Lễ hội đền Gióng tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) diễn ra sáng mùng 6 tháng
Giêng với sự tham dự của hàng nghìn người.
Lễ hội tổ chức để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước.
Nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre (được kết từ hàng trăm hoa tre bằng cách cắm
vào thân một cây chuối cao làm trụ). Đây là một vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho
cây gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.
Nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được
làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu
tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống
đền Hạ rồi phát cho người dự hội để cầu may. Sau Lễ tế, hoa tre được lực lượng bảo vệ để đưa
sang đền Hạ.
Đoàn tùy tùng mới rước kiệu hoa tre đến đền Thượng thì hàng chục thanh niên lao vào cướp.
Nhiều người cho rằng, đây là tục lệ của lễ hội để lấy may mắn cho cả năm.
Quang cảnh lễ hội rất náo loạn diễn ra tại sân đền Thượng.
Dù vậy, so với các năm trước, lễ hội này năm nay nghiêm túc hơn khi không còn cảnh ẩu đả,
hỗn chiến giữa các thanh niên và nhóm bảo vệ kiệu.
Lực lượng công an luôn có mặt kịp thời tại các điểm nóng. Đặc biệt, cương quyết không
cho các thành viên trong đoàn bảo vệ giò tre mang theo gậy gộc.
Chỉ trong vòng ít phút, kiệu hoa tre đã không còn một sợi.
Nhiều người lao vào cướp hoa tre với mong muốn một năm mới thành công, làm ăn phát đạt.
Trước đó, lễ rước và hóa voi, ngựa đã diễn ra tại các đền Hạ, đền Thượng...
Các bô lão tại 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức
Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú ăn mặc quần áo xúng xính dâng lễ vật lên đức Thánh.
Theo Zing