Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém

Hàng quán năm nay tập trung mở sớm trên phố cổ, giá cả không có biến động lớn mà chỉ xê dịch hơn ngày thường từ 10 đến 20 nghìn.

Năm nào cũng vậy, cứ qua mùng 1 Tết, người dân lại đổ xô ra quán xá ở ngoài để tìm kiếm các món ăn khác thay thế cho bánh chưng, măng miến đã chán ngấy. Tết Bính Thân năm nay, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều hàng quán vỉa hè đã mở hàng từ ngày mùng 1 để lấy ngày, do ngày 2 được đánh giá là "xấu ngày". Bên cạnh đó, một số cửa hàng bún phở lâu năm vẫn mở cửa "khai xuân" từ mùng 2 Tết.

Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 1.
Hàng miến lươn ở phố Mai Hắc Đế mở hàng sáng mùng 2 Tết

Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 2.

Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 3.

Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 4.

Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 5.
Khu vực Đường Thành tấp nập hàng quán mọc san sát với nhiều món khác nhau

Chiều mùng 2 Tết năm nay, các hàng quán vỉa hè trên phố cổ đã mở dày đặc và thu hút lượng lớn khách hàng. Hầu hết đều là bún ốc, riêu, phở, bánh cuốn, trong đó chủ đạo vẫn là hàng bún riêu. Nổi bật có các món như bún hải sản kim chi vị chua cay, bún bề bề... Giá cả được ghi nhận không có biến động, chỉ tăng hơn ngày thường khoảng 10-20 nghìn. Tình trạng chặt chém tới 200 nghìn/bát bún tôm như năm nào không còn xảy ra.

Một hàng bún hải sản mở vào mùng 2 trên phố Quang Trung. Khi đã chán ngấy bánh chưng, dưa hành, xôi thịt thì một bán bún hải sản vị chua cay cũng thu hút nhiều thực khách

Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 7.
Một hàng bún riêu bán giá 50 nghìn/bát


Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 8.
Cửa hàng trên phố Hàng Điếu mở cửa phục vụ xuyên Tết


Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 9.
Hàng phở phố Bát Đàn đông nghẹt khách


Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 10.
Khu vực Cửa Đông cũng nhộn nhịp hàng bánh đa cua mở hàng từ sáng mùng 2

Các đoạn phố tập trung nhiều hàng ăn gồm Đường Thành, Hàng Bông, Phủ Doãn, Hàng Gà, Lương Văn Can… đều có giá cả tương đương nhau. Chủ hàng miến lươn trên phố Mai Hắc Đế chia sẻ, chị mở hàng vào sáng ngày mùng 2, giá 40 nghìn/bát chỉ tăng khoảng 10 nghìn so với ngày thường. Theo chị, vì năm nay các hàng quán gần như không nghỉ tết, thậm chí còn bán xuyên đêm 30 đến ngày mùng 1 nên nếu hét giá cao, khách sẽ có nhiều lựa chọn khác. Chính vì vậy người dân ra đường đi ăn hàng có thể yên tâm vì không gặp tình trạng "chém đẹp".

Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 11.
Các hàng quán có giá dao động từ 40-50 nghìn/bát bún


Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 12.

Tết này Người Hà Nội tha hồ ăn hàng ở phố cổ mà không hề bị chặt chém - Ảnh 13.
Không có tình trạng chém đẹp, khách hàng yên tâm vào thưởng thức

Nhiều gia đình đưa con cái đi chúc tết đã chọn "cụm" hàng quán đầu phố Đường Thành cắt Hàng Bông để thay đổi khẩu vị. Một bát bún riêu ốc ở đây có giá 40 nghìn, không xảy ra tình trạng chặt chém lên tới 70-80 nghìn mà mọi người vẫn lo sợ hàng năm.

Theo ghi nhận, mới chỉ có quán xá vỉa hè và hàng cafe là tấp nập ngày đầu năm, còn các nhà hàng lớn thì vẫn im lìm nghỉ Tết.

Theo Trí Thức Trẻ


Tin tức mới nhất