Năm 2003, thời điểm nên kinh tế Hồng Kông xuống dốc nghiêm trọng, đã có số lượng kỷ lục các thanh niên tự sát vì quá bi quan. Hơn 10 năm sau, tình trạng này lại một lần nữa tái diễn khi số thanh niên trong độ tuổi 15 – 24 tự sát tăng trở lại.

Năm 2014, có khoảng 900 người Hồng Kông tự tử. Như vậy, cứ 100.000 người thì có 12,3 người lựa chọn kết thúc cuộc sống thay vì đương đầu, tỷ lệ này đã giảm 5% so với năm trước. Tỷ lệ tự tử ở theo độ tuổi là 8,6/100.000 người, vẫn thấp hơn Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây.

Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng trên, tỷ lệ tử vong trong độ tuổi 15 – 24 tuổi tăng 2% lên mức 7,65 vào năm ngoái. Đây là nhóm tuổi duy nhất ghi nhận sự gia tăng trường hợp tự tử tại Hồng Kông. Năm 2013, con số này chỉ là 7,5.

Thanh thiếu niên Hồng Kông đang mất dần niềm tin vào cuộc sống.

Eddie Wong-Lok, một nhân viên tư vấn xã hội, kể rằng một người thanh niên 14 tuổi từng nhờ anh giúp đỡ vì chàng trai cảm thấy bất lực, không có tương lai tại Hồng Kông cho dù chăm chỉ học Đại học.

“Cậu ấy nói với tôi rằng, lo lắng lớn nhất là cậu sẽ không bao giờ mua được nhà. Cậu ấy muốn có một kế hoạch lập nghiệp ngay từ độ tuổi của mình. Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng phải học Đại học danh tiếng, top 3 toàn quốc mới thành công còn không thì chẳng làm được gì. Họ coi việc đi học Đại học như là một gánh nặng chứ không phải cách làm quen với cuộc sống.”

“Chàng trai ấy thấy không thể làm gì trong cuộc sống này", ông Eddie kết lại.

Tỷ lệ tự tử của người trẻ Hồng Kông (đường thứ 2 từ dưới lên) biến động không ngừng.

Theo các số liệu từ Chính phủ, sinh viên tốt nghiệp đại học tại các thành phố lớn cũng chỉ kiếm được khoảng 1.800 HKD mỗi tháng. Số tiền này cao hơn 20% so với mức thu nhập của sinh viên… 20 năm trước và dĩ nhiên là không đủ so với thời kỳ lạm phát kinh hoàng như hiện nay.

Bên cạnh đó, khi xảy ra vụ biểu tình của sinh viên Hồng Kông năm 2014, phe đối lập sử dụng thuật ngữ “thanh niên vô dụng” để chỉ những sinh viên đòi dân chủ. Tuy nhiên, nhiều thanh niên Hồng Kông lại cho rằng việc chưa có định hướng là một điều “vô dụng”, không đáng sống.

Không có tiền tức là không có nhà ở. Không có kinh nghiệm sống, không có kỹ năng sống. Những điều này đang khiến một bộ phận giới trẻ Hồng Kông ngày càng mất niềm tin vào bản thân, mất niềm tin vào xã hội và hệ quả là những cái kết đau lòng.

Theo Trí thức trẻ