"Nhà có điều kiện", với bạn là gì? Là nhà cao cửa rộng? Là xe hơi với tài xế riêng đưa đón? Là đủ tiền cho con theo học trường quốc tế? Hay là mỗi năm vài bận du lịch sang chảnh nước ngoài, mua sắm hàng hiệu không tiếc tay?
Khái niệm ấy, có lẽ với mỗi người mỗi khác, mỗi người tìm cách cắt nghĩa "nhà có điều kiện" theo cách của riêng mình, bởi nó thể hiện ước mơ, khát vọng, đôi lúc là viển vông của chúng ta. Còn với người phụ nữ đang khiến hàng nghìn phụ nữ khác "sốt xình xịch" suốt hôm qua, chị có cách cắt nghĩa sự giàu có của một gia đình rất ngọt ngào.
Với chị, "nhà có điều kiện là sáng sớm hai vợ chồng, người tách trà, người tách café ngồi trên ghế sofa vừa đọc Fb vợ vừa hát mấy bài không đầu không cuối. Thi thoảng quay sang hỏi, em chắc chắn không phải là Lệ Rơi chồng nhỉ?
Nhà có điều kiện là chồng tiễn vợ đến bến xe bus để ra tàu điện đi làm, rồi nắm tay nhau, rồi hẹn hò chiều về đợi nhau đúng chỗ này. Bịn rịn, lưu luyến như thể một ngày không thấy nhau sẽ dài bằng cả tháng đợi chờ.
Nhà có điều kiện là vợ vừa định đi siêu thị, chồng lập tức đứng dậy đi theo. Vợ bảo thôi anh ở nhà cho khỏe nhưng chồng lại tần ngần: Thế lỡ em mua nặng ai xách đồ cho em. Và thế là đi cùng. Đến siêu thị, hễ thấy có món nào “xa xỉ” bỗng dưng giảm giá là mua về, rồi xào nấu, rồi hít hà, rồi chụp ảnh đăng Fb, linh đình, rộn rã đúng kiểu “có điều kiện”.
Nhà có điều kiện là dùng cái điều hòa to nhất quả đất - điều hòa ông trời. Buổi sáng mở cửa cho nắng ùa vào tận trong nhà lấp lánh. Buổi đêm, trăng và gió thống thếnh tràn qua mặt. Chồng đặt mấy chậu trồng rau mầm ngoài cửa sổ, tưới tưới tắm tắm, xoay dọc xoay ngang cho cây được đón nắng đón gió. Bữa nào vợ đi về cũng hỏi: Chồng ơi, em lấy cải nấu canh được chưa?
Nhà có điều kiện là dành cho khách đến ở một căn bé xíu mà ấm áp vô chừng. Khách nằm ngồi trên giường dưới đất thỏa thích, thi thoảng gia chủ đi qua ghé vào hỏi thăm với nụ cười như trăng rằm trung thu lành lẽ.
Nhà có điều kiện là dùng chung một cái nhà vệ sinh be bé, gia chủ toàn ém mình đợi đêm khuya mới tắm để cho khách được tự nhiên dùng trước.
Nhà có điều kiện là ra vào đụng chạm toàn búp bê với các kiểu khuôn mặt thiên thần. Vợ cứ thi thoảng lại: Chồng ơi, yêu chưa này, yêu chưa này. Chồng ậm ừ: Yêu, yêu quá đi chứ! mà xem chừng hơi ngạc nhiên vì tình yêu không tuổi của vợ.
Nhà có điều kiện là....
Nhà có điều kiện là không có điều kiện gì ngoài yêu với thương nhau!"
Ừ nhỉ, phải chăng, nhà có điều kiện thực sự là như thế? Sự giàu có thực sự là như thế? Gia đình thực sự là như thế? Là yêu thương vô ngần, là chấp nhận cả những điều mà kẻ khác nhìn vào sẽ thấy là khuyết điểm, là sự ngớ ngẩn, hay thậm chí là gàn dở của nhau? Là trân quý từng giây phút gặp gỡ, như thể đó là lần hạnh ngộ cuối cùng? Là tôn trọng, nhịn nhường mọi lẽ, trọng nhau như khách, mến khách như người nhà? Là nhau, nhưng cũng là chính mình, là một khối, dầu có nhiều dị biệt?
Vậy đấy, chị đã vẽ lên một bức tranh rực rỡ sắc màu của yêu thương, pha chút dí dỏm, trộn cả những mảng màu thường nhật, thực tế nhưng chẳng chút trần trụi. Có lẽ bởi thế, chỉ sau vài giờ đăng tải, status ngọt ngào nhưng không kém phần triết lý ấy của chị đã hút về hàng nghìn lời hưởng ứng.
Khái niệm ấy, có lẽ với mỗi người mỗi khác, mỗi người tìm cách cắt nghĩa "nhà có điều kiện" theo cách của riêng mình, bởi nó thể hiện ước mơ, khát vọng, đôi lúc là viển vông của chúng ta. Còn với người phụ nữ đang khiến hàng nghìn phụ nữ khác "sốt xình xịch" suốt hôm qua, chị có cách cắt nghĩa sự giàu có của một gia đình rất ngọt ngào.
Với chị, "nhà có điều kiện là sáng sớm hai vợ chồng, người tách trà, người tách café ngồi trên ghế sofa vừa đọc Fb vợ vừa hát mấy bài không đầu không cuối. Thi thoảng quay sang hỏi, em chắc chắn không phải là Lệ Rơi chồng nhỉ?
Nhà có điều kiện là chồng tiễn vợ đến bến xe bus để ra tàu điện đi làm, rồi nắm tay nhau, rồi hẹn hò chiều về đợi nhau đúng chỗ này. Bịn rịn, lưu luyến như thể một ngày không thấy nhau sẽ dài bằng cả tháng đợi chờ.
Nhà có điều kiện là vợ vừa định đi siêu thị, chồng lập tức đứng dậy đi theo. Vợ bảo thôi anh ở nhà cho khỏe nhưng chồng lại tần ngần: Thế lỡ em mua nặng ai xách đồ cho em. Và thế là đi cùng. Đến siêu thị, hễ thấy có món nào “xa xỉ” bỗng dưng giảm giá là mua về, rồi xào nấu, rồi hít hà, rồi chụp ảnh đăng Fb, linh đình, rộn rã đúng kiểu “có điều kiện”.
Nhà có điều kiện là dùng cái điều hòa to nhất quả đất - điều hòa ông trời. Buổi sáng mở cửa cho nắng ùa vào tận trong nhà lấp lánh. Buổi đêm, trăng và gió thống thếnh tràn qua mặt. Chồng đặt mấy chậu trồng rau mầm ngoài cửa sổ, tưới tưới tắm tắm, xoay dọc xoay ngang cho cây được đón nắng đón gió. Bữa nào vợ đi về cũng hỏi: Chồng ơi, em lấy cải nấu canh được chưa?
Nhà có điều kiện là dành cho khách đến ở một căn bé xíu mà ấm áp vô chừng. Khách nằm ngồi trên giường dưới đất thỏa thích, thi thoảng gia chủ đi qua ghé vào hỏi thăm với nụ cười như trăng rằm trung thu lành lẽ.
Nhà có điều kiện là dùng chung một cái nhà vệ sinh be bé, gia chủ toàn ém mình đợi đêm khuya mới tắm để cho khách được tự nhiên dùng trước.
Nhà có điều kiện là ra vào đụng chạm toàn búp bê với các kiểu khuôn mặt thiên thần. Vợ cứ thi thoảng lại: Chồng ơi, yêu chưa này, yêu chưa này. Chồng ậm ừ: Yêu, yêu quá đi chứ! mà xem chừng hơi ngạc nhiên vì tình yêu không tuổi của vợ.
Nhà có điều kiện là....
Nhà có điều kiện là không có điều kiện gì ngoài yêu với thương nhau!"
Ừ nhỉ, phải chăng, nhà có điều kiện thực sự là như thế? Sự giàu có thực sự là như thế? Gia đình thực sự là như thế? Là yêu thương vô ngần, là chấp nhận cả những điều mà kẻ khác nhìn vào sẽ thấy là khuyết điểm, là sự ngớ ngẩn, hay thậm chí là gàn dở của nhau? Là trân quý từng giây phút gặp gỡ, như thể đó là lần hạnh ngộ cuối cùng? Là tôn trọng, nhịn nhường mọi lẽ, trọng nhau như khách, mến khách như người nhà? Là nhau, nhưng cũng là chính mình, là một khối, dầu có nhiều dị biệt?
Vậy đấy, chị đã vẽ lên một bức tranh rực rỡ sắc màu của yêu thương, pha chút dí dỏm, trộn cả những mảng màu thường nhật, thực tế nhưng chẳng chút trần trụi. Có lẽ bởi thế, chỉ sau vài giờ đăng tải, status ngọt ngào nhưng không kém phần triết lý ấy của chị đã hút về hàng nghìn lời hưởng ứng.
Cách định nghĩa "Nhà có điều kiện" chạm đến trái tim người đọc.
Rất nhiều người đã thổ lộ: "Chỉ điều ước đơn giản sau này "nhà có điều kiện" vầy thôi" dưới status đáng yêu này. Cũng có người so sánh mình với những định nghĩa ngọt ngào trên, như Facebooker Uyen Tran bình luận: "Ở một chừng mực nào đó, nếu theo "học thuyết về nhà có điều kiện" của cô Điệp thì mình cũng là "con nhà hơi có điều kiện". Chỉ mong rằng con của mình sau này cũng được là "con nhà có điều kiện" như vầy". Facebooker Nga Nguyễn xúc động bình luận: "Đọc xong thấy lòng rộn ràng hẳn, như đó là chính mình vậy! Cuộc sống chỉ cần thế là được nhỉ?". Nick Trang Vũ cũng chia sẻ cảm nhận: "Mỗi ngày đọc vài thứ để vun yêu thương dần dần... Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa...".
Đáng yêu hơn, nhiều người còn chia sẻ bài viết và tag tên những thành viên trong gia đình mình vào, như nick Ho Thuy Dung "kêu gọi": "Tran Quoc Viet Nhà có điều kiện là không có điều kiện gì ngoài yêu và thương nhau!" còn ông xã của chị thì dí dỏm đáp lời: "Rứa theo vợ, nhà mình đủ điều kiện chưa, thiếu chỗ nào anh bổ sung cho đủ điều kiện".
Những định nghĩa đáng yêu này khiến nhiều người mỉm cười ấm áp, nhưng cũng khiến nhiều người suy tư, như quan điểm của nick Hồng Nhạn: "Khi hai đứa đang yêu nhau, nhà sẽ rất có điều kiện. Mang cái danh nghĩa vợ chồng vào rồi thì từ từ sẽ bay biến hết. Kiểu như của cải ăn lâu ngày sẽ mòn dần á, thời gian càng lâu người ta càng lười lao động để tạo ra thêm điều kiện, mà đã lười lao động mà còn vứt bỏ cả những điều kiện mình đang có nữa đó". Còn nick Thuy Nguyên thì "thực tế" hơn khi cho rằng: "Nhà có điều kiện là không phải chạy ăn từng bữa, không phải lo lắng khi sắp đến kì đóng tiền ăn, tiền học cho con. Là xúng xính những váy những quần, là thèm thì ăn, là khát thì uống... Vậy thôi!".
Người sáng tạo ra "học thuyết về nhà có điều kiện", theo cách nói của nick Uyen Tran, là chị Phan Hồ Điệp - người mẹ ngọt ngào, sâu sắc của Đỗ Nhật Nam. Từ lâu, gia đình chị đã nổi tiếng với cách nuôi dạy cậu con trai thần đồng cũng như cách mà những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Dõi theo những câu chuyện, những chia sẻ đầy yêu thương mà Đỗ Nhật Nam dành cho bố mẹ và ngược lại, nhiều dân mạng quả quyết, những định nghĩa về nhà có điều kiện được chị Điệp lấy cảm hứng từ chính gia đình mình.
Đáng yêu hơn, nhiều người còn chia sẻ bài viết và tag tên những thành viên trong gia đình mình vào, như nick Ho Thuy Dung "kêu gọi": "Tran Quoc Viet Nhà có điều kiện là không có điều kiện gì ngoài yêu và thương nhau!" còn ông xã của chị thì dí dỏm đáp lời: "Rứa theo vợ, nhà mình đủ điều kiện chưa, thiếu chỗ nào anh bổ sung cho đủ điều kiện".
Những định nghĩa đáng yêu này khiến nhiều người mỉm cười ấm áp, nhưng cũng khiến nhiều người suy tư, như quan điểm của nick Hồng Nhạn: "Khi hai đứa đang yêu nhau, nhà sẽ rất có điều kiện. Mang cái danh nghĩa vợ chồng vào rồi thì từ từ sẽ bay biến hết. Kiểu như của cải ăn lâu ngày sẽ mòn dần á, thời gian càng lâu người ta càng lười lao động để tạo ra thêm điều kiện, mà đã lười lao động mà còn vứt bỏ cả những điều kiện mình đang có nữa đó". Còn nick Thuy Nguyên thì "thực tế" hơn khi cho rằng: "Nhà có điều kiện là không phải chạy ăn từng bữa, không phải lo lắng khi sắp đến kì đóng tiền ăn, tiền học cho con. Là xúng xính những váy những quần, là thèm thì ăn, là khát thì uống... Vậy thôi!".
Người sáng tạo ra "học thuyết về nhà có điều kiện", theo cách nói của nick Uyen Tran, là chị Phan Hồ Điệp - người mẹ ngọt ngào, sâu sắc của Đỗ Nhật Nam. Từ lâu, gia đình chị đã nổi tiếng với cách nuôi dạy cậu con trai thần đồng cũng như cách mà những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Dõi theo những câu chuyện, những chia sẻ đầy yêu thương mà Đỗ Nhật Nam dành cho bố mẹ và ngược lại, nhiều dân mạng quả quyết, những định nghĩa về nhà có điều kiện được chị Điệp lấy cảm hứng từ chính gia đình mình.
Hình ảnh được chị Phan Hồ Điệp đem ra làm minh chứng cho "nhà có điều kiện".
Theo Trí thức trẻ