Thằng bé khoảng mười tuổi đó xuất hiện ở khu chợ này độ một tháng nay. Ban ngày nó phụ việc cho các hàng ăn trong chợ, tối đến nó ngủ ngay trên sạp thịt, sạp cá. Mọi người hỏi thăm, nó đều kể cha mẹ nó đã chết hết trong một tai nạn nên nó mồ côi, phải lang thang đầu đường xó chợ.
Đằng sau câu chuyện nó kể với người ta là một sự thật hoàn toàn khác. Nó có một gia đình rất tử tế ở một tỉnh lẻ, nhưng kề từ ngày mẹ mất, ba nó lấy người vợ thứ hai. Chính đây là mở đầu cho bi kịch của nó. Nó không thể chịu đựng được sự ghẻ lạnh, cay độc của bà mẹ kế. Một đêm nó cầm chiếc giỏ xách đựng vài bộ quần áo bỏ đi, trong tay không một xu nào. Đi đến đâu, nó nhờ đến tình thương của người dân nơi đó. Lúc đi bộ, khi quá giang xe rồi nó cũng đến được Sài Gòn. Nó không cố ý chọn nơi đến, chỉ muốn đi thật xa nơi không còn là tổ ấm của nó mà thôi.
Bà giáo Ngọc nhìn thấy nó vài lần khi bà đi chợ. Bà nhận ra dưới vẻ khổ sở vì mưu sinh vất vả là một đứa trẻ thông minh, hiền lành. Đôi mắt nó trong sáng, nụ cười hiền thể hiện rõ những điều bà suy nghĩ về nó. Bà quyết định làm một phép thử. Một hôm bà giả vờ làm rơi một tờ tiền ngay trước mặt nó khi nó đang bưng tô bún cho khách. Vậy mà nó kêu bà rối rít để trả lại tờ tiền làm rơi đó.
Đằng sau câu chuyện nó kể với người ta là một sự thật hoàn toàn khác. Nó có một gia đình rất tử tế ở một tỉnh lẻ, nhưng kề từ ngày mẹ mất, ba nó lấy người vợ thứ hai. Chính đây là mở đầu cho bi kịch của nó. Nó không thể chịu đựng được sự ghẻ lạnh, cay độc của bà mẹ kế. Một đêm nó cầm chiếc giỏ xách đựng vài bộ quần áo bỏ đi, trong tay không một xu nào. Đi đến đâu, nó nhờ đến tình thương của người dân nơi đó. Lúc đi bộ, khi quá giang xe rồi nó cũng đến được Sài Gòn. Nó không cố ý chọn nơi đến, chỉ muốn đi thật xa nơi không còn là tổ ấm của nó mà thôi.
Bà giáo Ngọc nhìn thấy nó vài lần khi bà đi chợ. Bà nhận ra dưới vẻ khổ sở vì mưu sinh vất vả là một đứa trẻ thông minh, hiền lành. Đôi mắt nó trong sáng, nụ cười hiền thể hiện rõ những điều bà suy nghĩ về nó. Bà quyết định làm một phép thử. Một hôm bà giả vờ làm rơi một tờ tiền ngay trước mặt nó khi nó đang bưng tô bún cho khách. Vậy mà nó kêu bà rối rít để trả lại tờ tiền làm rơi đó.
Nguyễn Công trở thành con nuôi của vợ chồng bà giáo Ngọc như vậy. Gia đình ông bà khá giả, chỉ có hai con đã lập gia đình sinh sống ở nước ngoài. Việc ông bà nhận một đứa trẻ làm con nuôi được cả hai người con ruột đồng ý bởi họ rất nhân hậu, lại muốn cha mẹ mình có niềm vui cho tuổi già đỡ cô đơn. Công được đi học lại, cậu tiến bộ rất nhanh. Sống cùng ông bà giáo, Công được hưởng không khí đầm ấm của một gia đình. Công trân trọng may mắn hiếm có đến với mình, Công càng tự hứa sẽ học thật giỏi để báo đáp cha mẹ nuôi.
Theo dòng thời gian trôi qua hai mươi năm, thằng bé lang thang ở khu chợ năm nào đã trở thành giám đốc một công ty tài chính sau khi du học và làm việc trong ngành tài chính tại Pháp, Nguyễn Công trở vể quê hương khi cha mẹ nuôi qua đời. Với kiến thức cùng số vốn tích lũy được, anh mở một công ty tài chính chuyên cho vay đối tượng người nghèo, buôn bán nhỏ. Anh học tập kinh nghiệm của Ấn Độ nên tạo điều kiện để đồng vốn đến trực tiếp người nghèo, tạo cơ hội để họ buôn bán, trồng trọt, mưu sinh qua ngày khi họ không thể tiếp cận vốn vay ở các ngân hàng khác. Những cơn rét căm căm thổi gục sạp cá, sạp thịt nơi anh từng ngủ qua đêm, những ngày lăn lộn sống cùng người lao động khiến anh cảm thông, yêu quý và thấu hiểu họ cần gì.
Mô hình tài chính của Công được báo chí, các phương tiện truyền thông khen ngợi. Hình ảnh của anh xuất hiện nhiều trên các trang nhất báo chí, những cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình làm cho hai người ở một tỉnh nhận ra anh là người thân của họ. Đó chính là cha anh cùng người mẹ kế, những người hắt hủi anh ngày xưa.
Trong phòng làm việc của giám đốc Nguyễn Công hôm nay có một cuộc gặp đặc biệt. Không phải là đối tác hoặc người ký hợp đồng gì mà chính là giám đốc đang trò chuyện cùng cha mẹ mình. Không ai biết nội dung cuộc gặp gỡ này. Chỉ biết rằng, sau đó cha và mẹ kế Nguyễn Công có tiền xây lại căn nhà vốn đã cũ kỹ từ lâu đồng thời hai người con của họ được nhận vào làm việc ở một chi nhánh công ty tại Sài Gòn.
Dù bận rộn đến đâu, mỗi tháng Nguyễn Công cũng dành thời gian đến khu chợ ngày xưa- Nơi anh bắt đầu cuộc gặp gỡ cha mẹ nuôi - để thay đổi cuộc đời mình. Ngôi chợ nghèo bây giờ đã rất khang trang nhờ một nhà tài trợ, chính là Nguyễn Công. Còn mộ người Công cần tìm vẫn chưa gặp là cô bé Mai, em dì ba bán bánh mì năm xưa ở chợ này. Chính cô bé nhà nghèo học giỏi ấy từng dẫn anh đến lớp học tình thương mỗi tối, từng giấu giếm đem tặng anh chiếc bánh mì những đêm mưa to anh ngồi co ro nơi góc chợ này. Dì Ba và bé Mai đi đâu, không ai rõ. Anh tự nhủ: “Ngày về của mình quá muộn màng !” Một sự giúp đỡ, cưu mang đúng lúc có thể thay đổi số phận một con người.
Theo Blog Radio