Cắt móng tay quá ngắn

Khi bị cắt quá ngắn, phần thịt non ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ bị lộ ra. Những việc bình thường như giặt quần áo, cầm đũa, đi lại đều dễ dàng gây tổn thương tới các mô mềm này.

Thông qua chỗ tổn hại, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào dưới da và sinh sôi nảy nở.

Cắt móng tay sao cho đúng cách và an toàn là điều không phải ai cũng biết. (Ảnh: nguồn internet)

Cắt móng tay sao cho đúng cách và an toàn là điều không phải ai cũng biết.
(Ảnh: nguồn internet)

Lời khuyên: Không nên cắt móng tay, móng chân quá ngắn; cần để lại một đoạn nhô lên so với đầu ngón tay, ngón chân; nên tỉa móng theo hình vuông để phù hợp với ngón.

Dùng tay che miệng lúc hắt hơi

Khi hắt hơi, nhiều người có thói quen dùng tay bịt mũi và miệng. Hành động này sẽ khiến vi khuẩn bám trên tay.

Một chiếc khăn giấy hoặc khăn tay là cần thiết khi bạn muốn hắt hơi (Ảnh: nguồn internet)

Một chiếc khăn giấy hoặc khăn tay là cần thiết khi bạn muốn hắt hơi (Ảnh: nguồn internet)

Những loại vi khuẩn cảm cúm thậm chí có thể sống ở trên da trong vòng 3 giờ. Vì vậy chúng dễ dàng lây lan, xâm nhập vào mắt hoặc mũi thông qua các hoạt động thường ngày của chúng ta.

Lời khuyên: Nên dùng khăn tay hắt hơi. Nếu như không kịp lấy khăn tay, bạn nên giơ cao tay, dùng phía cánh tay để che mũi và miệng. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn cúm có cơ hội lây lan.

Nhỏ thuốc mắt

Chúng ta có thói quen nhỏ thuốc mắt khi mắt đang hướng nhìn thẳng vào lọ thuốc. Lúc này thuốc mắt sẽ rơi thẳng vào lòng đen.

Tiếp xúc của thuốc với lòng đen sẽ gây ra kích thích làm mắt chớp nhiều lần, khiến phần lớn thuốc bị chảy ra ngoài, dẫn đến giảm hiệu quả trị liệu.

Nhỏ trực tiếp thuốc mắt vào lòng đen không phải là cách dùng thuốc hiệu quả (Ảnh: nguồn internet)

Nhỏ trực tiếp thuốc mắt vào lòng đen không phải là cách dùng thuốc hiệu quả
(Ảnh: nguồn internet)

Lời khuyên: Khi nhỏ thuốc mắt, bạn nên nhìn bình thường về phía trước, sau đó nhỏ thuốc vào phần mí mắt, sau đó nhẹ nhàng chớp mắt để thuốc phân bố đều vào kết mạc.

Quá trình này yêu cầu miệng lọ thuốc không được tiếp xúc trực tiếp với lông mi tránh nhiễm khuẩn. Sau khi nhỏ xong, nên nhắm mắt từ 1 đến 2 phút để thuốc không bị tràn ra ngoài.

Ngoáy tai

Theo lý thuyết, việc ngoáy tai là không cần thiết. Vì ráy tai có thể tự đào thải ra ngoài thông qua hoạt động nhai.

Bên cạnh đó, ráy tai còn có tác dụng bảo vệ lớp da ngoài ống tai, phòng ngừa các vi khuẩn có hại, phòng tránh các loại bụi và côn trùng.

Dùng tăm bông để lấy ráy tai có thể gây hại cho bộ phận thính giác (Ảnh: nguồn internet)

Dùng tăm bông để lấy ráy tai có thể gây hại cho bộ phận thính giác (Ảnh: nguồn internet)

Nếu sử dụng các dụng cụ không thích hợp, chúng dể gây ra tổn thương ống tai, mụn nhọt, viêm sưng. Trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến giảm thính lực, thậm chí có thể gây điếc nếu đâm thủng màng nhĩ.

Lời khuyên: Nếu ráy tai quá nhiều, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe thì mới cần ngoáy tai. Nên đến các bác sĩ để làm sạch tai, tránh sử dụng các vật bén nhọn để ngoáy tai.

Xỉa răng

Xỉa răng là thói quen của nhiều người sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên việc xỉa răng quá thường xuyên bằng tăm hay móng tay dễ dẫn đến phá hỏng kết cấu hàm răng, khiến răng thưa hơn.

Dùng chỉ nha khoa thay tăm là một sự lựa chọn thông minh (Ảnh: nguồn internet).

Dùng chỉ nha khoa thay tăm là một sự lựa chọn thông minh (Ảnh: nguồn internet).

Lời khuyên: Để tránh việc bị thức ăn bám vào kẽ răng, bạn cần chú ý vệ sinh khoang miệng và dùng chỉ nha khoa; không nên xỉa răng bằng tăm hay móng tay để tránh làm tổn thương kết cấu hàm và lợi.

Uống nước ngay sau khi ngủ dậy

Khi mới bước xuống giường, việc cần thiết đầu tiên là đánh răng chứ không phải uống nước. Nếu uống nước khi chưa đánh răng, nước sẽ cuốn các vi khuẩn trong miệng và các dịch đờm trong cổ họng vào cơ thể.

Tránh uống nước trước khi đánh răng sau khi ngủ dậy (Ảnh: nguồn internet)

Tránh uống nước trước khi đánh răng sau khi ngủ dậy (Ảnh: nguồn internet)

Lời khuyên: Uống nước sau khi ngủ dậy nên ngậm một ngụm to rồi nuốt xuống từ từ. Tránh việc uống quá nhanh, quá gấp sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều chất dịch tiêu hóa, dẫn đến biếng ăn.

Ngủ gật trên tàu xe

Khi ngủ, xương cổ và nhiều bộ phận khác trên cơ thể hoàn toàn thả lỏng. Trong trường hợp xe nghiêng hay phanh gấp, đúng lúc bạn ngủ gật, các đốt xương cổ có thể bị trật.

Ngủ gật trong lúc đi xe, đi tàu sẽ dễ dẫn đến tổn thương đốt sống cổ (Ảnh: nguồn internet)

Ngủ gật trong lúc đi xe, đi tàu sẽ dễ dẫn đến tổn thương đốt sống cổ (Ảnh: nguồn internet)

Lời khuyên: Khi đi tàu xe, tốt nhất bạn hãy thật tỉnh táo.

Thắt lưng quá chặt

Việc thắt đai lưng quá chặt sẽ gia tăng áp lực vào ổ bụng, tăng nguy cơ trào ngược axit, dẫn đến miệng đắng, nóng ruột, đau bụng, ho khan.

Việc thắt đai lưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe (Ảnh: nguồn internet)

Việc thắt đai lưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe (Ảnh: nguồn internet)


                                                                                                           theo Soha/ trí thức trẻ