Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày là việc vô cùng quan trọng. Thiếu nước không chỉ khiến miệng và lưỡi luôn có cảm giác khô mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, gây một số bệnh như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tại sao uống nhiều nước mà vẫn khô miệng?-1
Uống nước nhiều nhưng vẫn có cảm giác khô miệng, cơ thể đang ra tín hiệu cảnh báo tới bạn. (Nguồn: Sohu)

Tuy nhiên, khi bạn đã bổ sung đủ lượng nước nhưng vẫn có cảm giác khô miệng, bạn nên cẩn trọng, vì nếu cơ thể khỏe mạnh sẽ không xảy ra tình trạng này. Dưới đây là những căn bệnh phổ biến sẽ khiến bạn có cảm giác khô miệng và lưỡi.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến, xu hướng trẻ hóa, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người mắc bệnh tiểu đường thường có dấu hiệu khô miệng và lưỡi.

Do đó, bạn cần thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, giúp kiểm soát đường huyết, khi đó biểu hiện trên sẽ được cải thiện.

Bệnh thận mạn tính

Những người mắc bệnh thận mạn tính có thể thường xuyên phải đối mặt với tình trạng khô miệng.

Tỷ lệ khô miệng ở những người mắc bệnh thận mạn tính tương đối cao. Nguyên nhân có thể liên quan đến các tình trạng như suy giảm chức năng thận, tích tụ chất chuyển hóa và điều trị bằng thuốc.

Bệnh cường giáp

Người mắc bệnh cường giáp thường đổ mồ hôi nhiều, nên dẫn tới tình trạng khô miệng và lưỡi. Đặc biệt vào ban đêm, những người bị bệnh này sẽ cảm thấy khát nước, muốn uống nước.

Vì vậy, nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn nên tới gặp bác sĩ sớm để thăm khám tình hình sức khỏe bản thân.

Bạn uống nước cũng cần uống đúng cách, nên bổ sung thường xuyên lượng nước cơ thể cần. Bạn không nên uống nước quá nhiều trước khi đi ngủ, sẽ gây ra chứng tiểu đêm, khiến thận phải làm việc quá sức.

Theo VTC