Bạn có đang lãng phí?
A. Ngày hôm qua, bạn có bao nhiêu lần vào facebook không phải vì công việc?
B. Bạn có bao nhiêu cuộc café tán dóc trong tuần, tính lùi từ ngày bạn đọc bài này?
C. Bạn có bao nhiêu chủ nhật chỉ ngủ và ngủ trong tháng, tính lùi từ ngày bạn đọc bài này?
D. Bạn dành bao nhiêu tiếng cho việc di chuyển hàng ngày?
E. Bạn đổ bao nhiêu lít xăng trong tháng vừa rồi?
F. Bạn thức quá 22 giờ khuya bao nhiêu đêm trong một tuần?
G. Có bao nhiêu ngày trong tuần rồi bạn không tập thể dục?
H. Bạn mất bao nhiêu phần trăm thu nhập trong tháng vừa rồi cho việc mua quần áo, mỹ phẩm, kẹp tóc, nơ, cover ipad, điện thoại?
I. Bạn mất bao nhiêu buổi ăn ở hàng quán bên ngoài trong tuần vừa qua, không phải cho mục đích công việc?
A: 2; B:1; C: 1; D: 1; E:8; F:2; G:4; H:30%; I: 5
Nếu câu trả lời là con số lớn hơn những con số trên đây, có nghĩa là có thể bạn đang lãng phí thời gian, sức khỏe, tiền bạc của mình mà bạn không biết. Mức độ càng cách xa con số tiêu chuẩn trên thì độ lãng phí của bạn càng lớn.
Mẹo vặt tiết kiệm
Hãy tập thử vài mẹo vặt tiết kiệm sau để rèn luyện tính “để dành” nhé:
- Chuẩn bị sẵn một cuốn sách bé bằng bàn tay lúc nào cũng ở bên cạnh bạn. Mỗi lần có ý định vào facebook (không phải vì công việc) hay muốn chia sẻ một điều gì đó cá nhân trên facebook, bạn hãy ghi ra điều muốn nói vào cuốn sổ tay riêng ấy.
- Hãy nghĩ đến một người nhiều chuyện và rỗi nghề mà bạn “không ưa”. Nếu có ý định rủ/hoặc sắp nhận lời ai đó cà phê chỉ cho mục đích tán dóc, bạn hãy nghĩ rất có thể mình sẽ trở thành người này.
- Lập thời gian biểu cho ngày chủ nhật. Không cần cầu kỳ quá kiểu viết ra hay kẻ bảng, hãy suy nghĩ trong đầu thôi. Hãy coi chủ nhật là một ngày làm việc kiểu khác của bạn, thời gian có thể dễ dãi, đảo lộn hơn một chút, công việc có thể là nấu ăn, trồng cây, dọn nhà … thay vì gắn với máy tính. Bạn sẽ thấy yêu ngày chủ nhật và yêu bản thân mình hơn vì thấy mình có ích.
A. Ngày hôm qua, bạn có bao nhiêu lần vào facebook không phải vì công việc?
B. Bạn có bao nhiêu cuộc café tán dóc trong tuần, tính lùi từ ngày bạn đọc bài này?
C. Bạn có bao nhiêu chủ nhật chỉ ngủ và ngủ trong tháng, tính lùi từ ngày bạn đọc bài này?
D. Bạn dành bao nhiêu tiếng cho việc di chuyển hàng ngày?
E. Bạn đổ bao nhiêu lít xăng trong tháng vừa rồi?
F. Bạn thức quá 22 giờ khuya bao nhiêu đêm trong một tuần?
G. Có bao nhiêu ngày trong tuần rồi bạn không tập thể dục?
H. Bạn mất bao nhiêu phần trăm thu nhập trong tháng vừa rồi cho việc mua quần áo, mỹ phẩm, kẹp tóc, nơ, cover ipad, điện thoại?
I. Bạn mất bao nhiêu buổi ăn ở hàng quán bên ngoài trong tuần vừa qua, không phải cho mục đích công việc?
A: 2; B:1; C: 1; D: 1; E:8; F:2; G:4; H:30%; I: 5
Nếu câu trả lời là con số lớn hơn những con số trên đây, có nghĩa là có thể bạn đang lãng phí thời gian, sức khỏe, tiền bạc của mình mà bạn không biết. Mức độ càng cách xa con số tiêu chuẩn trên thì độ lãng phí của bạn càng lớn.
Mẹo vặt tiết kiệm
Hãy tập thử vài mẹo vặt tiết kiệm sau để rèn luyện tính “để dành” nhé:
- Chuẩn bị sẵn một cuốn sách bé bằng bàn tay lúc nào cũng ở bên cạnh bạn. Mỗi lần có ý định vào facebook (không phải vì công việc) hay muốn chia sẻ một điều gì đó cá nhân trên facebook, bạn hãy ghi ra điều muốn nói vào cuốn sổ tay riêng ấy.
- Hãy nghĩ đến một người nhiều chuyện và rỗi nghề mà bạn “không ưa”. Nếu có ý định rủ/hoặc sắp nhận lời ai đó cà phê chỉ cho mục đích tán dóc, bạn hãy nghĩ rất có thể mình sẽ trở thành người này.
- Lập thời gian biểu cho ngày chủ nhật. Không cần cầu kỳ quá kiểu viết ra hay kẻ bảng, hãy suy nghĩ trong đầu thôi. Hãy coi chủ nhật là một ngày làm việc kiểu khác của bạn, thời gian có thể dễ dãi, đảo lộn hơn một chút, công việc có thể là nấu ăn, trồng cây, dọn nhà … thay vì gắn với máy tính. Bạn sẽ thấy yêu ngày chủ nhật và yêu bản thân mình hơn vì thấy mình có ích.
- Hãy chia sẻ việc lái xe của bạn lại cho những bác xe ôm của GrabBike (một dịch vụ đặt xe ôm trong ứng dụng GrabTaxi mà bạn có thể tải về từ bất cứ smartphone nào). Họ có việc làm và tiền lương, còn bạn thì tiết kiệm sức lực lái xe, hoặc thời gian của mình, nhất là vào những giờ cao điểm. Những việc có thể nhờ các bác ấy là đưa đón bạn đi học/đi làm, mua dùm bạn bữa cơm trưa, cơm tối, chuyển dùm bạn tài liệu học đến nhà bạn… Bạn không cần phải trả giá gì hết, tiền cước đã cố định, lại quá rẻ, 3000 đồng/km. So với sức khỏe, thời gian và tiền xăng mà bạn bỏ ra để tự thực hiện tất cả những việc này thì số tiền trên là hợp lý.
- Khi bạn nhất định không chịu đi ngủ trước 22h, hãy thử lấy từ điển (không phải trên mạng) ra để học thêm 5 từ tiếng Anh mới (học cả cách dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau nhé). Nếu bạn vẫn không chán, không muốn đi ngủ thì cũng tốt thôi, bạn đã có thêm kiến thức quý giá cho mình.
- Nếu không có động lực để tập thể dục, hãy thường xuyên nhìn vào bụng của bạn và nghĩ chúng đang to ra mỗi giây một ngay cả khi bạn nhịn ăn. Chỉ cần một năm sau, có thể bạn không thể tự cúi xuống cắt móng chân cho mình vì vòng bụng quá cỡ.
- Hãy để hình của thời bạn còn là sinh viên (vẫn thường hay ăn mì gói hay để dành mãi mới mua được một cuốn từ điển để học tiếng Anh) trong ví hoặc trên màn hình điện thoại đi động của bạn. Điều đơn giản này nhắc nhở bạn rằng chúng ta đang quá đầy đủ, và thậm chí là hoang phí tiền bạc của mình vào những thứ phù phiếm, chẳng làm cho cuộc sống vui hơn, thậm chí làm cho chúng ta mỏi mệt hơn vì mất thời gian, công sức chạy theo chúng quá nhiều.
Hãy thử áp dụng những điều này trước đã, trong một tháng, có thể bạn sẽ nhận ra cuộc sống của mình ít nhiều có chuyển biến tích cực hơn!
Vũ Minh - 2Sao