Tại sao việc leo lên đỉnh Everest phải bắt đầu lúc nửa đêm?
Chỉ khi xuất phát vào lúc nửa đêm, bạn mới có cơ hội leo lên đỉnh Everest. Nếu đợi đến rạng sáng mới lên đó, bạn có thể sẽ không bao giờ quay trở lại
Đỉnh Everest, đỉnh cao nhất thế giới, nằm ở ngã ba Trung Quốc và Nepal, là đỉnh ranh giới giữa Trung Quốc và Nepal.
Sườn phía bắc của đỉnh Everest nằm ở huyện Tingri, Tây Tạng, Trung Quốc và sườn phía nam nằm ở vùng Khumbu của Nepal. Ngày 8/12/2020, điểm cao nhất của đỉnh Everest được xác định là 8.848,46 mét so với mực nước biển.
Tuy nhiên, không phải ai muốn thử thách đỉnh Everest cũng có cơ hội đứng trên đỉnh Everest. Theo số liệu, từ năm 1953, khi con người lần đầu tiên leo lên đỉnh Everest, đến nay, tổng cộng 7.000 người trên khắp thế giới đã leo lên đỉnh Everest.
Hàng năm, có rất nhiều người đam mê leo núi từ khắp nơi trên thế giới đến đỉnh Everest, và rất nhiều trong số đó đã phải bỏ cuộc hoặc nằm lại ngọn núi này mãi mãi.
Leo núi Everest vào ban ngày không phải là không thể, nhưng nếu hiểu rõ những mối nguy hiểm tiềm ẩn này, chắc hẳn bạn sẽ hiểu tại sao mình phải lên đường leo núi Everest vào lúc nửa đêm!
Tại sao leo đỉnh Everest vào lúc 12 giờ giữa đêm?
Ngày 27/5/2020, Trung Quốc cử các nhà khảo sát chuyên nghiệp đến đo thủ công độ cao của đỉnh Everest, 11 giờ trưa ngày 27/5, các nhân viên đã leo thành công lên đỉnh Everest rồi bắt đầu công việc.
Theo báo cáo phỏng vấn, người dẫn chương trình hỏi trưởng đoàn tại sao lại sắp xếp bắt đầu leo núi Everest vào lúc 12 giờ đêm, có chỉ dẫn hay giải thích gì đặc biệt không?
Trưởng đoàn tiết lộ với mọi người lý do anh quyết định leo đỉnh Everest vào lúc nửa đêm, những lý do chính như sau:
Leo đỉnh Everest là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nguy hiểm, để đứng được trên ngọn núi cao nhất thế giới thì sự an toàn là ưu tiên hàng đầu. Và việc lựa chọn khởi hành lúc nửa đêm chỉ là để đảm bảo an toàn.
Vào ban ngày, cho đến khi Mặt Trời bắt đầu xuất hiện và ánh nắng chiếu vào các bức tường đá của những ngọn núi phủ đầy tuyết và sông băng, nguy cơ rơi đá mà những người leo núi phải đối mặt sẽ tăng dần khi nhiệt độ tăng lên, bởi vì sự xuất hiện của đá rơi sẽ tăng dần liên quan chặt chẽ với nhiệt độ.
Các chuyên gia nói rằng khi khởi hành vào lúc nửa đêm, ánh trăng và các ngôi sao thưa thớt, gió trên đỉnh Everest trước bình minh không mạnh, khoảng thời gian này là thời điểm thích hợp để leo núi, thông thường phải mất khoảng tám giờ cho những người leo núi leo từ độ cao 8.300 mét lên tới đỉnh.
Nếu leo núi vào ban ngày, nhiệt độ sẽ cao hơn, tuy nhiên việc có nắng sẽ tăng nguy cơ leo núi, sau khi Mặt Trời ló dạng trong ngày, dưới ánh nắng tuyết sẽ mềm ra, có thể gây ra tuyết lở.
Nếu bạn gặp phải một trận tuyết lở trên đỉnh núi thì cơ hội sống sót là rất nhỏ và những trận tuyết lở như vậy xảy ra thường xuyên.
Thân núi Everest được cấu tạo từ đá và phù sa. Bên trong đá sẽ có những vết nứt do sự giãn nở và co lại của nhiệt. Nước xâm nhập vào các vết nứt và đóng băng thành băng vào ban đêm.
Khi Mặt Trời chiếu vào ban ngày, ánh nắng ấm áp sẽ làm tan băng thành nước, những tảng đá hư hỏng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Vấn đề thứ hai là trang bị của người leo núi. Những người leo núi Everest mang giày nặng 4 kg, nếu tuyết dính quá nhiều vào giày trong quá trình leo núi sẽ khiến trọng lượng tăng lên rất nhiều.
Mọi người nên biết rằng trên đỉnh Everest, ở độ cao hơn 8.000 mét, không khí rất loãng và việc hô hấp khó có thể diễn ra bình thường, bởi vậy mỗi bước tiến về phía trước đều rất khó khăn, mỗi trọng lượng tăng thêm sẽ làm tăng nguy cơ thất bại trong quá trình leo núi.
Theo những nhà leo núi có thâm niên, chỉ vào nửa đêm tới sáng sớm tuyết mới cứng và không dính vào giày, đây là kết quả kinh nghiệm của vô số nhà leo núi.
Nếu bạn leo núi Everest từ sườn phía bắc ở Trung Quốc, điểm cắm trại gần nhất nằm ở độ cao 8.300 mét so với mực nước biển.
Nếu mọi việc suôn sẻ, bạn sẽ mất khoảng 8 giờ để leo lên đỉnh Everest từ đây, tức là bắt đầu từ 12 giờ đêm, bạn có thể sẽ leo lên đỉnh núi thành công vào khoảng 8-9 giờ sáng, khi Mặt Trời vừa mọc.
Có những quy định nghiêm ngặt cho việc leo và xuống đỉnh Everest. Đỉnh Everest cũng có thời gian đóng cửa. Cái gọi là thời gian đóng cửa thường được hiểu là cấm leo núi. Bạn cần lên đến đỉnh trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu có vượt quá thời gian này, dù có leo dốc hay leo lên cao đến đâu cũng phải quay lại và đi xuống vô điều kiện. Nếu vượt quá thời gian đóng cửa, thời tiết và môi trường trên núi sẽ trở nên khắc nghiệt, việc xuống núi sẽ nguy hiểm hơn.
Thời gian tốt nhất trong năm để leo lên đỉnh Everest là từ tháng 4 đến tháng 5, cũng là mùa leo núi Everest.
Thời gian thích hợp nhất về cơ bản chỉ là mười ngày trong tháng 5. Những người đam mê leo núi từ khắp nơi trên thế giới, hầu hết sẽ đến đến Everest Base Camp vào tháng 4 , chờ thời điểm thích hợp để khởi động thử thách chinh phục đỉnh Everest.
Nắng mạnh nhất vào buổi trưa, trên đỉnh Everest quanh năm có gió mạnh cấp 8-9. Trong điều kiện khí hậu như vậy, con người rất khó có thể đứng vững trên đó.
Nếu có trường hợp khẩn cấp mà xuống núi quá muộn sẽ trở nên rất nguy hiểm. Chúng ta đều biết rằng xuống núi khó hơn lên núi. Nếu không cẩn thận có thể mất mạng trên đỉnh Everest.
Tháng 10 đến tháng 3 hàng năm là mùa gió ở vùng núi Everest , khí hậu cũng phức tạp và dễ thay đổi, dòng lạnh Tây Bắc mạnh có thể khiến nhiệt độ xuống tới âm 60 độ và tốc độ gió có thể đạt tới 90 mét/giây.
Tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là mùa mưa, luồng gió đông nam sẽ gây ra mưa tuyết thường xuyên, băng tuyết hoành hành nên không thích hợp cho việc leo núi của con người.
Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm là mùa mùa gió chuyển sang mùa mưa, thời gian này khí hậu tương đối ổn định nhưng chỉ kéo dài từ vài chục ngày đến vài tháng, khí hậu tương đối ổn định.
Vì vậy hầu hết các nhà leo núi trên thế giới đều chọn thời điểm này để leo lên đỉnh Everest!
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
1 giờ trướcThịt lợn là thực phẩm được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt thịt lợn tươi và thịt lợn chết.
-
11 giờ trướcOmega-3 là dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, nhưng uống Omage-3 quá liều có sao không?
-
12 giờ trướcDù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm.
-
15 giờ trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
-
16 giờ trướcNgười dân Rovaniemi, thủ phủ của Lapland, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng quá tải du lịch trong thời gian gần đây.
-
17 giờ trướcMột nữ du khách 55 tuổi đã bị tàu hỏa đâm do đứng sát đường ray xe lửa trong khu rừng Alishan nổi tiếng ở Đài Loan.
-
19 giờ trướcBông cải xanh, trà xanh và tỏi là những thực phẩm được đánh giá cao trong khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.
-
20 giờ trước888 bàn ăn với diện tích trải dài nửa quả đồi của quận Nam Ngạn, Tỳ Bà Viên được Guinness ghi nhận là nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới vào năm 2022.
-
21 giờ trướcNhiều người vẫn thường uống nước chanh ấm buổi sáng, vậy uống nước chanh ấm mỗi sáng có tác dụng gì?
-
22 giờ trướcChiếc chảo mỡ có tuổi đời hơn một thế kỷ không chỉ là "bí quyết vàng" của món bánh burger, mà còn là bằng chứng cho lịch sử, niềm tự hào của quán ăn.
-
1 ngày trướcRau ngót là loại rau quen thuộc và tốt cho sức khỏe, vậy nhưng ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt không?
-
1 ngày trướcHải Thượng Lãn Ông là tuyến đường nhộn nhịp, sôi động nhất TP.HCM mỗi mùa Giáng sinh, bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến Tết Âm lịch.
-
1 ngày trướcNhà nghiên cứu ẩm thực, đầu bếp Masayuki Murayoshi nổi tiếng với những công thức nấu ăn hấp dẫn đã qua đời vào ngày 12/12.
-
1 ngày trướcMột số loại đồ uống quen thuộc dù không hề mặn nhưng lại chứa lượng muối đáng kể, âm thầm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận.
-
1 ngày trướcMột nam du khách bất ngờ bị dính chặt lưỡi lên một tác phẩm bằng băng bên ngoài trung tâm thương mại Pitt Street ở Sydney.
-
1 ngày trướcHoạt động du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng để thu hút du khách.
-
1 ngày trướcSúp lơ là loại rau giàu dưỡng chất, trong y học cổ truyền nó có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, bổ thận mạnh gân cốt, kiện tỳ hòa vị.
-
1 ngày trướcCây thông Noel chào đón Giáng sinh được tạo nên từ chai nhựa ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh.
-
1 ngày trướcNgười bệnh ung thư đại trực tràng thích ăn mì bò và các loại thịt chế biến sẵn.
-
2 ngày trướcHình ảnh các anh tài ngồi xúm một góc, cùng hành động chụp locket ăn chè tại quán chè nổi tiếng ở Hà Nội khiến fan thích thú vô cùng.