Từ ngày lấy chồng xa xứ, nhà bố mẹ đẻ tan hoang
Mẹ đẻ tôi bảo: “Con lấy chồng xa nhà. Cứ cất tiền trong túi phòng lúc ốm đau còn có để chi dùng”. Tôi chưa kịp thương mẹ mà bà đã nói thương con gái. Nước mắt tôi lại càng đầm đìa.
Chào bạn gái Liên Thùy - Người viết “Nhật ký của người con gái lấy chồng xa gửi bố mẹ đẻ”!
Tôi cũng chắc tầm tuổi Liên Thùy nên xưng bạn cho gần gũi nhé. Tôi đã đọc đi đọc lại những dòng nhật ký này của Liên Thùy hơn chục lần mà vẫn không cầm nổi nước mắt. Tôi cảm nhận được sự day dứt không được chăm sóc cho bố mẹ già. Tôi hiểu cái cảm giác lấy chồng xa cô đơn dường nào. Tôi biết cảnh “đơn phương độc mã” sống trong gia đình nhà chồng của bạn. Nói thiệt, tôi khâm phục bạn nhiều lắm!
Bạn đem những dấu ấn quan trọng trong cuộc sống hôn nhân để chia sẻ qua dòng nhật ký. Bạn biết, còn rất lâu hoặc chẳng bao giờ bố mẹ đẻ bạn đọc được những tâm sự này. Nhưng bạn vẫn viết, dòng chữ thay lời muốn nói. Bạn rất thành thực và sống nội tâm nữa. Tôi quý bạn rồi đấy.
Lấy chồng xa, chúng ta nợ bố mẹ đẻ mà không thể đáp đền. Sinh con ra, bố mẹ cũng chẳng mong có ngày được con gái con rể báo hiếu đâu. Thấy con cái sống hạnh phúc là niềm an ủi tuổi già lớn nhất của bố mẹ rồi.
Tôi biết Liên Thùy là con một nên cảm giác bất hiếu đè nặng bạn lắm. Bạn hãy cố chăm sóc tốt cho con trai mình, cố gắng sống hạnh phúc. Đó chính là bạn đã trả được cái nợ đồng lần rồi đấy. Chúng ta vay của bố mẹ để trả cho con cái.
Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại, Liên Thùy còn khá may mắn. Dù bố mẹ đẻ bạn đã có tuổi mà vẫn yêu thương, chăm sóc cho nhau. Bạn còn có cơ hội đưa con về thăm ông bà ngoại. Hạnh phúc vẫn hiển hiện, dù không thật chói lóa.
Còn tôi cũng mang phận lấy chồng xa. Nhưng không phải xa quê mà là xa xứ. Tôi đã sang lao động ở Nhật suốt 5 năm và nên duyên với một anh chàng bản xứ ở Tohoku. Giờ chúng tôi đã có hai mặt con xinh xắn lắm. Tôi hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình.
Từ ngày sang xứ hoa anh đào, tôi đã gửi gần như toàn bộ số tiền kiếm được về cho bố mẹ đẻ ở nhà. Tôi muốn giúp bố mẹ xây được căn nhà khang trang, các em tôi được ăn học nên người. Thôi thì đời tôi đã khổ, đành chịu, song cuộc sống của những người trong gia đình tôi sẽ được sang trang mới vậy.
Ai ngờ, có tiền, gia đình tôi lại gặp phải biến cố đau lòng. Bố tôi cầm tiền trong tay đã trở nên quái tính. Ông quát nạt và chê bai vợ mỗi ngày. Tệ hơn, ông còn dẫn người đàn bà khác về ra mắt các con.
Hai em tôi về hùa với bố để được chu cấp tiền tiêu xài. Thậm chí thằng em đốn mạt của tôi còn đánh đuổi mẹ về quê. Nó bảo: “Trông mẹ quê mùa quá về quê sống mới hợp. Cố ở đây làm gì”.
Nghe mẹ gọi điện báo tình hình mà tôi khóc không cầm nổi nước mắt. Mẹ bảo giờ không tiền, không nhà, mẹ đành về ở nhờ nhà cậu mợ. Tôi toan gửi tiền về biếu mẹ, nhưng bà từ chối.
Mẹ bảo: “Con lấy chồng xa nhà. Cứ cất tiền trong túi phòng lúc ốm đau còn có để chi dùng”. Tôi chưa kịp thương mẹ mà bà đã kịp thương con gái. Nước mắt tôi lại càng đầm đìa.
Tôi tức giận gọi điện về cho gia đình. Bố tôi lớn tiếng bảo: “Tao là bố mày. Một nửa máu mày là của tao cho. Giờ mày về phe mẹ mà gạt bố có phải không. Có tiền rồi thì mày làm vương làm tướng trong nhà chứ gì?”.
Tôi rủ các em lên mạng chat để khuyên giải các em. Chúng cứ ậm ừ cho qua chuyện. Tôi biết những lời mình nói chỉ như “nước đổ lá khoai”. Tôi lên nước mặc cả: “Hoặc là các em có người chị này thì mau về quê xin lỗi mẹ hoặc đừng coi có bà chị này nữa”.
Ít lâu sau, bố tôi đã một mực ra tòa ly hôn mẹ rồi dẫn người đàn bà đã ly dị chồng về sống cùng. Bà ta ngang nhiên gọi điện cho tôi nói lời ngon ngọt rồi vòi của. Tôi khinh rẻ hạng người đó nên chỉ nói xã giao mấy câu rồi cúp máy.
Tôi đã gửi tiền về cho cậu mợ ở quê nhờ xây cho mẹ tôi căn nhà mới ở sát nhà cậu mợ. Có người thân sống cạnh sẽ giúp mẹ tôi lúc tuổi già ốm đau. Cậu mợ nói mẹ tôi chỉ có một mong ước được gặp mặt con gái và cháu ngoại. Song các con tôi còn đang nhỏ quá, đi xa không tiện.
Tối hôm trước, chồng tôi tiến lại lau nước mắt cho vợ. Anh ngạc nhiên dò tìm lý do khiến tôi khóc. Tôi kể cho anh nghe cảnh gia đình thiếu thốn vật chất song lúc nào cũng ắp đầy tình cảm của mình trước đây. Tôi nghẹn đắng họng không dám kể cho chồng nghe về hiện tại nhà ngoại.
Cuộc sống không tiền thì khổ trăm bề, song có tiền cũng đâu khiến cho con người ta hạnh phúc. Tôi ở đây làm ra tiền nhưng lại biến thành người con bất hiếu chẳng thể níu kéo được cuộc hôn nhân của bố mẹ, chẳng dạy dỗ được các em. Nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa xứ này cứ ngày càng nặng thêm.
Tôi cũng chắc tầm tuổi Liên Thùy nên xưng bạn cho gần gũi nhé. Tôi đã đọc đi đọc lại những dòng nhật ký này của Liên Thùy hơn chục lần mà vẫn không cầm nổi nước mắt. Tôi cảm nhận được sự day dứt không được chăm sóc cho bố mẹ già. Tôi hiểu cái cảm giác lấy chồng xa cô đơn dường nào. Tôi biết cảnh “đơn phương độc mã” sống trong gia đình nhà chồng của bạn. Nói thiệt, tôi khâm phục bạn nhiều lắm!
Bạn đem những dấu ấn quan trọng trong cuộc sống hôn nhân để chia sẻ qua dòng nhật ký. Bạn biết, còn rất lâu hoặc chẳng bao giờ bố mẹ đẻ bạn đọc được những tâm sự này. Nhưng bạn vẫn viết, dòng chữ thay lời muốn nói. Bạn rất thành thực và sống nội tâm nữa. Tôi quý bạn rồi đấy.
Lấy chồng xa, chúng ta nợ bố mẹ đẻ mà không thể đáp đền. Sinh con ra, bố mẹ cũng chẳng mong có ngày được con gái con rể báo hiếu đâu. Thấy con cái sống hạnh phúc là niềm an ủi tuổi già lớn nhất của bố mẹ rồi.
Tôi biết Liên Thùy là con một nên cảm giác bất hiếu đè nặng bạn lắm. Bạn hãy cố chăm sóc tốt cho con trai mình, cố gắng sống hạnh phúc. Đó chính là bạn đã trả được cái nợ đồng lần rồi đấy. Chúng ta vay của bố mẹ để trả cho con cái.
Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại, Liên Thùy còn khá may mắn. Dù bố mẹ đẻ bạn đã có tuổi mà vẫn yêu thương, chăm sóc cho nhau. Bạn còn có cơ hội đưa con về thăm ông bà ngoại. Hạnh phúc vẫn hiển hiện, dù không thật chói lóa.
Còn tôi cũng mang phận lấy chồng xa. Nhưng không phải xa quê mà là xa xứ. Tôi đã sang lao động ở Nhật suốt 5 năm và nên duyên với một anh chàng bản xứ ở Tohoku. Giờ chúng tôi đã có hai mặt con xinh xắn lắm. Tôi hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình.
Từ ngày sang xứ hoa anh đào, tôi đã gửi gần như toàn bộ số tiền kiếm được về cho bố mẹ đẻ ở nhà. Tôi muốn giúp bố mẹ xây được căn nhà khang trang, các em tôi được ăn học nên người. Thôi thì đời tôi đã khổ, đành chịu, song cuộc sống của những người trong gia đình tôi sẽ được sang trang mới vậy.
Ai ngờ, có tiền, gia đình tôi lại gặp phải biến cố đau lòng. Bố tôi cầm tiền trong tay đã trở nên quái tính. Ông quát nạt và chê bai vợ mỗi ngày. Tệ hơn, ông còn dẫn người đàn bà khác về ra mắt các con.
Hai em tôi về hùa với bố để được chu cấp tiền tiêu xài. Thậm chí thằng em đốn mạt của tôi còn đánh đuổi mẹ về quê. Nó bảo: “Trông mẹ quê mùa quá về quê sống mới hợp. Cố ở đây làm gì”.
Nghe mẹ gọi điện báo tình hình mà tôi khóc không cầm nổi nước mắt. Mẹ bảo giờ không tiền, không nhà, mẹ đành về ở nhờ nhà cậu mợ. Tôi toan gửi tiền về biếu mẹ, nhưng bà từ chối.
Mẹ bảo: “Con lấy chồng xa nhà. Cứ cất tiền trong túi phòng lúc ốm đau còn có để chi dùng”. Tôi chưa kịp thương mẹ mà bà đã kịp thương con gái. Nước mắt tôi lại càng đầm đìa.
Tôi tức giận gọi điện về cho gia đình. Bố tôi lớn tiếng bảo: “Tao là bố mày. Một nửa máu mày là của tao cho. Giờ mày về phe mẹ mà gạt bố có phải không. Có tiền rồi thì mày làm vương làm tướng trong nhà chứ gì?”.
Tôi rủ các em lên mạng chat để khuyên giải các em. Chúng cứ ậm ừ cho qua chuyện. Tôi biết những lời mình nói chỉ như “nước đổ lá khoai”. Tôi lên nước mặc cả: “Hoặc là các em có người chị này thì mau về quê xin lỗi mẹ hoặc đừng coi có bà chị này nữa”.
Ít lâu sau, bố tôi đã một mực ra tòa ly hôn mẹ rồi dẫn người đàn bà đã ly dị chồng về sống cùng. Bà ta ngang nhiên gọi điện cho tôi nói lời ngon ngọt rồi vòi của. Tôi khinh rẻ hạng người đó nên chỉ nói xã giao mấy câu rồi cúp máy.
Tôi đã gửi tiền về cho cậu mợ ở quê nhờ xây cho mẹ tôi căn nhà mới ở sát nhà cậu mợ. Có người thân sống cạnh sẽ giúp mẹ tôi lúc tuổi già ốm đau. Cậu mợ nói mẹ tôi chỉ có một mong ước được gặp mặt con gái và cháu ngoại. Song các con tôi còn đang nhỏ quá, đi xa không tiện.
Tối hôm trước, chồng tôi tiến lại lau nước mắt cho vợ. Anh ngạc nhiên dò tìm lý do khiến tôi khóc. Tôi kể cho anh nghe cảnh gia đình thiếu thốn vật chất song lúc nào cũng ắp đầy tình cảm của mình trước đây. Tôi nghẹn đắng họng không dám kể cho chồng nghe về hiện tại nhà ngoại.
Cuộc sống không tiền thì khổ trăm bề, song có tiền cũng đâu khiến cho con người ta hạnh phúc. Tôi ở đây làm ra tiền nhưng lại biến thành người con bất hiếu chẳng thể níu kéo được cuộc hôn nhân của bố mẹ, chẳng dạy dỗ được các em. Nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa xứ này cứ ngày càng nặng thêm.
Theo Pháp Luật Xã Hội
-
25 phút trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
47 phút trướcKhông hiểu người sử dụng "đối phó" với chiếc giường này như thế nào.
-
1 giờ trướcKhá nhiều trụ cột ở đội 1 của tuyển Indonesia có thể xuất hiện ở đội hình xuất phát khi chạm trán tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
-
5 giờ trướcTác phẩm nghệ thuật ý niệm mang tên "Comedian" (Diễn viên hài) với một quả chuối được dán băng dính lên tường vừa được bán cho một đại gia Trung Quốc với giá 156 tỷ đồng.
-
16 giờ trướcKhông hổ danh chồng quốc dân mỗi lần xuất hiện đều khiến dân mạng xuýt xoa.
-
18 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
19 giờ trướcMột khu phố ở Nepal trở nên náo loạn khi một con tê giác rất to xuất hiện và hùng hục đuổi theo người đang đi xe máy trên đường, khiến người này phải quăng cả xe mà bỏ chạy. Đoạn video tê giác đuổi người đã được xem gần 183 triệu lượt, nhiều cư dân mạng nói họ cũng “thót tim” khi nhìn cảnh này.
-
20 giờ trướcBị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
-
21 giờ trướcHồng Thanh và bạn gái mới đang bị bàn tán xôn xao sau khi công bố chuyện tình cảm.
-
22 giờ trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
23 giờ trướcPhía nhãn hàng phản hồi Tun Phạm đọc sai tên thương hiệu trong clip booking quảng cáo sản phẩm nên mong muốn nam TikToker thực hiện lại clip. Thế nhưng, thay vì đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng, trợ lý của Tun Phạm lại khiến nhiều người bất ngờ vì thẳng thừng từ chối.
-
23 giờ trướcMột người phụ nữ không khai báo một số món đồ trong hành lý của mình tại sân bay ở Singapore, bao gồm mấy con búp bê Labubu, đã bị Hải quan Singapore phạt mức cao nhất, đến gần 100 triệu đồng.
-
1 ngày trướcKhông ai tin rằng có một ngày Hoàng tử William của Hoàng gia Anh lại xuất hiện trên TikTok. Video có William đã được xem hơn 4 triệu lượt chỉ trong một ngày. Vì lý do gì mà William lại thực hiện video bất ngờ này?
-
1 ngày trướcHình ảnh mới của MisThy nhận được sự chú ý.
-
1 ngày trướcTham gia sự kiện về văn hóa, Lý Tử Thất tạo thiện cảm với trang phục lịch sự. Gương mặt của cô trở lại bình thường sau quãng thời gian dài phải điều trị dị ứng do nhiễm độc từ việc làm tranh sơn mài.
-
1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
1 ngày trướcĐây là những khoảnh khắc đang được netizen lan truyền chóng mặt trên MXH.
-
1 ngày trướcĐúng ngày 20/11 và cũng nhân dịp sinh nhật mình, cô giáo nổi tiếng MXH thông báo tin vui đến mọi người.
-
1 ngày trướcTrào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
Tin tức mới nhất
-
23 phút trước
-
47 phút trước
-
55 phút trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước