Tại sao người Ấn Độ ở châu Âu vẫn tìm kiếm hôn nhân sắp đặt?
Hôn nhân sắp đặt từ lâu đã là chuẩn mực ở Ấn Độ, và điều đó vẫn được duy trì tới ngày nay.
"Tôi cần phải kết hôn trong ba tháng nữa. Xin hãy giúp tôi. Tôi cần tìm một người vợ". Đó là một trong nhiều yêu cầu mà Malaika Neri, một nhà mai mối chuyên nghiệp tại châu Âu thường xuyên nhận được.
Những chuyên gia nước ngoài người Ấn Độ có trình độ cao như các kỹ sư, chuyên gia CNTT, tài chính, tư vấn hoặc quản lý dự án là những khách hàng chính của bà.
Mai mối hôn nhân vẫn đang thịnh hành ở cộng đồng Ấn Độ trong và ngoài nước. Ảnh: DPA
Ý tưởng về một cuộc hôn nhân được mai mối đã là chuẩn mực ở Ấn Độ và Nam Á trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, hôn nhân sắp đặt ngày càng trở nên ít phổ biến hơn khi xã hội trở nên thoáng hơn và cha mẹ ít can thiệp hơn vào cuộc sống của con cái.
Nhiều chuyên gia hôn nhân đang lựa chọn các phương pháp mới và đưa ra các cách tiếp cận thay thế để mai mối. Một ví dụ như vậy là eris Netflix "Mai mối ở Ấn Độ" gần đây. Ở đây, người mai mối, "dì Seema", làm việc với những người Ấn Độ giàu có đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.
Đến từ Mumbai và hiện đang sống ở châu Âu, Malaika Neri làm việc như một nhà tư vấn mối quan hệ, giúp các khách hàng từ Ấn Độ, Mỹ, Anh và châu Âu, tìm thấy tình yêu và hy vọng kết hôn.
Bà Neri thích những khách hàng cam kết tìm kiếm lối sống và giá trị phù hợp ở bạn đời của họ.
Bà nói, khách hàng Ấn Độ từ châu Âu khác với khách hàng từ Mỹ, và điều đó dẫn đến nhu cầu quan hệ khác nhau. Trong số các khách hàng của bà cũng có những người tới từ các thành phố nhỏ của Ấn Độ, thường là "những người đầu tiên trong gia đình họ đi học đại học và đến từ tầng lớp trung lưu".
"Họ đến từ những gia đình nơi hôn nhân sắp đặt đã là chuẩn mực trong nhiều thế kỷ. Hẹn hò là điều cấm kỵ. Họ thường không có kinh nghiệm hẹn hò như người châu Âu.
Vì vậy, đột nhiên họ thấy rằng việc tìm kiếm bạn đời ở các thành phố như Stockholm hoặc London là vô cùng khó khăn, bởi vì họ có rất ít hoặc không có kinh nghiệm hẹn hò", cô chia sẻ.
Gia đình chồng của Rashmi đã sống ở Đức khoảng 60 năm và khi đến thời điểm tìm kiếm một cô dâu phù hợp cho con trai, họ đã đăng một quảng cáo trên Anandabazar Patrika, tờ báo tiếng Bengali hàng đầu của Ấn Độ.
Mẹ của Rashmi bắt gặp quảng cáo và liên hệ với gia đình. Kết quả là, Rashmi kết hôn và chuyển đến Đức để sống với gia đình chồng. Cô nói rằng những người bạn của chồng cô cũng tìm thấy bạn đời của mình theo cách này.
Tuy nhiên, hầu hết những người Ấn Độ ở nước ngoài cho biết họ tìm thấy đối tác của mình trực tuyến, trên các trang web hôn nhân dành cho người Ấn Độ. Một ví dụ là Bharat Matrimony, với rất nhiều lựa chọn như tiếng mẹ đẻ, tôn giáo hay khu vực địa lý.
Preethi đã gặp chồng mình trên Kerala Matrimony, một trang web tương tự, nơi hầu hết các thành viên đều tạo hồ sơ của riêng họ chứ không phải do cha mẹ hoặc người thân tạo cho.
Đối với cô Preethi, quá trình này diễn ra khá hiệu quả vì cô đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu đối tác của mình trước khi đi tới kết hôn.
“Đối với tôi, tôi cảm nhận rõ được rằng tôi hòa hợp với chồng mình. Chúng tôi có những ưu tiên phù hợp với nhau. Và anh ấy là mẫu người mà tôi muốn tìm kiếm trong một cuộc hôn nhân có tình yêu”, cô nói.
Theo cô Preethi, những loại dịch vụ này cũng có thể giúp những người hướng nội, những người không có kinh nghiệm hẹn hò trước đó hoặc những người đang bị gia đình tạo áp lực khả năng tự tìm kiếm bạn đời.
Thông thường, áp lực xã hội phải lập gia đình và sinh con rất mạnh nên mọi người đặt ra thời hạn nghiêm ngặt cho người mai mối.
Và sau đó, các gia đình cũng đặt ra những điều kiện về tầng lớp xã hội và tôn giáo khi tìm kiếm bạn đời cho con của mình, khi ai cũng muốn có một gia đình thông gia "môn đăng hộ đối".
Bà Neri lưu ý: "Phần lớn khách hàng của tôi có những ưu tiên đặc biệt cho đẳng cấp xã hội. Đối với họ, tôi nói rằng tôi không phải là người thích hợp để giúp đỡ.
Có những người mai mối khác đã đề nghị những dịch vụ dựa trên đẳng cấp xã hội hoặc một tử vi phù hợp, điều mà tôi cho rằng không tạo nên hạnh phúc trong hôn nhân".
Theo một nghiên cứu của Google và công ty tư vấn KPMG tại Ấn Độ, thị trường hôn nhân trực tuyến ở Ấn Độ đã tăng gấp đôi quy mô trong 5 năm qua và ước tính trị giá khoảng 260 triệu USD.
Các trang web hẹn hò phổ biến trên toàn cầu như Tinder và Bumble là những trang web tương đối mới gia nhập thị trường Ấn Độ. Các trang web mai mối, xuất hiện từ đầu năm 1997, vẫn chiếm chủ yếu thị trường này.
Cô Preethi cho biết một trong những lý do tại sao mai mối kỹ thuật số lại trở nên thịnh hành ở Ấn Độ, cả trong và ngoài nước là do các bộ lọc cá nhân hóa mà chúng cung cấp cho người dùng.
Theo Công Luận
-
6 giờ trướcBố mẹ tôi có đến 4 cô con gái, ai cũng xinh xắn, học giỏi, công việc tốt, nhưng bà nội tôi vẫn không hài lòng.
-
7 giờ trướcSau khi lừa cưới để lấy tiền sính lễ, cô gái Trung Quốc dụ chồng vào bẫy gái mại dâm nhằm kiếm cớ ly hôn nhanh; "nữ quái" này đã bị bắt và nhận án tù.
-
10 giờ trướcTrong đêm giáng sinh 24/12 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân 39 tuổi tự bẻ "của quý" của mình, làm gãy dương vật, phải mổ cấp cứu.
-
10 giờ trướcCon tôi mới được 10 tháng, ngày nào đi làm về đến nhà tôi cũng đầu tắt mặt tối bao việc ở nhà từ chăm con đến cơm nước, đã thế mẹ chồng lại thường xuyên đưa bạn bè về nhà ăn uống, để tôi phải nấu nướng phục vụ.
-
11 giờ trướcTôi đã sai lầm khi nghe theo bạn trai có bầu và bỏ nhà ra đi. Giờ đây bị đối xử tệ bạc trong khi đang mang bầu, tôi muốn quay về nhà nhưng lại sợ bố mẹ không chấp nhận.
-
12 giờ trướcTôi đã từng có mối tình đẹp với chồng cũ nhưng khi lấy nhau anh ta mới lộ bộ mặt của một kẻ bệnh hoạn, vũ phu.
-
14 giờ trướcLàm việc tốt cũng phải nhìn nhận xem ai là người nên và không nên được nhận sự giúp đỡ...
-
15 giờ trướcKhiêm tốn với những gì mình đang có là một giá trị tốt đẹp mà mỗi người cần có. Khiêm tốn không đồng nghĩa với hạ thấp bản thân.
-
16 giờ trướcMọi năm tôi có gần 2 chục bữa tiệc tất niên, nhưng năm nay tôi trốn gần hết hoặc chỉ tất niên bằng cà phê, bóp mồm bóp miệng để dành tiền về quê ăn Tết.
-
17 giờ trướcTôi từng là niềm tự hào của bố mẹ vì học giỏi, có bằng thạc sĩ. Ước mơ cả đời của mẹ là mong tôi có công việc nhà nước ổn định. Vì với bố mẹ, con gái ổn định mới dễ lấy chồng.
-
20 giờ trướcTôi từng là niềm tự hào của bố mẹ vì học giỏi, có bằng thạc sĩ. Ước mơ cả đời của mẹ là mong tôi có công việc nhà nước ổn định. Vì với bố mẹ, con gái ổn định mới dễ lấy chồng.
-
1 ngày trướcĐọc sách không chỉ mang lại cho bạn tri thức mà còn giúp thay đổi nhận thức, tính cách của một con người.
-
1 ngày trướcTrong tập 1066 chương trình "Bạn muốn hẹn hò", anh Trần Hoàng Minh (46 tuổi), công nhân sản xuất dây điện sống tại Long An, đã chia sẻ câu chuyện đời đầy thăng trầm.
-
1 ngày trướcTin không, bạn sắp nhận được một điều kỳ diệu mà cuộc đời này sẽ mang tới cho bạn đấy!
-
1 ngày trướcTôi không thể tin nổi, người trước mặt tôi lại là mẹ chồng tương lai của mình.
-
1 ngày trướcTôi muốn nghĩ thế khi nghĩ về bạn đời của mình. Bởi giáng sinh là yêu thương, giáng sinh là nn lành, giáng sinh là trở về với gia đình.
-
1 ngày trướcHơn 20 năm yêu đơn phương cô ấy, tôi vẫn chưa thể đến được với ai. Giờ cô ấy không hạnh phúc với người chồng ngoại tình, vũ phu nhưng tôi cũng không thể chen vào cuộc sống của họ được...
-
1 ngày trướcChưa kịp vui vì có tiền tỷ, tôi sợ hãi ném trả cho chồng khi biết tiền đó anh ta có được từ ai.
-
1 ngày trướcQuả thật tôi thở phào sau chuyện này, vì tôi vừa không muốn trả lại vàng cưới, vừa không muốn làm quan hệ mẹ chồng nàng dâu căng thẳng.
-
1 ngày trướcKhông ít gen Z sẵn sàng chi số tiền bằng một vài tháng thu nhập của mình cho món quà Giáng sinh đắt đỏ hay bữa ăn sang trọng cho bạn gái, thậm chí còn vay nợ.
Tin tức mới nhất
-
5 giờ trước
-
6 giờ trước
-
6 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
3 ngày trước
-
3 ngày trước