Chân nhang hay hương được coi là phương tiện để kết nối giữa người dương với thế giới tâm linh, bao gồm tổ tiên, thần linh và các vị thánh thần.
Theo chuyên gia phong thủy Phùng Gia, việc rút hết chân nhang khi tỉa chân nhang được xem là đại kỵ. Bởi điều này được quan niệm là làm đứt gãy sự kết nối tâm linh giữa gia đình với các vị thần và gia tiên đã khuất.
Quan niệm dân gian vẫn cho rằng, khi tỉa chân nhang dịp cuối năm để chuẩn bị đón Tết, gia chủ thường bớt lại chân nhang theo số lẻ như 1 - 3 - 5 - 7 - 9. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của việc này.
Để lại 1 chân hương sau khi tỉa
Sau khi tỉa chân nhang, để lại 1 chân nhang có ý nghĩa tượng trưng cho việc duy trì mối quan hệ, không làm gián đoạn sự kết nối giữa gia đình và tổ tiên.
Vì như đã nói, bát hương và hương cũng chính là phương tiện kết nối thế giới tâm linh với người dương.
Chân nhang ấy coi là sự hiện diện của tổ tiên và thần linh trong không gian thờ cúng, bảo đảm rằng họ vẫn luôn phù hộ cho gia đình, mang lại bình an và may mắn.
Ý nghĩa của việc để lại 3 chân nhang
Trong văn hóa phương Đông, số 3 được coi là con số linh thiêng và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Số 3 tượng trưng cho sự hài hòa, trường tồn và phát triển. Còn trong thờ cúng, để lại 3 chân hương thể hiện sự liên kết giữa Trời – Đất – Con người (Thiên - Địa - Nhân),
Số 3 cũng có thể liên quan đến Tam Tài là 3 yếu tố quan trọng giúp con người tồn tại và phát triển. Việc để lại 3 chân nhang cũng có thể được hiểu là cầu mong sự bảo vệ và phù hộ của các yếu tố này cho gia đình, dòng tộc.
Ảnh minh họa
Để lại 3 chân nhang trong bát hương sau khi tỉa giúp duy trì mối liên kết giữa gia đình và các bậc tổ tiên, thần linh. Trong phong thủy, nó tượng trưng cho sự cân bằng và thịnh vượng.
Ba chân nhang có thể giúp duy trì năng lượng tích cực trong không gian thờ cúng, bảo vệ gia đình khỏi các điều xấu và hút may mắn, tài lộc, bình an.
Ý nghĩa của việc để lại 5 chân nhang
Trong triết lý phương Đông, số 5 là con số mang ý nghĩa lớn vì nó tượng trưng cho Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) – đại diện cho sự cân bằng và sự vận hành của vũ trụ.
Việc để lại 5 chân nhang là biểu tượng của sự hài hòa của các yếu tố tự nhiên và vũ trụ, giúp cho gia đình duy trì sự ổn định và phát triển.
Số 5 cũng tượng trưng cho 5 điều may mắn là Phúc, Lộc, Thọ, An Khang, Thịnh Vượng. Điều này có thể mang ý nghĩa cầu mong một cuộc sống đầy đủ về vật chất, tinh thần và các mối quan hệ trong gia đình.
Ý nghĩa của việc để lại 7 chân nhang
Trong văn hóa phương Đông, số 7 được coi là con số mang ý nghĩa thiêng liêng, biểu trưng cho sự hoàn hảo và trọn vẹn. Số 7 cũng liên quan đến nhiều yếu tố trong vũ trụ và đời sống tâm linh.
Trong nhiều quan niệm, số 7 mang năng lượng bảo vệ, giúp gia đình tránh được tai họa, bệnh tật và những điều xấu. Việc để lại 7 chân nhang có thể biểu thị cho lời cầu nguyện về sự bảo vệ toàn diện của tổ tiên và các thần linh.
Số 7 không chỉ là một con số đơn lẻ mà còn kết hợp với các yếu tố như Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), tạo thành sự hài hòa và cân bằng trong vũ trụ.
Để lại 7 chân nhang có thể hiểu là mong muốn sự hòa hợp và cân bằng giữa các yếu tố trong không gian thờ cúng, gia đình và vũ trụ.
Ý nghĩa của việc để lại 9 chân nhang
Trong văn hóa phương Đông, số 9 là con số tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn và bất diệt. Con số này được coi là biểu tượng của sự hoàn hảo, bất diệt trong không gian và thời gian.
Để lại 9 chân nhang thể hiện sự cầu mong sự tồn tại vĩnh cửu của gia đình, dòng tộc và các giá trị tâm linh qua các thế hệ.
Số 9 cũng biểu tượng ước vọng về trường thọ, bình an và sự bền vững. Việc để lại 9 chân nhang thể hiện sự cầu chúc gia đình được bảo vệ, trường thọ và phát triển ổn định.
Trong phong thủy, số 9 là con số tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc và phát triển bền vững. Để lại 9 chân nhang là biểu tượng cho việc cầu mong gia đình được sung túc, làm ăn phát đạt và t à-i l ộ-c dồi dào.
Đây cũng là con số có sức mạnh tâm linh đặc biệt, giúp kết nối sâu sắc với các thế lực vô hình, đặc biệt là tổ tiên và các vị thần linh.
Việc để lại 9 chân nhang thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, mong muốn nhận được sự bảo vệ, gia hộ và che chở từ họ với mọi mặt của cuộc sống gia đình, từ công việc, sức khỏe cho tới tài lộc, gia đạo.
Văn khấn trước khi rút chân hương
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín con chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ:
Hôm nay ngày… tháng...... năm ...tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.
Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ".
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Theo Sức khỏe đời sống