Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? (Dịch thơ: Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?) - đây là hai câu thơ trong tác phẩm Độc Tiểu Thanh Ký của đại thi hào Nguyễn Du.

Về hai chữ Tố Như, người đời sau cho rằng đây là cách để đại thi hào Nguyễn Du nói về nỗi trăn trở của chính mình, bởi Tố Như là tên tự của cụ, rằng người đời sau liệu có còn nhớ về những vần thơ Nguyễn Du như cách mà cụ khóc thương nàng Tiểu Thanh.

Và đúng 200 năm sau ngày đại thi hào Nguyễn Du mất, tác phẩm “khóc Tố Như” được hình thành, đó Kiều của Mai Thu Huyền, một bộ phim vừa chính thức ra mắt cách đây ít ngày.

Trước loạt rác phẩm mượn tên Kiều từng có một bộ phim xứng đáng để khóc Nguyễn Du-1

Ra mắt trước KiềuKiều @ - một bộ phim có tính phóng tác nhiều hơn, chỉ lấy cảm hứng từ nhân vật Kiều và đặt trong bối cảnh đời sống hiện đại. Và nếu Kiều còn tạm-được-cho-là tác phẩm “khóc Nguyễn Du” bởi theo lời của đạo diễn, bộ phim được chị ấp ủ cả chục năm để ra mắt vào sinh nhật đại thi hào thì Kiều @ đích thị là một “rác phẩm” với câu chuyện “rẻ tiền” và không hề liên quan tới Truyện Kiều.

Và dĩ nhiên vẫn phải nhấn mạnh cụm từ “tạm-được-cho-là” bởi ngoài lời quảng bá “khóc Tố Như” của ekip thì Kiều không có @ vẫn là một “rác phẩm” đúng nghĩa khiến khán giả xem xong sẽ quên sạch Truyện Kiều.

Trước loạt rác phẩm mượn tên Kiều từng có một bộ phim xứng đáng để khóc Nguyễn Du-2

Quay ngược về quá khứ cách đây 11 năm cũng có một tác phẩm “phảng phất” vị Truyện Kiều được ra đời mang tên Sài Gòn Nhật Thực. Với bộ phim này, từ khóa "cảm hứng từ tuyệt tác Truyện Kiều" chỉ vớt vát được ở dăm ba cái tên mà biên kịch dùng để gọi nhân vật: Kim (Dustin Nguyễn), Kiều (Trương Ngọc Ánh), bà Tú hay Tú bà (Như Quỳnh), còn lại phần nội dung hoàn toàn sáo rỗng, không có một chút tinh thần của Nguyễn Du nào.

Đây cũng được đánh giá là “rác phẩm” một thời khi bộ phim quá cẩu thả, nhiều sạn và xây dựng hình tượng nhân vật nữ - cô Kiều rất phiến diện, chủ quan. Quanh đi quẩn lại Kiều trên phim bao năm nay dù là lấy cảm hứng, phóng tác hay chỉ mượn tên thì cũng đều xấu xí, xiêu vẹo và chắc chắn là không xứng đáng để “khóc Tố Như”.

Trước loạt rác phẩm mượn tên Kiều từng có một bộ phim xứng đáng để khóc Nguyễn Du-3

Quá tam ba bận, ba nàng Kiều trên màn ảnh rộng có lẽ đều khiến Tố Như phải khóc. Phải chăng sẽ chẳng có ai đủ sức và lòng thành để chuyển thể những tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du một cách tử tế?

Câu trả lời là có, đó là Long Thành Cầm Giả Ca, một bộ phim ra mắt cách đây 11 năm, vào đúng đại lễ đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một bộ phim không xuất sắc nhưng đủ tử tế, đủ văn minh và đủ để khán giả không quên sạch những tinh túy của thơ Nguyễn Du. (Long Thành Cầm Giả Ca do thi hào Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian đi sứ sang nhà Thanh vào năm 1813 đến năm 1914, được xếp vào Bắc Hành Tạp Lục.)

Trước loạt rác phẩm mượn tên Kiều từng có một bộ phim xứng đáng để khóc Nguyễn Du-4

Thời điểm ra mắt, có không ít lời khen từ giới chuyên môn dành cho Long Thành Cầm Giả Ca rằng đây thực sự là một bộ phim xứng đáng để “khóc cùng Tố Như”.

Phim là câu chuyện bi tráng nhưng đầy chất thơ về mối nhân duyên giữa đại thi hào Nguyễn Du với người đàn bà gảy đàn ở thành Thăng Long - người khiến đại thi hào thương cảm vì có đủ sắc, đủ tài nhưng bị xã hội phong kiến tàn nhẫn vùi dập. Phim mang tới một câu chuyện đậm chất lịch sử cùng những nét văn hóa truyền thống của người Hà thành xưa, xứng đáng là một "công trình nghệ thuật" chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Trước loạt rác phẩm mượn tên Kiều từng có một bộ phim xứng đáng để khóc Nguyễn Du-5

Một tác phẩm "lấy cảm hứng" như Kiều hẳn là sẽ khiến khán giả "mất hứng" nhưng Long Thành Cẩm Giả Ca lại khác. Dĩ nhiên ở đây không lấy Kiều để nâng Long Thành Cẩm Giả Ca để hạ bệ bất kì tác phẩm nào nhưng nếu muốn "khóc Tố Như", phải chăng chúng ta nên khóc một cách tử tế!

Theo Pháp luật & Bạn đọc