết quả cho thấy có giảm 18,5% về cholesterol toàn phần và giảm 22,9% về cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) trong nhóm atisô, so với mức giảm 8,6% cholesterol toàn phần và giảm 6,3% LDL-C ở nhóm giả dược.
Atisô cũng có thể có lợi sau khi uống rượu say. Mặc dù không có nhiều dữ liệu khoa học về việc sử dụng này, một số người cho rằng bằng cách ăn atisô hoặc dùng chiết xuất atisô có thể giảm bớt tác hại của rượu. Bên cạnh đó, hàm lượng cao vitamin B6 trong atisô chống lại sự suy giảm chức năng do nguyên nhân uống rượu.
Cuối cùng nhưng không kém, atisô có thể có lợi cho bệnh nhân với chứng khó tiêu, vì nó làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đầy hơi và đau bụng. Cải thiện thường thấy sau 8-12 tuần.
Quả nam việt quất (Cranberry)
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng, quả nam việt quất có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs). Ngoài ra, quả nam việt quất cũng chứa một lượng đáng kể các axit salicylic. Uống nước ép nam việt quất thường xuyên sẽ giúp tăng lượng axit salicylic trong cơ thể, có thể làm giảm sưng và ngăn ngừa cục máu đông.
Nam việt quất còn có thể được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày (PUD). Các trường đại học của Trung tâm Y tế Maryland khuyên nên uống nước ép nam việt quất và tiêu thụ các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn góp phần vào việc hình thành các vết loét.
Tỏi
Tỏi có chứa một lượng đáng kể của một hợp chất sulfur được gọi là allicin, là yếu tố giúp mang lại công dụng tuyệt vời về sức khỏe của tỏi. Allicin là một hợp chất đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa và đi khắp cơ thể, nơi nó phát huy tác dụng sinh học.
Tỏi được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp liên quan đến bệnh lí máu và tim
Tỏi được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp liên quan đến bệnh lí máu và tim, như xơ cứng động mạch, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim và bệnh mạch vành. Khi bệnh nhân dùng liều cao của tỏi, huyết áp giảm, và trong một số trường hợp, tỏi chứng minh hiệu quả như thuốc.
Theo một nghiên cứu năm 2013, 210 bệnh nhân được chia thành các nhóm và dùng chiết xuất từ tỏi ở liều 600-1500 mg. Kết quả cho thấy dùng chiết xuất từ tỏi cũng hiệu quả như thuốc atenolol làm giảm huyết áp trong khoảng thời gian 24 tuần. Tỏi giúp làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-C.
Cam thảo
Cam thảo thường được thêm vào như là một hương liệu trong thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, mặc dù ít người biết rằng rễ cam thảo được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho một số trường hợp như trào ngược dạ dày, loét dạ dày và liệu pháp thay thế nội tiết tố nữ .
Cam thảo có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể
Khi điều trị các tình trạng như trào ngược dạ dày, loét dạ dày, chiết xuất từ rễ cam thảo làm tăng tốc độ quá trình chữa bệnh của niêm mạc của dạ dày và phục hồi sự cân bằng axit. Rễ cam thảo có chứa axit glycrrhizic, góp phầnchống viêm và tăng cường miễn dịch. Axit Glycyrrhizic cũng đã được chứng minh ngăn chặn H. pylori và hạn chế tăng trưởng của vi khuẩn trong ruột.
Cam thảo cũng được sử dụng như là một loại thay thế nội tiết tố nữ, và nó làm giảm các cơn nóng bừng ở phụ nữ sau mãn kinh. Trong một nghiên cứu 2010 kiểm tra tác dụng của rễ cam thảo trong việc làm giảm tái phát của các cơn nóng bừng ở phụ nữ mãn kinh. Chín mươi phụ nữ mãn kinh có cơn bốc hỏa được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm nhận được 330 mg của cam thảo, và nhóm kia là giả dược. Kết quả cho thấy cam thảo giảm cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn nóng bừng.
Theo SKĐS