Bí ẩn của Barsa-Kelmes

Nằm trong vùng biển Aral rộng lớn, Barsa-Kelmes từng là hòn đảo lớn nhất trong khu vực này. Hòn đảo dài 23 km và rộng 7 km, với địa hình khô cằn và cây cối thưa thớt.

Sự cô lập về địa lý và điều kiện khắc nghiệt khiến nó trở thành một nơi không thể ở được đối với con người, góp phần tạo nên sự bí ẩn và những câu chuyện dân gian xung quanh nó.

Tuy nhiên, số phận của hòn đảo gắn liền với biển Aral, nơi có mực nước biển bị rút đi đáng kể trong những năm qua.

Khi biển thu hẹp lại, Barsa-Kelmes mở rộng ra, cuối cùng trở thành một bán đảo rồi hòa vào thảo nguyên rộng lớn của Kazakhstan. Ngày nay, hòn đảo từng bị cô lập này là một phần hoang vắng của vùng biển Aral khô cằn.

Vì sao Barsa-Kelmes lại là hòn đảo một đi không trở lại?-1

Bản đồ năm 1853 về biển Aral và đảo Barsa-Kelmes. Những người đầu tiên tới đảo định cư là người Kazakhstan. Họ mang đồ đạc, gia súc tới đảo sinh sống, nhưng nhiều năm sau đó, tất cả đều chết. Có điều vì sao họ chết, chết như thế nào cho đến nay vẫn là bí ẩn.

Truyền thuyết về Barsa-Kelmes

Barsa-Kelmes luôn chìm trong những truyền thuyết và câu chuyện rùng rợn. Theo tiếng Kazakhstan, tên của hòn đảo này có nghĩa là "vùng đất một đi không trở lại", và cái tên này cũng được bắt nguồn từ những câu chuyện dân gian cổ xưa của người dân địa phương.

Người Kazakh bản địa trong khu vực có những câu chuyện về cả gia đình biến mất trên hòn đảo này mà không để lại một dấu vết nào, hay những câu chuyện kể về các đoàn lữ hành và các nhóm người biến mất một cách bí ẩn sau khi đến hòn đảo...

Truyền thuyết địa phương cũng kể về những sinh vật kỳ lạ sống trên đảo. Từ những con rắn biển khổng lồ cho đến những sinh vật quái dị với chiếc cổ dài, những câu chuyện này càng khiến cho mọi người nghĩ rằng Barsa-Kelmes là một nơi cần tránh xa.

Nhưng câu chuyện khác lại kể rẳng có một con thằn lằn thời tiền sử sinh sống trên đảo và nó sẽ ăn thịt những linh hồn bất hạnh được tìm thấy ở Barsa-Kelmes.

Vì sao Barsa-Kelmes lại là hòn đảo một đi không trở lại?-2

Có những câu chuyện cho rằng hòn đảo nay là nơi sinh sống của những sinh vật kỳ lạ như đến từ hành tinh khác. Người dân địa phương nói rằng họ đã nhìn thấy những con chim khổng lồ bay quanh đảo, những con rắn biển to lớn, những con thằn lằn biết bay hay những “quái thú” cổ dài…

Kể từ cuối những năm 1950, đã có những báo cáo về những sự kiện kỳ lạ xảy ra tại hòn đảo này. Theo Planetamaldek, một bài báo xuất bản năm 1959 kể về cuộc chạm trán với một con thằn lằn bay còn sống.

Hay bức thư của thợ máy tàu Timur Dzholdasbekov, được viết vào cuối những năm 1980, mô tả cách ông phát hiện ra "một loại căn cứ quân sự nào đó" trong chuyến đi đến đảo, tuy nhiên khi anh ấy quay lại hòn đảo này vào ngày hôm sau, dường tư tòa nhà bí ẩn đó đã biến mất.

Năm 1991, một đoàn thám hiểm khoa học lớn đã lên kế hoạch đổ bộ lên hòn đảo này, nhưng Liên Xô đã sụp đổ, khiến các kế hoạch này phải dừng lại.

Vì sao Barsa-Kelmes lại là hòn đảo một đi không trở lại?-3

Theo truyền thuyết địa phương, vào thế kỷ 13, những người sinh sống trên hòn đảo Barsa-Kelmes buộc phải rời đi nơi khác để tránh sự tàn sát của quân Mông Cổ.

Sau một thời gian ngắn, họ trở lại hòn đảo và ngạc nhiên vì quanh cảnh thay đổi tựa như hàng chục năm đã qua. Họ quyết định chuyển đến nơi khác định cư khiến nơi đây trở thành một hòn đảo hoang

Barsa-Kelmes, được gọi là "Tam giác Bermuda" của Trung Á

Những điều kỳ lạ và không thể giải thích được trên hòn đảo này không chỉ dừng lại ở những truyền thuyết cổ xưa. Trong nửa sau của thế kỷ 20, nơi đây được coi là "mảnh đất màu mỡ" cho các thuyết âm mưu hiện đại.

Các báo cáo về hoạt động huyền bí, bao gồm các vụ tai nạn máy bay bí ẩn và nhìn thấy UFO, đã biến hòn đảo này thành "Tam giác quỷ Bermuda" của riêng Trung Á.

Các ấn phẩm như tạp chí Liên Xô "Tekhnika Molodyozhi" cũng xuất bản những câu chuyện hấp dẫn về hòn đảo trong thời gian này, bao gồm những câu chuyện về sự biến dạng thời gian, la bàn bị trục trặc và những lần nhìn thấy UFO.

Những câu chuyện này cũng thường được kể lại bởi các ngư dân địa phương, và điều này càng khơi dậy niềm đam mê của công chúng với Barsa-Kelmes.

Vì sao Barsa-Kelmes lại là hòn đảo một đi không trở lại?-4

Hòn đảo Barsa-Kelmes từ trước tới nay vẫn luôn ấm hơn các hòn đảo lân cận vào mùa đông. Nhưng riêng năm 1959, hòn đảo phải trải qua một mùa đông lạnh giá và khắc nghiệt chưa từng có.

Lúc này, một số người sống gần hòn đảo nghĩ rằng Barsa-Kelmes sẽ là nơi lý tưởng để dự trữ và bảo quản thực phẩm cho mùa xuân tới. Họ thành lập một đội những đàn ông khỏe mạnh, mang thức ăn và thực phẩm cần dự trữ tới đảo.

Nhưng mùa đông qua đi, mùa xuân đã tới, những người này vẫn không quay về.

Barsa-Kelmes của hiện tại

Ngày nay, Barsa-Kelmes không còn là một hòn đảo biệt lập, thay vào đó cảnh quan của nơi đây đã được thay thế bằng một sa mạc khô cằn, nơi sinh sống của bọ cạp, nhện và rắn.

Bất chấp sự biến đổi mạnh mẽ của địa hình, người dân địa phương vẫn gọi nơi này là một "hòn đảo". Barsa-Kelmes, mặc dù không còn ở dạng ban đầu, nhưng vẫn là một nơi có ý nghĩa nhất định trong ý thức địa phương. 

Vì sao Barsa-Kelmes lại là hòn đảo một đi không trở lại?-5
Khu bảo tồn thiên nhiên Barsa-Kelmes (thành lập năm 1939), nơi trú ẩn của động vật hoang dã trên đảo Barsa-Kelmes

Theo Phụ nữ Việt Nam