Anh! Em đã về!
Cánh cổng mở ra, hương hoa thoang thoảng đánh thức khứu giác tôi. Một khu vườn nho nhỏ. Những chậu hoa xếp ngay ngắn trước thềm nhà.
Bước chân vào nhà, không khí ẩm mốc làm tôi khó chịu. Đặt chiếc va li xuống sàn gạch, tôi mở tất cả cửa sổ đón ánh nắng vào nhà.
Sau những chuyến đi xa nhiều ngày, trở về ngôi nhà tôi lại mang rất nhiều cảm súc. Nhà là bến đỗ bình yên của mỗi người nhưng với tôi nó là chỗ dựa tinh thần là động lực giúp tôi có thể tiếp tục sống. Nhìn vết sẹo dài nằm ngang trên cổ tay không ai nghĩ một cô gái luôn tràn đầy sức sống như tôi có lúc tìm đến cái chết. Ngày nhận được tin báo tử của anh cuộc sống như sụp đổ trước mắt tôi. Anh đi mang theo tất cả niềm tin, hi vọng và hạnh phúc của tôi.
Ngày không anh tôi biết sống sao đây?
Tôi ngây người nhìn bức ảnh cũ. Không dám đối mặt với hiện thực tàn khốc tôi tự giam mình trong kí ức xưa cũ. Bạn bè xung quanh vô cùng lo lắng nhưng giờ đây tôi chỉ một lòng muốn đi theo anh vì chỉ có bên anh tôi mới cảm thấy hạnh phúc. Lấy con dao tự cắt mạch cổ tay, máu không ngừng tuôn ra, hai mí mắt ngày càng nặng trĩu cho đến khi trìm vào bóng tối. Tôi biết ngày gặp được anh không còn xa nữa.
Mở mắt ra mọi thứ xung quanh tôi đều là màu trắng. Đây là thiên đường sao? Một người có quá khứ đầy tội lỗi như tôi có được lên thiên đường gặp anh không? Tiếng nói chuyện làm tôi thức tỉnh, tôi vẫn còn sống vẫn phải chịu đựng những ngày tháng đau khổ không hồi kết đó sao. Bên giường bệnh hai người bạn của tôi đang nhìn tôi với ánh mắt phức tạp và một người đàn ông trung niên khoảng 60 tuổi. Tôi đang thắc mắc là ai thì ông ấy đã lên tiếng.
- Tôi là Thào chỗ bác sĩ Tuấn công tác. Tôi rất biết ơn bác sĩ Tuấn đã cứu con gái tôi trong trận lũ mấy ngày trước vì vậy bác sĩ Tuấn mất mạng. Tôi thành thật chia buồn với gia đình.
- Còn đây là đồ bác sĩ Tuấn để lại. Bên trong có một chiếc hộp bác sĩ Tuấn đặt làm riêng tặng vợ.
Tôi cầm chiếc dây chuyền bạc trong tay tôi vỡ òa trong nước mắt. Những giọt nước mắt đầu tiên kể từ ngày anh ra đi. Anh thật vĩ đại còn tôi quá nhỏ bé và ích kỉ chỉ biết tìm đến cái chết. Tôi phải sống, sống để đi tiếp con đường mà anh đã đi làm tiếp công việc mà anh đang làm.
Cánh cổng mở ra, hương hoa thoang thoảng đánh thức khứu giác tôi. Một khu vườn nho nhỏ. Những chậu hoa xếp ngay ngắn trước thềm nhà.
Bước chân vào nhà, không khí ẩm mốc làm tôi khó chịu. Đặt chiếc va li xuống sàn gạch, tôi mở tất cả cửa sổ đón ánh nắng vào nhà.
Sau những chuyến đi xa nhiều ngày, trở về ngôi nhà tôi lại mang rất nhiều cảm súc. Nhà là bến đỗ bình yên của mỗi người nhưng với tôi nó là chỗ dựa tinh thần là động lực giúp tôi có thể tiếp tục sống. Nhìn vết sẹo dài nằm ngang trên cổ tay không ai nghĩ một cô gái luôn tràn đầy sức sống như tôi có lúc tìm đến cái chết. Ngày nhận được tin báo tử của anh cuộc sống như sụp đổ trước mắt tôi. Anh đi mang theo tất cả niềm tin, hi vọng và hạnh phúc của tôi.
Ngày không anh tôi biết sống sao đây?
Tôi ngây người nhìn bức ảnh cũ. Không dám đối mặt với hiện thực tàn khốc tôi tự giam mình trong kí ức xưa cũ. Bạn bè xung quanh vô cùng lo lắng nhưng giờ đây tôi chỉ một lòng muốn đi theo anh vì chỉ có bên anh tôi mới cảm thấy hạnh phúc. Lấy con dao tự cắt mạch cổ tay, máu không ngừng tuôn ra, hai mí mắt ngày càng nặng trĩu cho đến khi trìm vào bóng tối. Tôi biết ngày gặp được anh không còn xa nữa.
Mở mắt ra mọi thứ xung quanh tôi đều là màu trắng. Đây là thiên đường sao? Một người có quá khứ đầy tội lỗi như tôi có được lên thiên đường gặp anh không? Tiếng nói chuyện làm tôi thức tỉnh, tôi vẫn còn sống vẫn phải chịu đựng những ngày tháng đau khổ không hồi kết đó sao. Bên giường bệnh hai người bạn của tôi đang nhìn tôi với ánh mắt phức tạp và một người đàn ông trung niên khoảng 60 tuổi. Tôi đang thắc mắc là ai thì ông ấy đã lên tiếng.
- Tôi là Thào chỗ bác sĩ Tuấn công tác. Tôi rất biết ơn bác sĩ Tuấn đã cứu con gái tôi trong trận lũ mấy ngày trước vì vậy bác sĩ Tuấn mất mạng. Tôi thành thật chia buồn với gia đình.
- Còn đây là đồ bác sĩ Tuấn để lại. Bên trong có một chiếc hộp bác sĩ Tuấn đặt làm riêng tặng vợ.
Tôi cầm chiếc dây chuyền bạc trong tay tôi vỡ òa trong nước mắt. Những giọt nước mắt đầu tiên kể từ ngày anh ra đi. Anh thật vĩ đại còn tôi quá nhỏ bé và ích kỉ chỉ biết tìm đến cái chết. Tôi phải sống, sống để đi tiếp con đường mà anh đã đi làm tiếp công việc mà anh đang làm.
Nhìn bức tranh chân dung của anh do chính tay mình vẽ tôi thấy mình không phải là một họa sĩ tài năng. Dù sống với anh lâu như vậy nhưng tôi cũng không thể diễn tả hết thần thái và vẻ đẹp của anh qua từng nét vẽ.
Phòng vẽ của tôi là một căn phòng nhỏ nằm ở góc trái ngôi nhà. Trong phòng đặt ngổn ngang rất nhiều bức tranh vẽ bằng sơn dầu. Bên cửa sổ đặt giá vẽ, bút lông và những lọ màu nhiều màu sắc. Đặt lọ hoa xuống chiếc bàn duy nhất trong phòng, tôi cắm từng cành hoa ban đã được cắt tỉa cẩn thận vào lọ. Đây là món quà tôi dành cho anh trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng cao.
Anh rất thích hoa ban nó không đằm thắm như hoa đào, rực rỡ như hoa mai nhưng nó trắng ngần, tinh khiết vô cùng cao quý.
Nhâm nhi một tách trà hoa cúc vào mỗi buổi sáng là thói quen hằng ngày của tôi. Hương thơm của hoa cúc hòa quyện với vị ngọt của cam thảo làm tâm hồn ta thư thái bớt căng thẳng mệt nhọc. Đặt tách trà xuống bàn vẽ tôi bắt đầu đưa những nét vẽ đầu tiên.
Một buổi chiều ở vùng cao. Nắng vàng bớt gay gắt, mặt trời chỉ còn lấp ló sau những ngọn núi. Tiếng cười đùa vui vẻ của những đứa trẻ vang xa theo chiều gió.
Tôi thấy một cô bé ngồi một mình trên mỏm đá xem các bạn chơi đùa.Đôi mắt của cô bé ấy rất cô đơn, khát vọng nhìn bạn bè xung quanh. Sự lạc lõng của cô bé làm tôi chạnh lòng.
- Sao em không ra chơi cùng các bạn?
- Em không thể!
Cô bé cúi đầu xuống. Hẳn là một cô bé nhút nhát.
- Sao vậy?
- Vì bạn ấy bị bệnh cô ạ.
Một cô bé khác lanh chanh trả lời câu hỏi của tôi.
- Em bị bệnh gì vậy?
- Bệnh tim ạ.
Cô bé cúi càng thấp hơn. Sự mặc cảm, tự ti với bệnh tật làm cô bé không thể hòa đồng với các bạn cùng trang lứa.
- Nếu có chú bác sĩ ở đây, nhất định chú bác sĩ sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn Mai.
Tất cả bọn trẻ mắt đều sáng lên khi nhắc tới thần tượng.
- Chú bác sĩ là giỏi nhất. Nhưng không thấy chú bác sĩ đến nữa rồi.
Mặt bọn trẻ sụ xuống khi nói câu cuối cùng. Có phải là anh không ? Thật sự anh đã từng đi qua nơi đây sao ? Nhìn bọn trẻ buồn tôi không dành lòng nói sự thật.
- Không phải như vậy tại chú bác sĩ không biết thôi. Chúng ta phải viết thật nhiều thư gửi đến chú bác sĩ nhất định chú bác sĩ sẽ giúp bạn Mai hết bệnh.
- Thật không ạ!
Tiếng đồng thanh của bọn trẻ vang lên. Từng lá thư được viết ra, những nguyện vọng, mơ ước của bọn trẻ bay xa theo cánh diều.
Em thấy mình thật vô dụng. Nếu có anh ở đây thật tốt, anh nhất định có thể chữa khỏi bệnh cho cô bé Mai.
- Em đừng quá buồn. Những bất hạnh trên đời thì quá nhiều còn khả năng của con người luôn có hạn.
- Em còn chưa nói hai người đó ngày lễ tình nhân không đi chơi với nhau lại đến nhà em làm gì?
- Tại mình có món ăn mới muốn cậu thử thôi.
Tôi biết họ sợ tôi thấy cô đơn. Có được những người bạn như vậy tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
- Những bức tranh em vẽ rất có hồn. Phong cách vẽ của em cũng thay đổi rồi.
- Con người thay đổi nên cũng ảnh hưởng đến cảm xúc vẽ tranh.
Nếu không có anh thì giờ đây tôi vẫn chỉ là một cô gái thực dụng. Luôn theo đuổi những thứ phù hoa bằng con đường bất chính, lợi dụng chính bạn thân của mình. Anh cho tôi thấy cuộc đời này vẫn còn rất nhiều thứ đáng để ta trân trọng. Biết cho đi là đáng quý.
- Em vẫn nợ anh một lời xin lỗi.
- Anh nhận lời xin lỗi của em. Nhưng bây giờ anh rất muốn em cùng em tổ chức triển lãm chỉ vì những bức tranh của em đủ tiêu chuẩn vậy thôi.
- Tranh của em có thể mang đi triển lãm sao? Không phải còn rất nhiều thiếu sót sao?
- Không bây giờ đủ rồi. Em đã biết đặt tình cảm của mình vào những bức tranh và biết trân trọng nó.
Giờ tôi mới nhận ra thứ mình còn thiếu lại quan trọng đến vậy. Bên anh tôi đã tự hoàn thiện bản thân.
Tổ chức triển lãm tôi có thể giúp đỡ cô bé Mai và rất nhiều người đang cần giúp đỡ. Tôi thực sự đang đi chung một con đường với anh, làm những việc anh đã từng làm và quan trọng hơn mỗi khi giúp đỡ người khác tôi lại cảm thấy vô cùng vui vẻ.
Có anh là niềm hạnh phúc trong cuộc đời em.
Theo Blog Radio