Thời tiết đang nóng chuyển lạnh, ăn gì để cả ngày “khỏe như voi”?

Thực đơn món ăn ngày đông vừa ngon lại giúp cả nhà “đẩy lùi” mọi loại bệnh tật.



Bánh mì nướng bơ tỏi cho bữa sáng:

thoi tiet dang nong chuyen lanh, an gi de ca ngay “khoe nhu voi”? hinh anh 1

Bánh mì nướng bơ tỏi là 1 món ăn có thể giúp bạn bổ sung tinh bột và năng lượng 1 cách nhanh nhất và đặc biệt là nó cực kì dễ làm và nhanh hoàn thành cho một buổi sáng bận rộn của bạn.

Nguyên liệu làm bánh mì nướng bơ tỏi:

- 2 chiếc bánh mì Baguette dài hoặc có thể 5-6 chiếc bánh mì loại nhỏ.

- 100g bơ nhạt

- 2 củ tỏi to

- 1 ít rau mùi

- Gia vị, đường

thoi tiet dang nong chuyen lanh, an gi de ca ngay “khoe nhu voi”? hinh anh 2

Cách làm bánh mì nướng bơ tỏi:

- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Tỏi bóc vỏ, băm thật nhỏ. Rau mùi rửa sạch và thái nhỏ. Cắt bánh mì thành những khoanh tròn hoặc cắt bánh mì làm 4 theo chiều dọc. Bơ bạn cho vào lò vi sóng khoảng 30s ở mức nhiệt độ cao nhất đến khi bơ tan hết thì lấy ra (nếu không có vi sóng thì bạn đun cách thủy cho bơ tan chảy).

- Bước 2: Trộn bơ với tỏi, rau mùi, 1 thìa nhỏ gia vị, 1 thìa nhỏ đường vào và trộn đều, sau đó phết hỗn hợp trên lên bề mặt các miếng bánh.

- Bước 3: Trong khi phết bơ thì bạn bật lò nướng ở 180 độ (bật trước để lò nóng). Sau đó, bạn tiến hành xếp bánh mì vào khay nướng, để khay ở nấc cao nhất của lò. Nướng trong thời gian 10 phút đến khi thấy mặt bánh khô, vàng đều thì lấy bánh ra.

Lưu ý: Khi phết hỗn hợp bơ lên mặt bánh không nên phết quá nhiều vì khi nướng sẽ lâu khô mặt bánh, bánh lấy ra cũng nhanh bị ỉu.

Món bánh mì nướng bơ tỏi sẽ ngon hơn rất nhiều nếu các bạn ăn nóng kèm xúc xích hoặc thịt hun khói.

Ngao xào cay “trọn vị” cho bữa trưa:

Nguyên liệu làm món ngao xào cay:

- Ngao: 1,5kg

- Hành tím: 2 củ

- Hành hoa: 4 cây

- Rau răm

- Tỏi: 1 củ to

- Ớt đỏ tươi

- Gừng: 1 củ

- Xì dầu

- Đường

thoi tiet dang nong chuyen lanh, an gi de ca ngay “khoe nhu voi”? hinh anh 3

Cách làm ngao xào cay:

- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Tỏi băm nhỏ, gừng thái chỉ, củ hành khô rửa sạch, bỏ vỏ. Hành hoa chia làm hai phần, một phần cắt đoạn dài, một phần thái nhỏ.

- Bước 2: Ngâm ngao một giờ trong nước muối sạch. Đun nước sôi rồi thả ngao vào, đun đến khi ngao hơi hé miệng thì vớt ra và rửa sạch bằng nước lạnh.

- Bước 3: Đun nóng dầu, rồi thêm tỏi, gừng, ớt đỏ tươi, hành hoa cắt khúc dài vào xào thơm. Tiếp đó cho thêm hành củ cùng ngao vào đảo đều. Thêm gia vị như xì dầu, chút muối rồi đậy nắp đun chín. Khi ngao chuyển sang màu vàng, cho thêm chút đường là được.

Bữa tối ngon miệng, ấm bụng với cháo gà:

Cháo gà nóng là một trong những món ăn đã có từ xưa, đây là loại cháo rất tốt cho các bệnh cảm lạnh và viêm họng không chỉ đối với người lớn mà còn có công dụng với cả trẻ nhỏ.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cháo gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính – các tế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi.

thoi tiet dang nong chuyen lanh, an gi de ca ngay “khoe nhu voi”? hinh anh 4

Nguyên liệu nấu cháo gà:

- Gà nửa con nặng khoảng 800g

- Gạo tẻ thơm: 300g

- Gạo nếp: 50g

- Hành lá

- Rau mùi

- Chanh tươi: 1 quả

- Hạt nêm, muối và hạt tiêu

Cách nấu cháo gà:

- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Gà làm sạch, để ráo, cho gà vào nước có thêm chút muối, luộc chín, vớt gà ra để nguội sau đó gỡ lấy thịt xé sợi và xương để riêng. Gạo tẻ, gạo nếp vo sạch. Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.

- Bước 2: Gạo sau khi vo sạch cho vào nồi nước luộc gà rồi nấu sôi, thả xương gà vào cùng, đậy nắp và hầm với lửa nhỏ cho đến khi gạo chín nhừ và sánh, gắp xương gà ra.

- Bước 3: Tiếp tục đun sôi cháo, đổ thịt gà vào khuấy đều đun thêm vài phút.

Tắt bếp, cho hạt nêm, muối vừa ăn, múc ra bát. Sau đó rắc hành lá, rau mùi đã nhặt rửa sạch, thái nhỏ vào.

Lưu ý: Cháo gà nên ăn nóng. Nếu trời lạnh hay bạn đang bị cảm thì thêm nhiều rau tía tô và vài lát gừng thái nhỏ ăn sẽ giải cảm rất hiệu nghiệm.

Nhâm nhi trà gừng sau bữa tối:

Sau bữa ăn tối, trong khi ngồi quây quần xem ti vi với gia đình, bạn có thể pha trà gừng cho cả nhà thưởng thức. Một ly trà gừng vào buổi tối sẽ là "thần dược" giúp bạn đẩy lùi cơn cảm cúm đáng ghét vào ngày trở lạnh.

Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống đều đặn 2 cốc trà gừng tươi mỗi ngày sẽ giúp long đờm, thông mũi, “đánh bay” cảm giác khó chịu khi bị cảm cúm trong thời tiết giao mùa. Ngoài ra, gừng tươi còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm vô cùng hiệu quả, rất có lợi cho đường hô hấp.

Nguyên liệu làm trà gừng:

- 1 nhánh gừng tươi

- 10 lá húng quế

- ½ thìa bột trà xanh

- Đường

thoi tiet dang nong chuyen lanh, an gi de ca ngay “khoe nhu voi”? hinh anh 5

Cách làm trà gừng:

- Bước 1: Giã nát gừng tươi và lá húng quế.

- Bước 2: Đun sôi 1 chút nước (vừa đủ lượng nước mà bạn muốn uống, thường là 1 cốc nhỏ).

- Bước 3: Thêm bột trà vào, chờ khi nước sôi thì cho gừng và lá húng quế vào, sau đó tắt bếp. Lọc hỗn hợp ra cốc, bỏ bã, thêm đường và thưởng thức.

Theo Dân Việt


mẹo nấu ăn không khí lạnh ẩm thực

Tin tức mới nhất