Tôi lấy chồng gần 10 năm, hài lòng và hạnh phúc vì lựa chọn của mình. Bởi may mắn, tôi lấy được một người chồng thành đạt, giỏi giang lại chung thủy.
Chồng tôi là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu nông sản có tiếng, nên việc anh thường xuyên đi công tác là chuyện bình thường. Trong suốt thời gian sống cùng nhau, anh chưa một lần khiến tôi phải nghi ngờ, suy nghĩ một điều gì. Bản thân tôi hiểu và tin chồng là người chung thủy, biết suy nghĩ và yêu thương vợ con hết mực là vậy, nhưng chồng cũng không ít lần khiến tôi buồn, thậm chí phải khóc, bởi anh là một người đàn ông gia trưởng, luôn muốn vợ làm theo ý mình và rất vô tâm.
Dù đi công tác thường xuyên nhưng khi trở về, chưa một lần anh mua quà cáp hay nói với mẹ con tôi những câu nói nhớ nhung, nhẹ nhàng. Ban đầu, tôi ức chế và buồn nhiều lắm, nhưng dần mặc định đó là tính cách, thói quen của anh nên cũng dần quên đi.
Một năm trở lại đây, gia đình tôi chuyển ra sống riêng ở một căn hộ mới. Hàng xóm xung quanh cũng dễ chịu, thoải mái, tuy nhiên, họ có cuộc sống khá vất vả. Gia đình anh chị ấy là lao động tự do, nuôi hai đứa đang tuổi ăn tuổi học. Kinh tế khó khăn, lúc nào cũng thiếu thốn. Chồng tôi cũng rất sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi anh chị ấy có lời nhờ, phần vì thương hoàn cảnh của họ, phần vì anh chị ấy cũng rất sòng phẳng, “cho ra cho, vay ra vay”.
Trước đây, chồng tôi cấm tôi không để con chơi cùng với những đứa trẻ của những gia đình anh cho là không tốt, vì sợ ảnh hưởng, hư con. Nhưng với hai cháu con hàng xóm mới thì chồng tôi lại khác, anh khen các cháu ngoan, chịu khó học, lại rất lễ phép và yêu thương bố mẹ. Anh nhắc nhở tôi nên tạo điều kiện để con chơi cùng các cháu bởi đơn giản “chơi với người tốt, con cũng tốt lên”. Tôi rất mừng vì suy nghĩ và sự gần gũi ấy của chồng. Gia đình anh chị hàng xóm cũng vì vậy mà rất tôn trọng và quý mến chúng tôi hơn.
Lần đầu tiên sau chuyến công tác, chồng tôi biết mua quà về. Tuy đó chỉ là trái cây, đặc sản của vùng miền anh đến nhưng anh lại nói tôi đem hết cho gia đình hành xóm. Tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì, bởi những thứ hoa quả ấy, nhà tôi cũng không phải thiếu. Rồi lần thứ hai, thứ ba vẫn vậy, mỗi khi đi công tác về, anh chỉ chăm chăm mua hoa quả đồ ăn cho gia đình ấy.
Cách đây một tuần, anh đi công tác về mua quà cáp, đồ chơi cho các cháu, thậm chí mua cả quần áo cho anh chị hàng xóm, và cả quà biếu cho bố mẹ anh chị ấy ở quê. Trong khi mẹ con tôi không có gì. Nếu là bình thường, tôi cũng chẳng nói nhưng con trai tôi thích chiếc ô tô điều khiển mà anh mua cho cháu bé gia đình ấy.
Vợ chồng tôi đã cố thuyết phục con, nhường vì em ấy thiếu thốn, lại không có đồ chơi, nhưng con tôi không chịu. Mặc cho con khóc, anh vẫn mang quà sang nhà hàng xóm, còn quát tháo mẹ con tôi ích kỷ. Anh nói tôi phải biết dạy con ngoan, biết nhường nhịn và nghĩ cho người khác.
Lúc đó tôi đang hụt hẫng trước sự quát nạt của anh, lại thêm có chút chạnh lòng khi anh quá vô tâm với gia đình nên tôi phản ứng hơi mạnh. Lần đầu tiên tôi nói như trách móc chồng: “Giá như anh nghĩ đến con, cũng mua quà cho con thì đâu đến nỗi nó phải đòi hỏi. Anh muốn em dạy con biết nghĩ đến người khác nhưng bản thân anh có như vậy đâu”. Vậy là chúng tôi cãi nhau.
Tôi cảm thấy bị anh hiểu nhầm, bị anh xúc phạm nghiêm trọng khi nói về mình bằng những từ ích kỷ, nhỏ nhen, hẹp hòi và tính toán thậm chí giành giật mấy món đồ rẻ tiền với người khác... Chưa khi nào tôi nghĩ anh lại có thể nói với tôi nặng nề như vậy. Tôi đã khóc, lần đầu tiên sau ngần ấy năm chung sống tôi khóc như giải tỏa lòng mình, để nói về nhưng thiệt thòi khi anh chẳng tâm lý.
Tôi nói: “Anh xem lại mình đi, chục năm trời đã khi nào anh đi công tác về mà mua quà cáp cho bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hay vợ con gì chưa? Mà chỉ chăm chăm mua quà cho hàng xóm. Giá như anh cũng tâm lý, quan tâm đến người thân như vậy thì mẹ con tôi chẳng phải giành giật như vậy”. Câu nói của tôi vừa dứt cũng là khi cốc chén, bình hoa trên bàn rơi loảng xoảng, vỡ vụn kèm theo câu nói “Con hư tại mẹ. em liệu mà xem lại mình đi. Sống như vậy hỏi sao không dạy được con”.
Vì không muốn gia đình ầm ĩ, bất hòa, và vì không muốn gia đình hàng xóm nghe được, mất tình cảm nên tôi đành im lặng. Nhưng vẫn thấy ấm ức vô cùng. Mấy ngày nay, chồng tôi chẳng thèm nói chuyện, cứ như tôi là kẻ tội đồ, gây nên tội lỗi to lớn vậy. Tôi buồn, thất vọng nên cũng chẳng muốn nói gì với anh trong lúc này.
Tôi đã suy nghĩ nhiều và tự hỏi, việc mình làm và những đòi hỏi của mình có quá đáng không? Cũng không biết vì sao chồng tôi lại lo toan và quan tâm tới gia đình hàng xóm một cách thái quá như vậy? Đã có chị em nào rơi vào hoàn cảnh như tôi chưa? Xin mọi người hãy chia sẻ để tôi thoát khỏi hoàn cảnh này.
Chồng tôi là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu nông sản có tiếng, nên việc anh thường xuyên đi công tác là chuyện bình thường. Trong suốt thời gian sống cùng nhau, anh chưa một lần khiến tôi phải nghi ngờ, suy nghĩ một điều gì. Bản thân tôi hiểu và tin chồng là người chung thủy, biết suy nghĩ và yêu thương vợ con hết mực là vậy, nhưng chồng cũng không ít lần khiến tôi buồn, thậm chí phải khóc, bởi anh là một người đàn ông gia trưởng, luôn muốn vợ làm theo ý mình và rất vô tâm.
Dù đi công tác thường xuyên nhưng khi trở về, chưa một lần anh mua quà cáp hay nói với mẹ con tôi những câu nói nhớ nhung, nhẹ nhàng. Ban đầu, tôi ức chế và buồn nhiều lắm, nhưng dần mặc định đó là tính cách, thói quen của anh nên cũng dần quên đi.
Một năm trở lại đây, gia đình tôi chuyển ra sống riêng ở một căn hộ mới. Hàng xóm xung quanh cũng dễ chịu, thoải mái, tuy nhiên, họ có cuộc sống khá vất vả. Gia đình anh chị ấy là lao động tự do, nuôi hai đứa đang tuổi ăn tuổi học. Kinh tế khó khăn, lúc nào cũng thiếu thốn. Chồng tôi cũng rất sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi anh chị ấy có lời nhờ, phần vì thương hoàn cảnh của họ, phần vì anh chị ấy cũng rất sòng phẳng, “cho ra cho, vay ra vay”.
Tôi cảm thấy bị anh hiểu nhầm, bị anh xúc phạm nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)
Trước đây, chồng tôi cấm tôi không để con chơi cùng với những đứa trẻ của những gia đình anh cho là không tốt, vì sợ ảnh hưởng, hư con. Nhưng với hai cháu con hàng xóm mới thì chồng tôi lại khác, anh khen các cháu ngoan, chịu khó học, lại rất lễ phép và yêu thương bố mẹ. Anh nhắc nhở tôi nên tạo điều kiện để con chơi cùng các cháu bởi đơn giản “chơi với người tốt, con cũng tốt lên”. Tôi rất mừng vì suy nghĩ và sự gần gũi ấy của chồng. Gia đình anh chị hàng xóm cũng vì vậy mà rất tôn trọng và quý mến chúng tôi hơn.
Lần đầu tiên sau chuyến công tác, chồng tôi biết mua quà về. Tuy đó chỉ là trái cây, đặc sản của vùng miền anh đến nhưng anh lại nói tôi đem hết cho gia đình hành xóm. Tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì, bởi những thứ hoa quả ấy, nhà tôi cũng không phải thiếu. Rồi lần thứ hai, thứ ba vẫn vậy, mỗi khi đi công tác về, anh chỉ chăm chăm mua hoa quả đồ ăn cho gia đình ấy.
Cách đây một tuần, anh đi công tác về mua quà cáp, đồ chơi cho các cháu, thậm chí mua cả quần áo cho anh chị hàng xóm, và cả quà biếu cho bố mẹ anh chị ấy ở quê. Trong khi mẹ con tôi không có gì. Nếu là bình thường, tôi cũng chẳng nói nhưng con trai tôi thích chiếc ô tô điều khiển mà anh mua cho cháu bé gia đình ấy.
Vợ chồng tôi đã cố thuyết phục con, nhường vì em ấy thiếu thốn, lại không có đồ chơi, nhưng con tôi không chịu. Mặc cho con khóc, anh vẫn mang quà sang nhà hàng xóm, còn quát tháo mẹ con tôi ích kỷ. Anh nói tôi phải biết dạy con ngoan, biết nhường nhịn và nghĩ cho người khác.
Lúc đó tôi đang hụt hẫng trước sự quát nạt của anh, lại thêm có chút chạnh lòng khi anh quá vô tâm với gia đình nên tôi phản ứng hơi mạnh. Lần đầu tiên tôi nói như trách móc chồng: “Giá như anh nghĩ đến con, cũng mua quà cho con thì đâu đến nỗi nó phải đòi hỏi. Anh muốn em dạy con biết nghĩ đến người khác nhưng bản thân anh có như vậy đâu”. Vậy là chúng tôi cãi nhau.
Tôi cảm thấy bị anh hiểu nhầm, bị anh xúc phạm nghiêm trọng khi nói về mình bằng những từ ích kỷ, nhỏ nhen, hẹp hòi và tính toán thậm chí giành giật mấy món đồ rẻ tiền với người khác... Chưa khi nào tôi nghĩ anh lại có thể nói với tôi nặng nề như vậy. Tôi đã khóc, lần đầu tiên sau ngần ấy năm chung sống tôi khóc như giải tỏa lòng mình, để nói về nhưng thiệt thòi khi anh chẳng tâm lý.
Tôi buồn, thất vọng nên cũng chẳng muốn nói gì với anh trong lúc này. (Ảnh minh họa)
Tôi nói: “Anh xem lại mình đi, chục năm trời đã khi nào anh đi công tác về mà mua quà cáp cho bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hay vợ con gì chưa? Mà chỉ chăm chăm mua quà cho hàng xóm. Giá như anh cũng tâm lý, quan tâm đến người thân như vậy thì mẹ con tôi chẳng phải giành giật như vậy”. Câu nói của tôi vừa dứt cũng là khi cốc chén, bình hoa trên bàn rơi loảng xoảng, vỡ vụn kèm theo câu nói “Con hư tại mẹ. em liệu mà xem lại mình đi. Sống như vậy hỏi sao không dạy được con”.
Vì không muốn gia đình ầm ĩ, bất hòa, và vì không muốn gia đình hàng xóm nghe được, mất tình cảm nên tôi đành im lặng. Nhưng vẫn thấy ấm ức vô cùng. Mấy ngày nay, chồng tôi chẳng thèm nói chuyện, cứ như tôi là kẻ tội đồ, gây nên tội lỗi to lớn vậy. Tôi buồn, thất vọng nên cũng chẳng muốn nói gì với anh trong lúc này.
Tôi đã suy nghĩ nhiều và tự hỏi, việc mình làm và những đòi hỏi của mình có quá đáng không? Cũng không biết vì sao chồng tôi lại lo toan và quan tâm tới gia đình hàng xóm một cách thái quá như vậy? Đã có chị em nào rơi vào hoàn cảnh như tôi chưa? Xin mọi người hãy chia sẻ để tôi thoát khỏi hoàn cảnh này.
Theo Afamily/ trí thức trẻ