Ở Hà Nội, có khá nhiều cửa hàng siêu nhỏ ở Hà Nội, với diện tích có khi chưa đầy 2m2, nhưng vì nằm ở khu đất vàng nên vẫn rất đông khách tới mua bán.
Một cửa hàng tóc giả ở Tràng Thi chưa đầy 2m2 mà chị chủ ngồi đã gần kín cửa hàng.
Do cửa hàng nhỏ nên giảm tải được chi phí cửa hàng, mặt bằng nên giá tốt. Chị được một người họ hàng cho mượn cửa hàng này với giá rẻ, chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Chị Hiếu cho biết, trước đây đã có kinh doanh ở một địa điểm khác tuy mặt bằng to nhưng không có lợi thế về địa điểm nên bán không tốt bằng ở đây
Cửa hàng ở phố Tràng Thi, chủ cửa hàng là anh Giao (33 tuổi), tận dụng mặt tiền của gia đình để kinh doanh, tuy nhiên cũng rất nhỏ, chỉ có khoảng 7m2.
Vợ anh cho biết, đã bán ở đây được 4 năm,vì mặt bằng nhỏ nên anh chị không thể bầy bán đủ hết mẫu mã sản phẩm mà phải buôn bán online nữa.
Lượng khách vãng lại tới cửa hàng anh chị cũng không phải ít vì có mặt tiền rông, tuy nhiên chị cho biết, vì mặt bằng nhỏ nên cũng gặp nhiều khó khăn khi không thể bày bán đủ các loại mẫu mã sản phẩm được.
Tại TP.HCM, không khó để bắt gặp những cửa hàng siêu nhỏ, siêu hẹp với diện tích cực kì khiêm tốn. Tuy nhiên trong không gian ấy, tiểu thương vẫn xoay sở buôn bán với đủ các mặt hàng khác nhau.
Tại một cửa hàng bán nước giải khát trên đường Hoàng Sa (Q.Bình Thạnh) có diện tích rất khiêm tốn, chỉ khoảng 6m2, người chủ nhà chỉ cần dang tay ra là đã chạm hai bên tường nhà. Căn nhà theo hình xéo nên đoạn rộng bằng một sải tay cũng là nơi rộng và có không gian thoáng nhất nhà.
Cạnh đó, cửa hàng bán hàng giải khát và điện gia dụng cũng có diện tích "siêu khiêm tốn" như nhà của bà Hoa. Dù có chiều dài đến 6m nhưng nơi hẹp nhất của căn nhà này chưa đến 1 m.
Ở nơi hẹp nhất của căn nhà chỉ đề vừa vài hộp nhựa. "Tôi thường phải ra ngoài hiên ngồi bán hàng chứ ở đây kê cái tủ là hết chỗ đứng rồi. Sống chật hẹp thế này bất tiện thật nhưng đâu chuyển nhà đi đâu được. Sống riết hoài cũng quen à", chủ nhà cho biết.
Căn nhà số 98 trên đường Hoàng Sa của chú Trần Mạnh Hùng (áo xanh) nhỏ như hộp diêm, do có mặt tiền nên được dùng làm nơi sửa xe. Không gian phòng chỉ đủ để bộ đồ nghề, bình nén khí. "Công việc sửa xe tôi phải làm ngoài đường vì chỗ để vừa cái xe còn không đủ nữa mà". chú Hùng cho hay.
Do nhà quá chật nên chú Hùng đã đưa gia đình đi nơi khác sống và chỉ dùng căn này làm nơi kinh doanh. Dù diện tích rất nhỏ nhưng người chủ vẫn xây thêm môt gác xép để làm nơi nghỉ ngơi.
Một tiệm rửa xe khác trên đường Điện Biên Phủ cũng có diện tích rất khiêm tốn.
Chiều rộng của căn nhà chưa bằng chiếc xe máy. Cũng như nhiều căn nhà siêu nhỏ khác, chủ nhà phải sinh hoạt ở bên ngoài vỉa hè.
Căn nhà số 82A trên đường Trường Sa dù rất nhỏ nhưng cũng được tận dụng làm nơi bán cà phê.
Bên trong căn nhà này, một chiếc cầu thang, cái tủ quần áo và tủ kiếng đã chiếm gần hết không gian căn nhà. Hai mẹ con chủ nhà gần như không còn không gian để sinh hoạt.
Tại một căn nhà nhỏ bán trứng gia cầm trên đường Phan Văn Hân (Q.Bình Thạnh), hai người làm phải ngồi bó gối để làm việc trong không gian hẹp, với chiều rộng chỉ khoảng 1,5m.
Tại "khu đất vàng" của Sài Gòn, cũng dễ dàng bắt gặp những cửa hàng với bề ngang rất nhỏ nhưng sâu hoắm. Như trên đường Pasteur, cửa hàng bán đồ lưu niệm ở số 130 của cô Liễu có chiều rộng chưa đến 1m. Vị khách tây này dừng mưa hàng đã đủ để che hết mặt tiện của tiệm.
Bên trong cửa hàng thì lại khá sâu, hai bên tường được treo kín những món đồ lưu niệm bằng gỗ. Cô Liễu cho biết đã bán ở đây được 5 năm với giá thuê khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Cửa hàng bán quần áo ở số 151, Đồng Khởi (Q.1) có bề ngang chỉ hơn 1m.
Dù có bề ngang hẹp nhưng chủ tiệm cho biết giá thuê cũng không rẻ. Tuy vậy việc kinh doanh của tiệm vẫn ổn định hơn 10 năm nay và chủ cửa hàng chưa có ý định sẽ dọn đi nơi khác thông thoáng hơn.
Tương tự, lối vào một cửa hàng bán thức ăn trên đường Pasteur (Q.1) chỉ vừa cho một người đi. Dù vậy, ở trên lầu của cửa hàng thì không gian có phần rộng rãi hơn.
Lý do dẫn đến những cửa hàng siêu nhỏ như vậy vì chủ nhà đã chia nhỏ căn nhà ra nhiều phần không bằng nhau để cho thuê. Nhìn căn nhà ở số 103, Ngô Đức Kế (Q.1), nhiều người dễ lầm tưởng đây là một con hẻm nhỏ.
Tuy nhiên, bên trong căn nhà này lại là khu vực để triển lãm tranh nghệ thuật.
Phía bên trên căn nhà thi làm nơi bán đồ ăn.
Phía bên trên căn nhà thi làm nơi bán đồ ăn.
Theo Trí Thức Trẻ