TP.HCM lên kế hoạch chống dịch ra sao trong một tháng tới?
Chia 2 giai đoạn chống dịch với các mục tiêu cụ thể, TP.HCM đề ra từng nhiệm vụ sẽ tập trung thực hiện liên quan giãn cách xã hội, xét nghiệm, điều trị, vaccine, an sinh xã hội.
Kế hoạch kiểm soát dịch trong một tháng tới là nội dung chính được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong trình bày với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi họp trực tuyến của Chính phủ để sơ kết thực hiện Chỉ thị 16 sáng 15/8.
Theo Chủ tịch TP.HCM, sau hơn một tháng thực hiện Chỉ thị 16, thành phố không xuất hiện thêm chuỗi lây nhiễm Covid-19 mới và số ca nhiễm đang đi ngang, có xu hướng giảm. Bình quân 13 ngày gần đây (2/8-14/8), TP.HCM ghi nhận 3.830 ca nhiễm/ngày, giảm 18% so với 13 ngày trước đó.
Nỗ lực giảm 20% ca tử vong từ ngày 1/9
"Mặc dù tình hình dịch bệnh đang đi ngang và có xu hướng giảm, tuy nhiên kết quả này chưa bền vững, vẫn còn một số hạn chế trong tổ chức thực hiện", Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhìn nhận.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: HMC.
Nhằm đạt mục tiêu kiểm soát dịch trước 15/9 như tinh thần Nghị quyết 86 của Chính phủ, thành phố đã xây dựng kế hoạch phấn đấu kiểm soát dịch bệnh với 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất (15/8-31/8) với các mục tiêu: Kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong; không để F0 chuyển nặng mà không được tiếp nhận, điều trị; mở rộng “vùng xanh”, phấn đấu kiểm soát được dịch với các quận, huyện: Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Phú Nhuận, quận 5, quận 7, quận 11.
Giai đoạn thứ hai (1/9-15/9) với các mục tiêu: Số trường hợp tử vong giảm 20%, số trường hợp nặng giảm 20%; số lượng nhập viện điều trị mỗi ngày không vượt quá số xuất viện mỗi ngày; số nhập viện không quá 2.000 người/ngày; đảm bảo hơn 70% dân số (trên 18 tuổi) được tiêm mũi 1 và 15% dân số được tiêm mũi 2.
Về kết quả thời gian qua, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết bình quân thành phố có 2.500 ca xuất viện/ngày, lũy kế đến nay là 70.727 trường hợp. Các phương tiện tham gia giao thông giảm 75% so với trước khi thực hiện Chỉ thị 16 và tỷ lệ ca nhiễm tại khu phong tỏa chỉ còn 57% (đầu tháng 8 là 80%).
Thành phố xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo trong phòng, chống dịch như: ATM oxy, biệt đội taxi cấp cứu F0, mô hình tổ y tế lưu động... Đến nay, thành phố có 10.248 “vùng xanh”.
Gói hỗ trợ thứ nhất hơn 700 tỷ đồng cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã hoàn thành. Các địa phương đã tổ chức hỗ trợ từ nguồn vận động với kinh phí hơn 500 tỷ đồng. Thành phố đang triển khai gói hỗ trợ thứ hai hơn 900 tỷ đồng cho người nghèo, cận nghèo, lao động tự do.
Phân 3 tầng điều trị, thuê đơn vị y tế tham gia tiêm chủng
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, thành phố đề ra các nhiệm vụ cụ thể.
Giãn cách xã hội thực hiện nghiêm theo quy tắc "ai ở đâu thì ở đó”, hạn chế số lượng người dân ra khỏi nơi cư trú và kiểm soát chặt chẽ các đối tượng được phép ra khỏi nhà.
Về xét nghiệm, tại khu phong tỏa (các vùng “đỏ”, “cam”), xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa. Xét nghiệm gộp mẫu test nhanh theo hộ gia đình. Với các vùng “xanh”, “cận xanh”, “vàng”, xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp 5 đại diện hộ gia đình.
Với khu vực ngoài khu phong tỏa, giám sát, phát hiện sớm những người có triệu chứng nghi ngờ hoặc người có yếu tố nguy cơ bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh.
TP.HCM có kế hoạch xét nghiệm khác nhau ở các khu vực nguy cơ. Ảnh: Duy Hiệu.
Về điều trị, thành phố tập trung thực hiện hiệu quả 2 trụ cột là chăm sóc F0 tại nhà và điều trị tại bệnh viện.
Chăm sóc F0 tại nhà đảm bảo 3 yêu cầu: Xét nghiệm tại nhà; “túi thuốc điều trị” tại nhà; an sinh tại nhà. Quy trình hóa việc chăm sóc F0 tại nhà; vận hành hiệu quả tổ phản ứng nhanh tại phường, xã, thị trấn theo nhóm hộ gia đình để sẵn sàng tiếp nhận người bệnh có triệu chứng hoặc chuyển cấp cứu; xây dựng mạng lưới tình nguyện chăm sóc, tư vấn F0 tại nhà.
Với điều trị tại bệnh viện, thành phố điều chỉnh phân tầng điều trị còn 3 tầng; huy động tất cả các bệnh viện công lập, tư nhân tham gia điều trị; nâng cấp, trang bị cho các cơ sở cách ly có chức năng chữa trị của các quận huyện, TP Thủ Đức.
Thành phố cũng thành lập trung tâm quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, oxy, giường bệnh cho hệ thống cơ sở điều trị, đảm bảo các bệnh viện được trang bị đầy đủ oxy và thuốc men; thành lập tổ chuyên gia về điều trị để chỉ đạo, điều phối công tác điều trị bệnh nhân kịp thời, đồng bộ và hiệu quả.
Về vaccine, TP sẽ tổ chức nhiều điểm tiêm, nhiều hình thức tiêm như tiêm lưu động, tiêm tại nhà, tiêm ban đêm, cấp vaccine và cho doanh nghiệp thuê đơn vị y tế có năng lực để tiêm nhằm mở rộng tỷ lệ bao phủ vaccine.
Thành phố cũng rà soát, sắp xếp lại nguồn nhân lực y tế để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, trong đó tập trung nguồn nhân lực cho lĩnh vực điều trị và tăng cường tập huấn cho đội ngũ bác sĩ về năng lực hồi sức cấp cứu.
TP.HCM lên 4 phương án sản xuất cho doanh nghiệp. Ảnh: Phạm Ngôn.
Về đảm bảo an sinh xã hội, thành phố đã triển khai hoạt động Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân (Trung tâm An sinh), thí điểm tại quận 5, quận 7 và quận 12. Thành phố chuẩn bị một triệu túi an sinh để sẵn sàng hỗ trợ người dân khó khăn.
Công tác truyền thông phải đổi mới theo hướng an dân, đề cao ý thức phòng dịch, và tổ chức đội ngũ phản bác thông tin xấu.
Về sản xuất, thành phố tạo điều kiện và hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch theo một trong 4 phương án.
+ Phương án 1: Tiếp tục thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “3 tại chỗ theo kíp” linh hoạt (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên theo kíp sản xuất).
+ Phương án 2: Tiếp tục thực hiện “1 cung đường - 2 địa điểm” hoặc phương án “1 cung đường - 2 địa điểm” linh hoạt (người lao động chỉ lưu thông trên 1 cung đường nối 2 địa điểm là nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung).
+ Phương án 3: cả 2 mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 địa điểm”.
+ Phương án 4: Tổ chức hoạt động theo phương châm “4 xanh” gồm: nhân lực xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh và nơi ở xanh.
Ngoài ra, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế sớm hướng dẫn tiêu chí kiểm soát dịch bệnh tại TP.HCM.
TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7. Ngày 1/8, UBND TP.HCM quyết định kéo dài Chỉ thị 16 cùng các biện pháp siết chặt thêm 2 tuần từ 0h ngày 2/8.
Từ 27/4 đến sáng 15/8, TP.HCM ghi nhận 144.770 ca nhiễm, hiện là tâm dịch lớn nhất cả nước.
Theo Zing
-
5 giờ trướcCông an TP Thủ Đức đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thuỳ Trang (37 tuổi, ở địa phương) vì hành hung nữ nhân viên gác chắn tàu khiến người này gãy xương mũi.
-
5 giờ trướcLễ khai mạc "Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ" lần thứ VII - năm 2024 với sự đồng hành của Heineken tại Cần Thơ đã chinh phục hàng ngàn khán giả với màn trình diễn độc đáo kết hợp giữa công nghệ water mapping và drone thắp sáng bầu trời.
-
7 giờ trướcĐèn giao thông trên quốc lộ 51 qua Đồng Nai không chuyển sang xanh, nhiều tài xế ô tô sợ bị xử phạt 20 triệu đồng nên dừng lại khiến giao thông ùn tắc kéo dài.
-
7 giờ trướcNhóm công nhân đang làm vệ sinh, bảo dưỡng trên tàu chở dầu ở sông Bôi (Ninh Bình) thì bất ngờ phát nổ khiến 3 người bị thương.
-
8 giờ trướcNgoài gửi thông tin trực tuyến, cơ quan chức năng còn tiếp nhận các phản ánh vi phạm giao thông qua nhiều đầu mối khác
-
8 giờ trướcLực lượng công an đang khám xét nhà bà Chu Thị Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức ở đường Ngô Đức Kế, TP Vinh, Nghệ An.
-
8 giờ trướcCơ quan chức năng tại Đắk Lắk vừa cứu sống một người phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu 25m khi đi mót cà phê.
-
8 giờ trướcCơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc đã dừng nỗ lực bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol sau cuộc đối đầu kéo dài nhiều giờ giữa các điều tra viên và nhân viên an ninh của Tổng thống.
-
9 giờ trướcCông an TPHCM vừa khởi tố bà Giáp Thị Sông Hương - chủ mái ấm Hoa Hồng, quận 12 - và một bảo mẫu của cơ sở này.
-
9 giờ trướcCơ quan chức năng Bình Định đang truy tìm một người đàn ông mạo danh Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh để lừa tiền bệnh nhân.
-
9 giờ trướcHình ảnh cho thấy chiếc ô tô khi qua các trụ đèn tín hiệu giao thông thì đèn bất ngờ chuyển từ đỏ sang xanh.
-
10 giờ trướcAnh H.M.T. bị kẻ gian dụ dỗ, lừa sang làm việc tại công ty đánh bạc trực tuyến ở Campuchia. Người này bị cưỡng bức lao động, muốn trở về nước phải nộp 160 triệu đồng tiền chuộc.
-
10 giờ trướcLửa đỏ rực bao trùm tiệm spa rồi lan sang nhà dân liền kề ở TPHCM. Người mẹ cùng con trai 7 tuổi kịp thoát ra ngoài an toàn nhờ leo mái tôn qua nhà hàng xóm.
-
10 giờ trướcMột nhóm đối tượng dựng chuyện có đá thiên thạch để lừa bán với giá 250 triệu USD cho người đàn ông ở Hà Nội.
-
10 giờ trướcCác cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến xuất khẩu lao động, tuy nhiên nhiều người dân vẫn tiếp tục mắc bẫy.
-
11 giờ trướcCông an TP Cần Thơ khuyến cáo người dân không đăng tải, chia sẻ, phát tán trên không gian mạng các hình ảnh, clip liên quan vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen.
-
11 giờ trướcNgày 3/1, theo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng, đơn vị vừa triệt phá sòng bạc được đánh theo hình thức “xóc đĩa”.
-
11 giờ trướcCông an Huyện Bình Chánh đã bắt khẩn cấp 2 người đàn ông đánh, đá vào mặt người khác trên đường Nguyễn Thị Trọn, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
-
11 giờ trướcCông an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ khởi tố vụ án để điều tra 3 hành vi liên quan vụ việc một nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen.
-
11 giờ trướcMột nữ nhân viên ngân hàng ở Cần Thơ bị đánh ghen, xé váy áo ngay ngoài đường phố. Nhiều người quay clip lại rồi phát tán trên mạng xã hội.
Tin tức mới nhất
-
4 giờ trước
-
4 giờ trước
-
6 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
11 ngày trước
-
11 ngày trước