Vua Khang Hy là một vị vua có nhiều hậu phi nhất trong triều Thanh với 55 người vợ chính thức và 53 người con. Ông được đánh giá là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hy Đại đế.

Hình tượng vua Khang Hi trong phim ảnh

Trong bộ phim Hậu Cung Như Ý Truyện, các nhà sản xuất phim đã vô cùng táo bạo khi chiếu cảnh màn “thị tẩm tập thể” của vua Càn Long. Mặc dù màn thị tẩm khi lên phim với các tình tiết khá nhẹ nhàng và số lượng từ 5 phi tần trong kịch bản đã cắt giảm còn 4 vị nương nương, nhưng cũng khiến khán giả bất ngờ về vị vua này. Thế nhưng, độ phóng đãng của Càn Long vẫn chưa là gì khi so sánh với ông nội Khang Hy Đại Đế - người mà Càn Long vô cùng kính trọng.


Vua Khang Hy trong phim Bộ Bộ Kinh Tâm do Lưu Tùng Nhân đóng.

Hình tượng vị vua phong lưu, đa tình Khang Hy được thể hiện rõ trong các bộ phim cung đấu như Bộ Bộ Kinh Tâm, Cung Tỏa Tâm Ngọc. Tuy trong phim vua Khang Hy không phải nhân vật chính nhưng khán giả có thể thấy dàn hậu cung và hoàng tử nhiều nhất trong lịch sử.

Trong phim Bộ Bộ Kinh Tâm, nam diễn viên Lưu Tùng Nhân đóng vai vua Khang Hy. Vị vua này có tổng cộng 55 người con, 54 con ruột và 1 con con nuôi – dưỡng nữ Cổ Luân Thuần Hi Công chúa. Trong 55 người con ruột, ngoại trừ các công chúa và những hoàng tử chết yểu, chỉ có 20 người con trai sống đến tuổi trường thảnh dưới thời Khang Hy.

Trong phim, hoàng tử Dận Nhưng do Trương Lôi đóng là con của Hiếu Thành Nhân Hoàng Hậu. Đây cũng là hoàng tử đích tôn duy nhất của Khang Hy nên được phong làm Thái tử từ nhỏ. Tuy nhiên, do Dận Nhưng đạo đức kém, tính tình xấu xa lại đam mê tửu sắc quá đà nên hai lần bị hoàng đế phế bỏ ngôi vị thái tử.

Bởi vua Khang Hy đông con nên đã dẫn đến nhiều hậu họa mà khủng khiếp nhất là sự kiện "Cửu tử đoạt đích" - 9 người con trai giành nhau ngai vàng trong một đêm. Bộ phim Bộ Bộ Kinh Tâm đã phản ảnh rất chân thực về sự kiện lịch sử này. Trong đó, Ngô Kỳ Long thủ vai hoàng tử thứ 4 của vua Khang Hy, người đã giành được hoàng vị trong cuộc tranh đấu "Cửu long đoạt đích" và lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Ung Chính.

Khang Hy nổi tiếng là vị vua phong lưu, đa tình nhưng cũng là bậc minh quân. Đối với phi thiếp thì vị hoàng đế này luôn thể hiện tình cảm chân thành. Sinh thời ông hay đi vi hành, mỗi khi đến một địa phương nào thì ông đều cho người gửi những đặc sản của nơi đó về cho những ái phi ở hậu cung. Dù xung quanh vua Khang Hy có rất nhiều giai nhân tuyệt sắc nhưng ông vẫn rất tỉnh táo khi nói đến những chuyện quốc gia đại sự.

Bộ phim Khang Hy Vi Hành do Trung Quốc sản xuất đã phản ánh những vấn đề đó một cách hấp dẫn và sinh động. Thông qua đó, phim làm nổi bật sự thông minh và đầy bản lĩnh của vua Khang Hy trong việc giải quyết và xử lý tình huống cũng như việc xử phạt nghiêm minh những tham quan làm hại dân lành.

Vị vua "lắm thê thiếp" nhất trong lịch sử

Vì có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử nên hậu cung của vua Khang Hy cũng rất đông đảo. Vị vua này có 4 hoàng hậu, 3 hoàng quý phi, 1 quý phi và 11 phi. Trong đó có 9 vị phi tử được mệnh danh là "Cửu phi liên châu" của Khang Hy đều mười phân vẹn mười và nổi tiếng trong dân gian, bao gồm: Tuệ phi, Bình phi, Lương phi, Vinh phi, Tuyên phi, Thành phi, Huệ phi, Thuận Ý Mật phi, Thuần Dụ Cần phi. Ngoài ra. vị đại đế này còn có 10 phi tần, 15 quý nhân, 4 thứ phi, 9 thường tại, 9 đáp ứng, trong đó có 55 người đã mang thai.


Vua Khang Hy có thể "thị tẩm" 9 phi tần trong một đêm. (Ảnh minh họa).

"Cửu phi liên châu" ý nói Khang Hy có thể sủng hạnh liên tiếp cả 9 phi tần trong cùng một đêm. Ngoài ra còn có "Bát tần lâm ngự" cũng mang ý nghĩa tương tự. Thanh triều từng đặt ra rất nhiều điều luật khắt khe liên quan tới cuộc sống "chăn gối" của nhà vua. Tuy nhiên, vua Khang Hy đã “lách luật” bằng cách xây dựng nhiều hành cung bên ngoài để tránh né phạm vi quản lý thuộc về Kính Sự phòng.

Điều đặc biệt tiếp nữa chính là trong hậu cung của Hoàng đế Khang Hy có không ít cặp chị em ruột. Hoàng đế thu nạp những cặp chị em này không vì sở thích đặc biệt nào mà chỉ vì nguyên nhân chính trị, tất cả đều vì quyền lực của hoàng tộc.


Long thể của Khang Hy Đại Đế sa sút do những cuộc hưởng lạc chốn hậu cung.

Tuy nhiên do quá phóng túng và đa tình, vua Khang Hy cũng nhận về không ít hậu quả, rõ ràng nhất phải nói đến tình trạng sức khỏe của ông. Do hậu cung quá nhiều phi tần, hoàng đế lại thị tẩm nhiều người một đêm khiến sức lực không khỏi hao tổn. Từ năm 1717, long thể của Khang Hy đã bắt đầu có những dấu hiệu sa sút, suy nhược, thường xuyên lâm bệnh. Tuy nhiên, những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe vẫn không đủ để ông giảm tần suất của những cuộc hưởng lạc chốn hậu cung.

Năm 1718, khi Khang Hy 64 tuổi, Trần Quý nhân hạ sinh tiểu a ca thứ 35 tên Dận Viên. Tuy nhiên tiếc rằng, vị a ca này sau khi sinh đã yểu mệnh qua đời. Kết cục đau thương của hoàng tử này có liên quan nhất định tới thể trạng vốn đã suy nhược vì tổn thương tinh khí của Khang Hy.

Theo Dân Việt