Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc

Hậu trường các phim truyền hình Trung Quốc tiết lộ cách nhà sản xuất thực hiện cảnh võ thuật, cưỡi ngựa giả để tiết kiệm chi phí.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-1
Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-2
Theo Sina, phim truyền hình Trung Quốc ngày nay dù được đầu tư kinh phí cao hơn nhưng chất lượng ngày càng đi xuống bởi thay vì cải thiện diễn xuất, kỹ xảo chỉnh sửa chỉn chu, đoàn làm phim lại nghĩ ra nhiều mánh khóe, tiểu xảo để thực hiện cảnh quay.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-3
Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-4
Tuy nhiên, cách thực hiện qua loa cộng thêm sự thiếu kinh nghiệm diễn xuất của các ngôi sao khiến cảnh quay trở nên thiếu tự nhiên. Trong đó, không thiếu các cảnh diễn viên sử dụng tay giả, chân giả để đóng thế.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-5
Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-6
Trong "Trường Ca Hành", cảnh cưỡi ngựa của Địch Lệ Nhiệt Ba do diễn viên đóng thế thực hiện. Để tránh bị lộ, đoàn phim chỉ dám quay phần chân ngựa và bóng lưng phía sau.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-7
Tương tự trong nhiều phim truyền hình có cảnh cưỡi ngựa, đoàn phim chỉ quay phần trên bởi ở dưới các diễn viên ngồi trên tấm ván hoặc dụng cụ tự chế thay thế ngựa thật.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-8Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-9
Hay cảnh võ thuật, đạo diễn sử dụng chân giả để cảnh quay diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cách diễn bằng tiểu xảo này thường không đem lại những pha võ thuật mãn nhãn. Đó là lý do phim võ thuật Trung Quốc hiện tại bị chê vì đạo diễn thường xuyên cắt góc, sử dụng kỹ xảo đánh lừa khán giả.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-10Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-11
Ngoài ra theo Sina, các đạo diễn hiện tại theo đuổi sự hoàn mỹ trong cảnh quay, thậm chí không sử dụng tay của diễn viên vì cho rằng thiếu thẩm mỹ. Trong hậu trường phim "Con Đường Rực Lửa", nam diễn viên Vương An Vũ đứng một bên nhìn diễn viên đóng thế quay cảnh tay riêng. Nam diễn viên Hoàng Hiên là người thường xuyên sử dụng "đóng thế tay" vì anh có bàn tay với các ngón múp míp, không phù hợp với hình ảnh "tổng tài bá đạo".

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-12
Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-13
Để tạo hình ảnh đẹp trên màn ảnh, đoàn phim phải sử dụng nhiều biện pháp, dễ thấy nhất là dùng ván gỗ để thay đổi chiều cao của nam hoặc nữ diễn viên. Khi hình ảnh hậu trường được tiết lộ, khán giả bật cười trước những sự hài hước của các nghệ sĩ.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-14Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-15
Một vấn đề mới nảy sinh trong quá trình quay phim truyền hình là thể lực của nam diễn viên yếu, song kịch bản yêu cầu phải có cảnh quay bế kiểu công chúa. Trong phim "Thời Niên Thiếu Của Tăng Thiếu Niên", nữ chính chỉ nặng 44 kg, nhưng nam diễn viên đã không thể bế cô lên. Điều này thể hiện nam diễn viên không chỉ thể lực yếu mà còn không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cảnh quay. Vì thể lực các nam diễn viên yếu, cảnh quay diễn ra trong sự ngượng ngùng của nữ nghệ sĩ. Lý Lan Địch từng bị chỉ trích vì khiến bạn diễn chật vật khi bế cô trong "Mộng Hồi Đại Thanh". Nhiều khán giả yêu cầu Lý Lan Địch giảm cân khiến nữ diễn viên bị tổn thương tâm lý.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-16Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-17
Biện pháp để thực hiện cảnh quay là đoàn phim phải tìm các bục cho nữ diễn viên ngồi lên. Trong phim "Sở Kiều Truyện", nam diễn viên Lâm Canh Tân cao gần 1,9 m nhưng không thể bế nổi Triệu Lệ Dĩnh vốn có hình thể nhỏ bé. Đoàn phim phải để cô ngồi lên bục. Nam diễn viên Hứa Ngụy Châu cũng phải cố hết sức mới bế được bạn diễn Kiều Hân khi đóng chung trong phim "Người Bạn Gái Tôi Không Thể Yêu".

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-18
Sina cho rằng tại Trung Quốc khó tìm được một diễn viên vì vai diễn mà thay đổi ngoại hình như Hollywood. Giờ đây, các ngôi sao đóng phim qua loa, để chạy sang đoàn phim khác. Một ngôi sao đang hot một năm có thể tham gia tới 3-4 dự án khác nhau, nhưng vai diễn không có nhiều sự khác biệt.

Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-19Tay giả, chân giả và những mánh khóe truyền hình Trung Quốc-20
Theo Sina, hiện tại vì có nhiều mánh khóe quay phim nên diễn viên ngày càng lười. Họ không chỉ cẩu thả diễn xuất mà còn lười học kịch bản. Nhiều diễn viên trẻ chỉ đọc thoại "1,2,3,4,5" sau đó phụ thuộc vào phần lồng tiếng ở hậu kỳ. Việc diễn xuất qua loa khiến chất lượng của tác phẩm giảm sút, gây khó chịu cho khán giả thưởng thức phim.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/tay-gia-chan-gia-va-nhung-manh-khoe-cua-truyen-hinh-trung-quoc-post1519052.tpo

phim trung quốc Phim truyền hình Địch Lệ Nhiệt Ba

Tin tức mới nhất