Chuyện ly kỳ về người đàn ông tưởng bỏ mạng trên đỉnh Everest
Vào ngày 11 tháng 5 năm 1996, Beck Weathers đã qua đời trên đỉnh Everest. Ít nhất đó là điều mà nhiều người tin tưởng, nhưng sự thật phía sau lại không phải như vậy.
Trong khoảng thời gian dày vò kéo dài 18 giờ đồng hồ, Everest cùng với sự khắc nghiệt tự nhiên đã cố gắng hết sức để "nuốt chửng" Beck và những người đồng đội của anh.
Khi cơn bão dữ dội trên đỉnh núi tuyết cuốn đi từng người, bao gồm cả đội trưởng, Beck cũng ngày càng mê sảng do kiệt sức và say độ cao.
Một lúc sau, Beck bỗng giơ tay hét lên “Tôi đã tìm ra chân tướng” trước khi rơi xuống bãi tuyết rộng lớn. Với những gì mà nhóm người đã trải qua, ai cũng nghĩ rằng anh đã không chống chọi nổi và qua đời.
Hiện nay, Beck Weathers đã từ bỏ giấc mơ chinh phục những đỉnh núi và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình
Khi đội cứu hộ cố gắng vượt lên trên đỉnh Everest để giải cứu người leo núi, Beck nằm trên tuyết, chìm sâu vào tình trạng hôn mê do thân nhiệt giảm mạnh. Không chỉ một, mà là hai nhân viên cứu hộ đã đến xem xét và quyết định rằng Beck dường như đã không thể cứu được nữa.
Nhưng sau khi bị bỏ mặc đến hai lần, một điều đáng kinh ngạc đã xảy ra: Beck Weathers đã tỉnh lại.
Những vết thương đen ngòm trên mặt và cơ thể anh trông như những chiếc vảy lớn. Bằng cách nào đó, anh đã tìm được sức mạnh để vượt qua những bãi tuyết và xuống núi.
Chuyến đi định mệnh
Vào mùa xuân năm 1996, Beck Weathers - một nhà nghiên cứu dịch bệnh đến từ tiểu bang Texas (Mỹ) - đã tham gia cùng một nhóm gồm 8 nhà leo núi đầy tham vọng với mục tiêu có thể lên tới đỉnh Everest.
Weathers là một người đam mê leo núi trong nhiều năm và đang thực hiện sứ mệnh chinh phục “Bảy đỉnh núi” - một cuộc phiêu lưu hướng đến việc chinh phục ngọn núi cao nhất ở mỗi lục địa. Anh từng chinh phục nhiều đỉnh núi hùng vĩ, nhưng Everest vẫn là gã khổng lồ thu hút Beck nhiều nhất.
Anh đã sẵn sàng cống hiến toàn bộ sức lực của mình cho cuộc leo núi này và cố gắng hết sức có thể. Suy cho cùng, anh chẳng còn gì để mất: Cuộc hôn nhân của Beck đã xấu đi vì anh dành nhiều thời gian cho những ngọn núi hơn là gia đình. Mặc dù Weathers chưa biết điều đó nhưng vợ anh đã quyết định ly hôn khi anh trở về.
Nhưng Weathers không hề nghĩ đến việc níu kéo lại tổ ấm. Háo hức muốn leo lên đỉnh Everest, anh đã ném sự thận trọng của mình theo cơn gió và sẵn sàng đến chân núi vào ngày 10 tháng 5 năm 1996.
Chuyến thám hiểm định mệnh của Beck được dẫn đầu bởi nhà leo núi kỳ cựu Rob Hall. Hall là một nhà leo núi giàu kinh nghiệm đến từ New Zealand, cũng là người thành lập một công ty leo núi mạo hiểm. Anh đã chinh phục đỉnh Everest năm lần và nếu Hall không lo lắng về chuyến đi thì sẽ chẳng có ai cần lo lắng cả.
Tổng cộng có 8 nhà leo núi đã khởi hành vào buổi sáng hôm đó. Thời tiết trong xanh và toàn bộ thành viên trong đội đều rất lạc quan. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, Beck Weathers và đoàn của anh nhận ra ngọn núi này tàn khốc đến mức nào.
Thảm họa từ ngọn núi nguy hiểm
Không lâu trước khi đến Nepal, Beck Weathers đã trải qua một cuộc phẫu thuật định kỳ để điều trị chứng cận thị. Ca phẫu thuật cắt giác mạc xuyên tâm đã tạo ra những vết rạch nhỏ trên giác mạc để mang lại cho Beck tầm nhìn tốt hơn.
Thật không may, độ cao của đỉnh núi làm ảnh hưởng đến giác mạc vẫn đang hồi phục của anh, khiến anh gần như bị mù hoàn toàn khi màn đêm buông xuống.
Khi Hall phát hiện ra rằng Beck không thể nhìn thấy nữa, anh đã cấm Beck tiếp tục lên núi. Họ yêu cầu Beck ở lại bên đường mòn trong lúc Hall đưa những người khác lên đỉnh. Khi họ quay trở lại, họ sẽ đón anh trên đường về.
Bất đắc dĩ, Beck đồng ý. Khi 7 người đồng đội của anh leo lên đỉnh núi, anh vẫn ở nguyên vị trí. Một số nhóm khác đi ngang qua trên đường xuống, mời anh tham gia vào đoàn của họ, nhưng anh từ chối và quyết định đợi Hall như lời đã hứa.
Ngày càng có nhiều người quyết tâm chinh phục đỉnh Everest
Tuy nhiên, anh không ngờ rằng Hall sẽ không bao giờ quay trở lại. Khi lên đến đỉnh, một thành viên trong đội trở nên quá yếu để có thể tiếp tục. Không chịu bỏ rơi đồng đội, Hall chọn cách chờ đợi, nhưng cuối cùng, chính anh lại không chịu nổi cái lạnh và bỏ mạng trên sườn núi.
Cho đến ngày nay, thi thể của Hall vẫn bị đóng băng ở đó.
Gần 10 giờ trôi qua, Beck Weathers nhận ra có điều gì đó không ổn, nhưng là người cô độc trên con đường mòn, anh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đợi cho đến khi có ai đó đi ngang qua mình lần nữa.
Sau 5 giờ chiều, một người leo núi đi xuống và nói với Beck rằng Hall đã bị mắc kẹt. Mặc dù biết mình nên đi cùng người đó xuống núi, nhưng anh vẫn chọn đợi một thành viên trong nhóm của mình - người được thông báo là đang trên đường xuống cách đó không xa.
Mike Groom cũng là trưởng nhóm và là đồng nghiệp của Hall. Mang theo Beck và những người đồng đội khác lên đường về lều của họ để nghỉ ngơi trong đêm dài lạnh giá.
Không phải ai cũng có đủ may mắn để chinh phục thành công đỉnh Everest
Một cơn bão đã bắt đầu hình thành trên đỉnh núi, bao phủ toàn bộ khu vực trong tuyết và làm giảm tầm nhìn xuống gần như bằng không. Cả đội rúc vào nhau, gần như đi chệch khỏi sườn núi khi họ tìm kiếm lều của mình.
Beck bị mất một chiếc găng tay trong quá trình này và bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng của độ cao và nhiệt độ khắc nghiệt. Theo nguyên tắc, khi một người leo núi hết sức, họ sẽ bị bỏ lại và Beck đã được định sẵn trở thành một trong số họ.
Sáng hôm sau, sau khi cơn bão đi qua, một bác sĩ người Canada được cử đến để cứu Beck và một phụ nữ Nhật Bản trong nhóm của anh tên là Yasuko Namba - người cũng bị bỏ lại.
Sau khi bóc một tảng băng ra khỏi cơ thể Namba, bác sĩ quyết định rằng cô không thể cứu được nữa, và anh cũng có ý kiến tương tự đối với Beck.
Sự trở về kỳ diệu?
Tuy nhiên, Beck Weathers vẫn chưa chết. Mặc dù cơ thể anh ta đang nhích dần đến cái chết từng phút, nhưng bằng một phép màu nào đó, Beck tỉnh dậy vào khoảng 4 giờ chiều sau cơn hôn mê.
"Tôi đã mất cảm giác đến mức không còn biết mình đang ở đâu. Chỉ có một cảm giác dễ chịu, ấm áp và thoải mái như khi được nằm trên chiếc giường của mình. Không hề có cảm giác khó chịu chút nào", Beck chia sẻ.
Tuy nhiên, anh sớm nhận ra rằng cảm giác đã đánh lừa mình như thế nào. Khi cánh tay phải của anh đập xuống đất, nó tạo ra tiếng giống như một thanh gỗ.
“Điều này là có thật và tôi bắt đầu nghĩ: Tôi đang ở trên núi nhưng không biết chính xác vị trí của mình. Nếu tôi không đứng dậy, không suy nghĩ và tìm cách thoát khỏi đây, tôi rất nhanh sẽ phải đối mặt với cái chết”.
Anh cố gắng tập trung tinh thần và xuống núi, mặc kệ đôi chân cứng, gần như không có cảm giác. Khi anh bước vào một khu trại dừng chân, những người leo núi ở đó đều choáng váng.
Mặc dù khuôn mặt đen sạm vì tê cóng và tay chân của anh có thể sẽ không bao giờ trở lại như cũ, Beck Weathers vẫn bước đi và nói chuyện.
Beck Weathers khi vừa sống sót trở về từ đỉnh núi
Tin tức về hành trình sống sót kỳ diệu của Beck được truyền về căn cứ, gây ra một cú sốc cho tất cả mọi người.
Sau khi bác sĩ người Canada bỏ rơi anh, vợ của Beck được thông báo rằng chồng cô đã thiệt mạng trong chuyến đi. Nhưng không ngờ anh lại xuất hiện ở đây, đứng trước mặt họ, dù bị thương nặng nhưng ít nhất vẫn còn sống.
Trong vòng vài giờ, các kỹ thuật viên của căn cứ đã báo động và đưa anh đến bệnh viện bằng trực thăng; đó là nhiệm vụ giải cứu có mức độ cao nhất từng được hoàn thành.
Cánh tay phải, các ngón trên bàn tay trái và một phần bàn chân đã phải cắt bỏ cùng với chiếc mũi của Beck. May mắn thay, các bác sĩ có thể tạo cho anh một chiếc mũi mới từ da cổ và tai.
Ở thời điểm hiện tại, Beck đã từ bỏ việc leo núi. Mặc dù giấc mơ chinh phục bảy đỉnh núi vẫn chưa hoàn thành, anh vẫn cảm thấy mình đã vượt lên đỉnh. Người vợ vốn tức giận vì bị anh ngó lơ suốt thời gian qua đã đồng ý hủy bỏ ly hôn để ở bên cạnh chăm sóc anh.
Cuối cùng, trải nghiệm cận kề cái chết đã cứu vãn cuộc hôn nhân của Beck. Mặc dù trở lại kém toàn diện hơn về mặt thể chất so với khi bắt đầu, nhưng anh chưa bao giờ cảm thấy tâm hồn mình được hoàn thiện như hiện tại.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
-
1 giờ trướcThịt lợn là thực phẩm được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt thịt lợn tươi và thịt lợn chết.
-
11 giờ trướcOmega-3 là dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, nhưng uống Omage-3 quá liều có sao không?
-
12 giờ trướcDù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm.
-
15 giờ trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
-
16 giờ trướcNgười dân Rovaniemi, thủ phủ của Lapland, đã tổ chức biểu tình nhằm phản đối tình trạng quá tải du lịch trong thời gian gần đây.
-
17 giờ trướcMột nữ du khách 55 tuổi đã bị tàu hỏa đâm do đứng sát đường ray xe lửa trong khu rừng Alishan nổi tiếng ở Đài Loan.
-
19 giờ trướcBông cải xanh, trà xanh và tỏi là những thực phẩm được đánh giá cao trong khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.
-
20 giờ trước888 bàn ăn với diện tích trải dài nửa quả đồi của quận Nam Ngạn, Tỳ Bà Viên được Guinness ghi nhận là nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới vào năm 2022.
-
21 giờ trướcNhiều người vẫn thường uống nước chanh ấm buổi sáng, vậy uống nước chanh ấm mỗi sáng có tác dụng gì?
-
22 giờ trướcChiếc chảo mỡ có tuổi đời hơn một thế kỷ không chỉ là "bí quyết vàng" của món bánh burger, mà còn là bằng chứng cho lịch sử, niềm tự hào của quán ăn.
-
1 ngày trướcRau ngót là loại rau quen thuộc và tốt cho sức khỏe, vậy nhưng ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt không?
-
1 ngày trướcHải Thượng Lãn Ông là tuyến đường nhộn nhịp, sôi động nhất TP.HCM mỗi mùa Giáng sinh, bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến Tết Âm lịch.
-
1 ngày trướcNhà nghiên cứu ẩm thực, đầu bếp Masayuki Murayoshi nổi tiếng với những công thức nấu ăn hấp dẫn đã qua đời vào ngày 12/12.
-
1 ngày trướcMột số loại đồ uống quen thuộc dù không hề mặn nhưng lại chứa lượng muối đáng kể, âm thầm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận.
-
1 ngày trướcMột nam du khách bất ngờ bị dính chặt lưỡi lên một tác phẩm bằng băng bên ngoài trung tâm thương mại Pitt Street ở Sydney.
-
1 ngày trướcHoạt động du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư, nâng cao chất lượng để thu hút du khách.
-
1 ngày trướcSúp lơ là loại rau giàu dưỡng chất, trong y học cổ truyền nó có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, bổ thận mạnh gân cốt, kiện tỳ hòa vị.
-
1 ngày trướcCây thông Noel chào đón Giáng sinh được tạo nên từ chai nhựa ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh.
-
1 ngày trướcNgười bệnh ung thư đại trực tràng thích ăn mì bò và các loại thịt chế biến sẵn.
-
2 ngày trướcHình ảnh các anh tài ngồi xúm một góc, cùng hành động chụp locket ăn chè tại quán chè nổi tiếng ở Hà Nội khiến fan thích thú vô cùng.