Vợ chồng tôi mua sữa đắt tiền cho con uống nhưng bà nội toàn lấy sữa xịn đó cho con
chị gái ăn mà bắt con tôi uống sữa đặc có đường
chị gái ăn mà bắt con tôi uống sữa đặc có đường
Công việc của vợ chồng tôi thường phải đi công tác xa, thường là những chuyến đi đột xuất và dài ngày. Vì thế, con cái đành phải cậy nhờ ông bà nội.
Nói thật lương hai vợ chồng tôi mỗi tháng cũng được gần hai chục triệu, đủ để tiêu xài. Chúng tôi muốn thuê bảo mẫu về chăm con cho ông bà nội bớt nhọc. Song ông bà nhất mực phản đối. Ông bà nội bảo không quen có người lạ trong nhà.
Thực chất sau này tôi mới vô tình nghe được mẹ chồng tôi nói với người hàng xóm rằng: Mình trông cháu cẩn thận hơn người ngoài nên phải bắt con dâu chi tiền trông cháu gấp đôi tiền thuê trẻ thông thường. Nghe được câu ấy, tôi ức lắm. Song, “một điều nhịn là chín điều lành”, tôi đành coi như gió thoảng qua.
Từ ngày cháu nội gần 3 tuổi, ông bà nội đón thêm cháu ngoại tới sống cùng. Mẹ chồng bảo tôi: “Cháu nào cũng là cháu, mẹ nó gửi mình mà không trông phải tội”.
Tôi chẳng biết có tội tình gì không, nhưng bố mẹ chồng tôi trông cháu ngoại thì không đòi công một xu, còn cháu nội thì tính lương trông trẻ không thiếu một đồng. Tháng nào mà con dâu đưa đủ 3,5 triệu đồng tiền trông cháu nội là mẹ chồng tôi lại xị mặt ra. Tôi thường phải đưa thêm vào trăm bạc nữa rồi nói khéo: “Mẹ trông cháu vất vả và cẩn thận quá, con biếu mẹ thêm để mẹ dùng”.
Vợ chồng tôi cố gắng dành mọi thứ tốt nhất, đẹp nhất cho con gái. Quần áo của cháu toàn hàng shop, hàng Thái Lan. Nhưng nhiều lần bước chân về nhà mà tôi xót lòng. Con gái tôi toàn phải mặc đồ cũ của con gái em chồng.
Có hôm, con gái sà vào lòng tôi ấm ức kể: “Mẹ ơi, bà nội toàn lấy hộp sữa Tây bố mua cho con để cho em My (con của em gái chồng tôi) uống. Còn bà cho con uống hộp này (con chỉ vào hộp sữa đặc có đường). Con chỉ uống được hai hớp rồi thì bà uống nốt”.
Tôi nhẹ nhàng khuyên nhủ con: “Con không uống sữa thì ăn thứ khác cũng được”. Ai ngờ, con gái tôi lại phụng phịu: “Có gì ngon, bà nội đều cho em My ăn trước. Con mà đòi là bà đánh roi quát con không biết nhường em”.
Vợ chồng tôi lăn lộn vất vả để kiếm tiền nuôi con chứ không phải để nuôi cháu. Chúng tôi cũng đã trả tiền trông cháu cho bố mẹ khá hậu hĩnh. Vậy mà mẹ chồng lại bắt con gái tôi ăn kham mặc khổ. Nhìn con gầy gò mà tôi rớt nước mắt thương con.
Giận quá, tôi quyết “ba mặt một lời” với mẹ chồng. Tôi đề nghị: “Nếu con gái con không được mặc đồ đẹp, ăn ngon thì con sẽ không mua nữa. Bố mẹ cứ tự đi mà mua cho cháu ngoại dùng”.
Mẹ chồng tôi gọi điện cho con trai tố con dâu hỗn xược. Bà thách thức chồng tôi phải chọn giữa mẹ và vợ. Bà bảo: “Tôi nuôi được anh lớn thế nào thì giờ nuôi con anh lớn được thế ấy”.
Không muốn để chồng đứng giữa khó xử, tôi đành nhẫn nhịn giảng hòa với bố mẹ chồng. Thôi thì “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”. Coi như phận mỏng rơi vào gia đình nhà chồng chuyên chế vậy.
Tôi muốn trị bà mẹ chồng chuyên vơ của cháu nội cho cháu ngoại nhưng chưa nghĩ ra
cách nào
cách nào
Tôi mua thêm sữa ngoại cất ở phòng của vợ chồng tôi để sáng sớm và tối về cho con gái uống. Được vài hôm, mẹ chồng tôi vào lục tung phòng tôi phát hiện ra. Bà nổi cơn tanh bành lên rồi ném hộp sữa ra sân.
Đầu óc tôi giờ lúc nào cũng chực nổ tung ra. Con gái tôi đang tuổi ăn tuổi lớn cần được chăm sóc đầy đủ. Vả lại vợ chồng tôi cũng đủ điều kiện để chăm lo cho con tốt nhất. Vậy mà “lực bất tòng tâm”.
Dù có tổn hại đến bản thân, người làm mẹ như tôi cũng quyết không để con gái chịu khổ. Tôi muốn trị bà mẹ chồng chuyên vơ của cháu nội cho cháu ngoại nhưng chưa nghĩ ra cách nào. Anh chị em có cao kế gì không xin hãy giúp tôi với?
Theo Pháp luật xã hội